Donald Trump đã sử dụng rất thành thạo những công nghệ tranh cử tiên tiến nhất trên hai mạng truyền thông xã hội là Twitter và Facebook. Thế nhưng,ìsaoThunglũngSiliconsẽkhiếpsợnếuDonaldTrumplàmTổngthốkết quả bóng đá ý đối với những chính sách liên quan đến công nghệ, những nhà lãnh đạo Thung lũng Silicon lại không ngớt lời chỉ trích ứng cử viên này vì không nêu rõ ràng các chương trình kế hoạch dành cho ngành công nghệ trong tương lai. Rất nhiều lãnh đạo công nghệ trên thế giới gọi Trump là “mối nguy hiểm cho sự cải tiến”. Và đây là lý do vì sao nhiều người tại Thung lũng Silicon sẽ hoảng sợ khi Trump lên làm Tổng thống. Hơn 140 nhà lãnh đạo tại Thung lũng Silicon đã cùng ký vào một bức thư mở chống lại Trump, trong đó gọi ông là “một thảm họa đối với sự cải tiến”. Trong bức thư này, nhiều CEO, nhà đầu tư cũng như nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới công nghệ tại Silicon (ví dụ như đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak) đã “vỗ” thẳng vào mặt vị ứng cử viên Tổng thống này. Các nhà lãnh đạo viết: “Tầm nhìn của ông chống lại sự trao đổi ý tưởng cởi mở, những phong trào tự do của con người và sự tham gia hiệu quả của mọi người với thế giới bên ngoài mà đây vốn là một yếu tố sống còn đối với nền kinh tế của chúng ta và điều này đem lại nền tảng cho sự tăng trưởng và đổi mới”. Tuy nhiên, cũng có một số ít lãnh đạo công nghệ lên tiếng ủng hộ Trump. Chẳng hạn như nhà sáng lập PayPal, Peter Thiel cho rằng Trump là người duy nhất trung thực về sự “suy thoái kinh tế” của quốc gia. Tìm kiếm những CEO công nghệ ủng hộ Trump là một việc rất khó. Một số CEO kiên quyết giữ kín ý kiến của mình về việc ủng hộ ai. Bởi sự thật là Trump chưa bao giờ dành cho giới công nghệ một thái độ thiện chí nào trong khi những ứng cử viên khác lại luôn luôn quan tâm ủng hộ với những ông chủ công nghệ có hầu bao rộng rãi. Trump đôi khi đưa ra những lời bình luận không mấy dễ chịu về các công ty công nghệ. Ví dụ như ông này từng gọi máy vi tính là “một chiếc máy tính hỗn hợp” và cho rằng mọi người nên từ bỏ việc dùng Internet. Ông hiếm khi sử dụng email và không rõ một ngày ông dùng máy tính bao nhiêu giờ dù các cập nhật trên Twitter của vị ứng cử viên này tương đối dày đặc. Sau vụ tấn công của hacker vào công ty Sony năm 2014, Trump cho rằng “Internet và cả kỷ nguyên máy tính thực sự là một chiếc túi hỗn hợp. Nó khiến cuộc sống dễ dàng hơn ở một chừng mực nào đó nhưng lại đại đa phần lại khiến cuộc sống phức tạp hơn”. Để chống lại các cuộc tấn công mạng tương tự như của Sony, Trump khuyên mọi người hãy “thoát dần ra khỏi Internet” và máy tính bởi những nơi đó không còn an toàn nữa. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong chiến dịch tranh cử của Trump đó là đàm phán lại Hiệp định thương mại Mỹ-Trung Quốc để biến tự do hóa thương mại thành "thương mại công bằng" và đưa ra một cái nhìn nghiêm khắc vào Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). |