Đằng sau chính sách ưu tiên tuyển sinh ‘người nhà’ của Harvard

Trong nhiều thế kỷ,Đằngsauchínhsáchưutiêntuyểnsinhngườinhàcủkết quả tỷ số bóng đá ngoại hạng anh Harvard là “bến đỗ” của các nhà lãnh đạo tương lai của nước Mỹ, từ Tổng thống thứ 26 Teddy Roosevelt đến ông trùm truyền thông Mark Zuckerberg. Khả năng của ngôi trường lâu đời nhất ở Mỹ trong việc đưa sinh viên lên đỉnh cao tri thức đã khiến việc tuyển sinh trở nên cực kỳ cạnh tranh. 

Tuy nhiên, cách thức chọn ai giành được tấm vé vàng đang gây tranh cãi. Đầu năm 2023, một quyết định mang tính bước ngoặt của Tòa án Tối cao đã khẳng định: việc Harvard và các trường đại học khác ưu tiên tuyển sinh cho các nhóm thiểu số bị xem là bất hợp pháp. 

Từ đó, một thực trạng cũng được hé lộ: đó là ngôi trường danh tiếng này đã ưu tiên cho con em, họ hàng của các cựu sinh viên, theo BBC News.

harvard 1.jpg
Các nhà lập pháp Mỹ đang muốn ngăn chặn chính sách tuyển sinh ưu tiên của Harvard, chỉ trích nó đang kéo dài tình trạng bất bình đẳng.

Chính sách này, được gọi với cái tên “tiếp nhận di sản” (legacy admissions), được thực hiện bởi hàng chục trường đại học hàng đầu của Mỹ, bao gồm 8 trường trong hệ thống Ivy League, cũng như nhiều trường đại học công lập và tư thục ưu tú khác. 

Chính sách này mang hàm ý, nếu một người họ hàng gần theo học tại trường đại học đó, người đó có thể được ưu tiên hơn những ứng viên có trình độ tương tự nhưng cha mẹ và họ hàng của họ không sở hữu được lợi thế tương đương.

Nguồn gốc của chính sách này xuất phát từ đầu thế kỷ 20, khi các trường đại học muốn giữ cho các định chế của họ nằm dưới tầm với của dân số nhập cư đến Mỹ ngày càng gia tăng. Mặc dù cam kết hiện nay về một sự đa dạng và công bằng rộng lớn hơn, nhưng việc tuyển sinh mang tính ưu tiên này tại Harvard vẫn tồn tại.

Lập luận bảo vệ, Harvard tuyên bố chính sách "giúp gắn kết mối liên kết mạnh mẽ giữa ngôi trường và các cựu sinh viên", kéo dài cả xuyên thế hệ.

Trường cũng đề cập sự "hỗ trợ hào phóng" từ thế hệ cựu sinh viên giúp việc hỗ trợ tài chính mang tính khả thi để tạo nên sự đa dạng và xuất sắc, theo một bản báo cáo Harvard công bố năm 2018.

Với số tiền tài trợ 50 tỷ USD, Harvard là trường đại học nhận được khoản tài trợ lớn nhất trên thế giới. Oxford và Cambridge, không áp dụng việc tuyển sinh viên mang tính ưu đãi này, nhận được nguồn tiền tài trợ khoảng 7 tỷ USD.

Bóng đá
上一篇:Soi kèo góc AS Monaco vs Aston Villa, 0h45 ngày 22/1
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Shahaniya vs Al Khor, 20h30 ngày 22/1: Tin vào cửa dưới