Bác sĩ Nguyễn Thành Đô,ườiđànôngnhậpviệncấpcứusaukhicùngnhauuốngrượthể thao 24h/7 Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, cho biết ngày 8/8, đơn vị này vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân nam (trú tại Văn Quan, Lạng Sơn) vào viện trong trạng thái co giật, hôn mê sâu và ngừng thở.
Theo người nhà, trước khi vào viện, những người này sử dụng rượu ngâm rễ cây, nghi ngờ là rễ cây hồi, gia đình sử dụng để xoa bóp.
Sau đó, họ xuất hiện dấu hiệu kích thích, co giật, gọi hỏi không trả lời kèm tím tái toàn thân nên gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Thành Đô cho biết các bệnh nhân này được chẩn đoán ngộ độc cấp tính, diễn biến phức tạp, nguy cơ tử vong cao. Kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng suy đa tạng, tiêu cơ vân cấp, toan chuyển hóa nặng, tổn thương não.
Sau 3 ngày điều trị, hai bệnh nhân thoát hôn mê, dấu hiệu toan chuyển hóa hồi phục và đã được rút ống nội khí quản, nhưng tình trạng tiêu cơ vân còn nặng nề, nguy cơ suy thận tiến triển.
Theo bác sĩ Đô, thân, rễ, lá của cây hồi có chất Veranisatin, nếu sử dụng nhiều, kéo dài, đặc biệt sử dụng cùng rượu đường uống sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương các tế bào thần kinh gây hôn mê, co giật và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, người dân cần tránh sử dụng các loại thực vật không rõ nguồn gốc để ngâm rượu xoa bóp, uống, chế biến đồ ăn. Sau khi uống rượu, nếu có các triệu chứng như nôn, buồn nôn, đau bụng, đại tiện phân lỏng hay đặc biệt là hôn mê, co giật, mất ý thức, người dân phải tới ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Người phụ nữ phải đi cấp cứu sau giấc ngủ trưa dài, bật điều hòa mát lạnhSau khi ngủ từ trưa tới chiều, chị Y. phát hiện toàn bộ mặt bị lệch, không thể ăn uống bình thường. Gia đình vội vàng đưa chị đi cấp cứu.