Bi hài chuyện tháo chạy khỏi mùi rác Nam Sài Gòn
- Mong bán được nhà để thoát mùi rác nhưng không bán được,àichuyệntháochạykhỏimùirácNamSàiGòlịch thi đấu bóng đá tây ban nha cúp c1 người bán được thì chuyển đến chỗ mới lại gặp ngay trạm ép rác… là những chuyện “cười ra nước mắt” đang diễn ra với dân Nam Sài Gòn.
Nhà giàu bỏ chạy khỏi Nam Sài Gòn vì mùi thối tấn công
Thực hư chuyện bảo kê xây ‘lụi’ ở Phú Mỹ Hưng
Tránh bãi rác, gặp trạm ép rác
Bà Lê Hồng Thu (72 tuổi, ở tầng 17 chung cư Tín Phong, quận 12) ứa nước mắt nói: “Gia đình tôi trước đây sống trong căn nhà cấp 4 chật hẹp tại quận 7. Nhiều năm qua cư dân ở đó đã phải sống chung với mùi hôi thối được cho là từ bãi rác ở xã Đa Phước. Thấy chung cư Tín Phong (quận 12) có căn hộ giá rẻ, tôi đã bán nhà, cùng với tiền dành dụm cả đời, tiền của các con góp lại, mới mua được một căn hộ hơn 50m2 ở đây. Đối với tôi, ở đây như cõi thần tiên vậy, vì thoáng mát, không khí trong lành, chiều chiều đưa cháu xuống sân dạo mát, trò chuyện với những cư dân khác thật vui vẻ”.
Bà Thu suy sụp tinh thần vì chuyển nhà tránh mùi rác lại gặp trạm rác |
Tuy nhiên, niềm vui sướng vì sở hữu ngôi nhà mới đã nhường chỗ cho nỗi lo, từ khi bà Thu nghe thông tin có dự án xây trạm ép rác ngay trước chung cư Tín Phong. “Mấy tháng qua tôi cảm thấy suy sụp tinh thần, vì phải vất vả lắm mới chuyển được nhà để tránh bãi rác gây ô nhiễm, nay lại gặp phải trạm rác còn ở vị trí gần hơn.
Nhiều khi ngồi nói chuyện với mấy người phụ nữ khác về việc này, chúng tôi cứ ôm nhau khóc vì thương cho tương lai của các con. Tôi mong cơ quan chức năng sẽ xem xét đưa trạm ép rác này đi nơi khác hợp lý hơn”, bà Thu chia sẻ.
Mặc dù chính quyền quận 12 đã trấn an người dân việc xây dựng trạm ép rác kín theo công nghệ mới sẽ không ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, nhưng với người dân gần trạm rác này vẫn chưa hết lo lắng về nguy cơ ô nhiễm.
Bán tháo để trốn mùi thối cũng khó
Bà Nguyễn Lan Ngọc sinh sống ở chung cư Lacasa (quận 7) đã 5 năm nay, hiện bà đang có kế hoạch mua căn hộ ở chỗ khác, để chuyển đi vì không chịu đựng được mùi hôi thối được cho là xuất phát từ bãi rác Đa Phước. Tuy nhiên, bà cũng đang chưa biết mua ở đâu mới có thể tránh được mùi rác thối này.
![]() |
Khu vực phía nam TP ngập trong mùi rác thối |
Bà Ngọc kể. “Nhiều hôm tôi dậy sớm, rồi ngồi chờ 2 tiếng đồng hồ vẫn chưa hết mùi thối để xuống sân tập thể dục. Có khi tôi đang tập thể dục dưới sân chung cư thì mùi rác hôi thối xộc vào mũi, phải nín thở chạy lên nhà”, bà Ngọc chia sẻ.
Theo bà Ngọc, trước đây bà không ngủ được trong phòng máy lạnh nên thường mở cửa sổ để ngủ cho mát. Tuy nhiên, nhiều đêm đang ngủ bà tỉnh giấc vì mùi hôi thối xộc vào phòng. Bà phải dậy đóng cửa rồi mất ngủ luôn tới sáng. Do đó, bà đã phải tập quen dần với việc ngủ máy lạnh.
