Khi đi tới trước cửa hầm Kim Liên thì chiếc ô tô từ từ dừng lại rồi bất thình lình cho xe leo qua dải phân cách giữa để lên đường Đại Cồ Việt (Hà Nội).

Khi đi tới trước cửa hầm Kim Liên thì chiếc ô tô từ từ dừng lại rồi bất thình lình cho xe leo qua dải phân cách giữa để lên đường Đại Cồ Việt (Hà Nội).
Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Ảnh: IT).
Không có sự đồng ý của các thành viên
Sau khi Luật Đất đai 2024 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/8, các vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được nhiều người quan tâm. Một trong những thay đổi trong luật này là không còn công nhận sổ đỏ đã cấp cho hộ gia đình.
Khoản 4 Điều 256 Luật Đất đai 2024 nêu rõ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp cho đại diện hộ gia đình trước ngày 1/8, nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì được cấp đổi và ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất.
Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do các thành viên này tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trên thực tế, việc một người trong hộ gia đình (trước đây là chủ hộ) tự ý chuyển nhượng cho người khác khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của các thành viên hộ gia đình sử dụng đất khác diễn ra khá phổ biến.
Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định người có tên trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu chưa có sự đồng ý của các thành viên có chung quyền sử dụng đất bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực mà chuyển nhượng đất hộ gia đình cho người khác thì thành viên khác có quyền lấy lại quyền sử dụng đất của mình.
Tự ý chuyển nhượng là tài sản chung của vợ chồng
Theo khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc chuyển nhượng nhà đất là tài sản chung của vợ chồng phải có sự đồng ý bằng văn bản. Trường hợp vợ, chồng tự ý chuyển nhượng thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Hợp đồng không được công chứng hoặc chứng thực
Luật Đất đai 2024 quy định hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Nghĩa là, nếu hợp đồng không có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật thì việc chuyển nhượng đó không có hiệu lực, trừ khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Nghĩa là, chỉ có quyền đòi lại nếu một bên hoặc các bên chưa thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch. Trường hợp đất đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đã trả ít nhất 2/3 số tiền theo thỏa thuận thì không yêu cầu Tòa tuyên vô hiệu do vi phạm hình thức để lấy lại đất.
" alt=""/>5 trường hợp có quyền "đòi lại" đất đã bán bằng giấy viết tayVới tốc độ đô thị hóa nhanh, các thành phố lớn tại Việt Nam ngày càng thiếu những mảng xanh của thiên nhiên. Việc mất không gian xanh, khí thải gia tăng, nhiệt độ tăng cao, ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng cuộc sống tại các đô thị.
Dự án văn phòng này được thiết kế bởi kiến trúc sư Phạm Hữu Sơn, triển khai tại tỉnh Khánh Hòa, hướng tới mục tiêu xanh hóa trong kiến trúc đô thị tại Việt Nam.
Chủ đầu tư dự án đưa ra yêu cầu quy hoạch văn phòng thành 2 khu vực.
Một là khu vực làm việc linh hoạt cho nhân viên và nơi tiếp khách. Hai là khu vực nhà mẫu cho khách hàng trải nghiệm với đầy đủ tiện nghi từ phòng ngủ, bếp cho đến phòng tắm.
Ngăn cách giữa 2 khu vực là một cây xoài lớn. Cây xoài này có sẵn trên khu đất và yêu cầu được bảo tồn nguyên hiện trạng.
Các kiến trúc sư bố trí một bể chứa nước ngầm để dự trữ nước mưa chảy từ mái nhà xuống. Hệ thống gom nước mưa cũng được nối với bể cá ở sân trước.
Nước từ bể cá được lọc và bơm tự động cấp nước cho các chậu cây xanh trên mái nhà, khu vườn xung quanh. Vòng tuần hoàn giúp bảo tồn tài nguyên nước.