Bà Ngọc chia sẻ thêm: “Có hôm cả gia đình tôi đang ăn cơm tối, mùi thối khủng khiếp xộc thẳng vào. Cả nhà náo loạn chạy đi đóng cửa. Đóng xong rồi thì tất cả đều hết muốn ăn tiếp. Có khi tôi đang ăn sáng thì mùi hôi thối được gió thổi tới, tôi ói luôn tại chỗ. Sống thế này cực quá, tôi đang tính bán căn hộ của mình với giá rẻ rồi chuyển đi nơi khác nhưng hiện khu này khó bán vì ai cũng sợ mùi thối và cũng chưa biết đi đâu cho phù hợp”.
Có nhà đẹp nhưng nhiều khi không muốn về
Ông Nguyễn Quân (ở tầng 5, chung cư Riverside Residence, KĐT Phú Mỹ Hưng) cho biết, ông đã nhiều năm sinh sống ở trung tâm TP, phải chịu cảnh chật chội, khói bụi. Cách đây hơn 1 năm, vợ chồng ông đã mua một căn hộ chung cư Riverside Residence với giá hơn 6 tỷ đồng và chuyển về đây sinh sống.
“Chung cư Riverside Residence, nằm trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng, có 2 mặt giáp sông. Khi mua, tôi tưởng đây sẽ là nơi có không khí trong lành, không gian yên tĩnh để an hưởng tuổi già. Nào ngờ khi chuyển về sống, tôi mới biết khu vực này cũng bị ảnh hưởng của mùi hôi thối, được cho là từ bãi rác Đa Phước. Vậy là chuyển nhà để tránh khói bụi, lại gặp mùi rác thối”, ông Quân chia sẻ.
Theo ông Quân, mặc dù có nhà đẹp, mua mất nhiều tiền nhưng nhiều khi vợ chồng ông không muốn về. Bởi cứ đi đâu đó chuẩn bị về là lại lo lắng, ám ảnh không biết hôm nay có mùi thối không? “Có hôm tôi đi Hà Nội về, xuống sân bay đã là 1 giờ đêm, cả đoạn đường về trong đầu tôi cứ quanh quẩn suy nghĩ việc về nhà hôm nay có bị mùi thối hay không? Y như rằng, vừa mở cửa xe ô tô ra là mùi rác thối xộc thẳng vào mũi, cảm rác rất ức chế”, ông Quân bức xúc.
Nhà có view đẹp nhưng cứ ở nhà là vợ chồng ông Quân đều đóng cửa, phòng trường hợp mùi thối bất ngờ xuất hiện. “Có hôm thấy bí quá, tôi mở cửa sổ để ngủ và nửa đêm mùi thối xộc vào làm tôi tỉnh giấc, tỉnh dậy đóng cửa, bất điều hòa cả tiếng vẫn chưa hết mùi”, ông Quân nói.
Mạnh Đức
Công nghệ mới sẽ xử lý sạch mùi hôi rác Đa Phước?
Sau một thời gian tạm lắng, vài tháng gần đây, mùi hôi tiếp tục tác động trên diện rộng tại khu Nam. Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) TP.HCM vừa thông tin về việc xử phạt chủ bãi rác Đa Phước và hướng xử lý vấn đề này.
(责任编辑:Thời sự)
Nhận định, soi kèo Duhok vs Dhofar, 22h59 ngày 19/2: Không còn động lực
- Trước kia con trai tôi làm ăn khá giả, con dâu chi tiêu hoang phí đến đâu tôi không can thiệp. Thế nhưng khi chồng làm ăn thua lỗ, là người vợ, lẽ ra con dâu tôi nên chia sẻ gánh nặng kinh tế ấy. Đằng này…
Trong câu chuyện này, tôi là một bà mẹ chồng. Nhiều người sẽ cười vì nghĩ thế nào tôi cũng nói xấu con dâu. Thế nhưng không nói ra chuyện này tôi cảm thấy khó chịu trong lòng. Đời tôi chưa gặp người phụ nữ nào như con dâu tôi.
Con dâu và con trai tôi kết hôn được 12 năm. Đó là khoảng thời gian cháu sống trong nhung lụa. Con trai tôi không làm to, không quyền cao chức trọng mà chỉ kinh doanh. Tuy nhiên cháu chiều vợ đến mức con dâu tôi tiêu tiền không bao giờ phải nghĩ.
Tôi sống cùng nhà, thấy con dâu không bao giờ động tay động chân việc gì, ăn mặc thì chải chuốt, quần áo nhiều đến mức không đếm xuể. Tuy nhiên không bao giờ tôi có ý kiến.
Tôi nghĩ "của chồng công vợ", chồng kinh doanh được thì vợ con hưởng thụ, ăn diện một chút cũng là lẽ bình thường.
Ảnh: Psrindustrialflooringltd
Thời gian đó, tôi chỉ có duy nhất một lần góp ý. Đó là việc con dâu tôi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, tuy nhiên sau khi lấy chồng, sinh con, cháu không muốn đi làm, cũng không động tay vào việc kinh doanh của chồng. Cháu chỉ muốn ở nhà.
Tôi khuyên cháu nên ra ngoài làm việc. Công việc có thể không có thu nhập cao nhưng đó là cách có thể khiến cháu có thêm những người bạn, thêm niềm vui. Ngoài ra, tôi chỉ nhắc các con nên biết tiết kiệm phòng khi thất bát.
Cháu nghe lời tôi, đi làm ở một công ty xuất nhập khẩu với mức lương 11 triệu. Tuy nhiên cháu chỉ nói với gia đình tôi rằng, cháu được 5 triệu tiền lương. Số tiền đó, cháu xin giữ để chi tiêu lặt vặt cho riêng mình. Tôi biết con dâu nói dối nhưng không ý kiến gì vì cùng là phận đàn bà, tôi biết cháu cần có những khoản tiêu riêng.
Mọi chuyện có lẽ sẽ không có gì phải mâu thuẫn nếu như con trai tôi không phá sản.
2 năm nay, cháu làm ăn khó khăn. Năm ngoái, cháu tuyên bố phá sản. Gia đình tôi phải bán đi mấy mảnh đất, mấy căn nhà, gom tất cả tiền và vay tiền khắp nơi để trả nợ.
Mặc dù vậy, con dâu tôi như người ngoài cuộc. Cháu vẫn đi làm, vẫn mua sắm tới tấp. Mỗi tháng, ít nhất cháu mang về gần chục đôi giầy, dép. Váy vóc, quần áo... cháu cũng sắm rất nhiều. Tháng gần Tết, con trai tôi bí tiền, không còn đủ tiền đóng học cho con, cháu hỏi vợ nhưng con dâu tôi từ chối thẳng thừng.
Cháu bảo: “Đó là việc của anh, trước thế nào nay vẫn phải vậy. Lương tôi ba cọc ba đồng chỉ đủ tiền ăn sáng, đổ xăng nên anh đừng hỏi tiền từ tôi. 700 nghìn anh vay tôi mua sữa cho con tuần trước, anh mau thu xếp trả lại”.
Tôi đứng bên ngoài, nghe vợ chồng chúng cãi nhau mà tan nát cõi lòng. Vợ chồng sướng khổ có nhau. Lúc có tiền, con trai tôi không tiếc vợ điều gì. Cháu cũng hay tự ái nên chắc vào đường cùng mới hỏi đến tiền của vợ. Vậy mà…
Hôm sau, tôi đành bán đi sợi dây chuyền vàng cuối cùng để đưa con trai đóng học cho cháu. Sau đó, tôi gọi con dâu ra và nói chuyện.
Tôi bảo: “Chồng đang khó khăn, con hãy là chỗ dựa cho chồng lúc này. Cả nhà cùng nhau tiết kiệm. Những khoản không cần thiết, con có thể hạn chế mua sắm. Quần áo, giày dép cũng vậy, mẹ thấy con đã có nhiều. Từ nay tiền lương của con, con cố gắng phụ thêm với chồng nhé”.
Cháu cúi mặt bảo: “Con có mua gì mà nhiều”. Thế nhưng hôm sau, cháu lại viết một bài dài trên trang facebook cá nhân kể chuyện tôi săm soi đến từng đôi dép, cái áo của con dâu.
Tôi thấy thật sự đau lòng. Tôi có bao giờ săm soi chuyện đó. Tuy nhiên trong căn nhà 4 tầng của mình, nói không hề ngoa, số giày dép của con dâu tôi xếp chặt 4 tầng cầu thang không hết. Như thế là quá lãng phí so với lúc khó khăn thế này.
Vậy thì tôi khuyên con dâu tiết kiệm có gì sai? Mong quý vị hãy giải thích giúp tôi. Có phải tôi đã già và lạc hậu nên khắt khe với cháu hay không?