Điểm nhấn của dự án này là cây xanh được bố trí khắp không gian. Đặc biệt mái nhà được phủ xanh tạo bầu không khí mát mẻ cho không gian phía dưới.
Với ưu tiên xanh hóa, đội ngũ kiến trúc sư bố trí nhiều khe thông gió và cửa kính lớn giúp tản nhiệt cho căn nhà, không cần sử dụng điều hòa kể cả trong những ngày nắng nóng.
Bằng việc dùng kính lợp xen kẽ trên mái, khu vực phía dưới không cần sử dụng điện chiếu sáng vào ban ngày.
Các tấm pin mặt trời được lắp đặt phía trên mái của nhà mẫu, cung cấp năng lượng sạch cho toàn bộ văn phòng, đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững và tiết kiệm năng lượng.
Vật liệu sử dụng trong dự án là gạch không nung vốn thân thiện với môi trường.
Ảnh: ArchDaily
" alt=""/>Văn phòng công ty mọc giữa rừng cây, thân thiện môi trường tại Khánh HòaDùng nội thất trong suốt giúp căn nhà trở nên thoáng hơn (Ảnh: Pinterest).
Sơn nhà màu sáng giúp tổng thể trở nên rộng rãi hơn. Đây là cách được nhiều người áp dụng. Những bức tường màu sáng có tác dụng phản chiếu ánh sáng. Ngoài ra, hãy sơn tường nhà, trần nhà và sử dụng đồ nội thất cùng một tông màu sáng để tổng thể hài hòa, dễ chịu.
Kiến trúc sư Bùi Mến nói thêm việc sơn nhà màu trung tính sẽ giúp chủ nhà dễ sắp đặt các món đồ trang trí mà không bị rối mắt.
Nhiều người nghĩ rằng dùng những món đồ cỡ nhỏ sẽ giúp căn nhà rộng rãi hơn. Đây là suy nghĩ sai lầm. Không gian sống của bạn sẽ trở nên bừa bộn, lộn xộn nếu bạn dùng quá nhiều đồ nội thất cỡ nhỏ. Thay vào đó, hãy dùng một vài món đồ cỡ lớn để căn phòng có điểm nhấn và gọn gàng.
Muốn phòng trông rộng hơn, hãy dùng ít đồ nội thất cỡ lớn thay vì dùng nhiều đồ nội thất cỡ nhỏ (Ảnh: Pinterest).
Đừng cố đặt tất cả đồ đạc gần sát vào tường. Cách này không giúp nhà của bạn rộng hơn. Thậm chí, việc đặt đồ sát tường sẽ thu hút ánh nhìn vào bức tường, khiến tổng thể chật chội. Hãy sắp xếp đồ đạc theo bố cục trung tâm.
Còn theo trangNar Realtor, Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, bạn không nên phối quá nhiều màu sắc. Hãy đơn giản chúng. Dùng màu sơn tường đơn sắc, trung tính.
Với nội thất và phụ kiện, hãy lựa chọn tông màu sáng, đơn giản và đồng bộ. Khi tất cả các vật thể có sự tương quan giữa màu sắc, mắt của bạn sẽ tập trung nhìn rộng thay vì chỉ nhìn vào một vài món đồ.
Nếu có thể, hãy kéo rèm ra để đón ánh nắng tự nhiên vào nhà. Việc dùng rèm che khiến căn phòng tối và nhỏ hơn.
Hạn chế kéo rèm cửa, nên để ánh nắng tự nhiên vào nhà (Ảnh: Pinterest).
Cây xanh có vai trò quan trọng đối với không gian sống của bạn. Ngoài việc trồng cây ở ban công, trước cửa nhà, bạn có thể cân nhắc trồng một vài cây nhỏ trong nhà. Đừng quên lựa chọn chậu cây màu sáng, ít họa tiết để tránh rối mắt.
" alt=""/>Những cách "hô biến" để ngôi nhà trở nên rộng rãi hơn