








Đập đầu vợ giữa đêm khuya
Sau hơn 2 tuần cấp cứu và điều trị, các y bác sĩ của bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đã giữ được mạng sống cho chị Nguyễn Thị Phượng. Chị bị đa chấn thương vùng mặt, gãy xương quai hàm, gãy sống mũi, gãy răng…do bị vật cứng tác động.
Chị Phượng bị chồng dùng búa đập vào đầu nhiều nhát... |
Bàn thờ của người chồng. Người này tự sát sau khi tưởng vợ đã chết... |
Bên bàn thờ của người chồng vô nhân tính, tự sát sau khi dùng búa đập đầu vợ, chị Phượng không còn nước mắt để khóc cho số phận mình...
“Vào khoảng 1 giờ sáng ngày 5/5 sau khi nhậu say, bước thấp bước cao về nhà, ổng cầm chai rượu và chai bia trên tay gọi cửa. Tui dậy mở cửa rồi tiếp tục đi ngủ. Nhưng ổng lôi tui dậy và bảo ngồi uống cho vui. Nhưng tui từ chối...”- chị Phượng nhớ lại.
Chị Phượng kể tiếp: “Lúc đó quá khuya, nhà lại không còn thứ gì làm mồi nên ổng lấy đèn pin ra ao trước nhà bắt ốc ngồi nhậu một mình. Đến khoảng 3 giờ sáng tui dậy đi vệ sinh thì thấy trên bàn còn nửa chai rượu và chai bia, còn ổng thì nằm ngủ nên tui đem chai bia đi cất rồi vào ngủ lại”
“Vừa chợp mắt khoảng 30 phút thì ổng dậy, la hỏi chai bia đâu? Sợ ổng uống tiếp nên tui bảo lúc nãy thằng Thiên (con trai - P.V) đi chơi về thấy bia nên uống rồi; sáng mai nó mua trả lại chai khác. Sau đó tui đi ngủ lại...”
“Mặc ổng la chửi, tui vô giường ngủ. Lúc này gặp ác mộng, thấy con rắn to vờn trước mặt, nên cố vùng chạy. Sau đó tỉnh lại thì đầu óc đau ê ẩm, sờ tay lên mặt, máu ướt cả bàn tay nên tui cố dỡ tấm mền và bò ra đường. Lúc này khoảng 5 giờ sáng và gặp mấy người hàng xóm dậy sớm phát hiện đưa tui đi cấp cứu”- chị Phượng nhớ lại.
Sau khi hồi tỉnh ở bệnh viện, chị Phượng nhận được tin chồng là ông Sơn treo cổ chết sau vườn nhà.
Kết thúc bi thảm của nạn bạo hành
Kết luận ban đầu của cơ quan chức năng huyện Tiên Phước cho biết: do nghi ngờ vợ dấu chai bia nên ông Sơn cầm chiếc búa vào phòng ngủ đập đầu vợ. Thấy chị Phượng bất động trên vũng máu, tưởng vợ đã chết ông Sơn lấy mền đắp lại. Sau đó ra sau vườn treo cổ tự sát để trốn tránh pháp luật.
![]() |
Ngôi nhà của vợ chồng chị Phượng nơi thường xuyên xảy ra nạn bạo hành. |
Chủ tịch UBND xã Tiên Hà Phan Tấn Dũng - cho biết, ông Sơn thường xuyên nhậu say về nhà hành hung chị Phượng từ nhiều năm nay. Địa phương đã nhiều lần làm việc, xử lý. Nhưng ông Sơn vẫn chứng nào tật nấy, cứ nhậu say là đánh vợ.
“Hai vợ chồng ông Sơn cưới nhau từ năm 1993, hiện có 3 đứa con, 2 trai 1 gái. Đứa con đầu vào TP HCM làm công nhân, đứa con gái lớp 12 trọ học ở huyện; ở nhà còn đứa út 16 tuổi thường bỏ nhà đi. Hôm xảy ra sự việc đau lòng, ở nhà chỉ có 2 vợ chồng ông Sơn”- ông Dũng cho biết.
Còn theo hàng xóm, ông Sơn suốt ngày cờ bạc và nhậu say xỉn. Mỗi khi say là đánh đập vợ không tiếc tay. Do bị hành hạ nên chị Phượng làm đơn xin ly hôn và sống ly thân nhưng ông Sơn không đồng ý.
Một thời gian sau, ông Sơn dỗ dành chị Phượng về chung sống với hy vọng sẽ bỏ cờ bạc, ăn nhậu và thôi đánh đập vợ.
Nhưng chứng nào tật nấy, sau khi chung sống trở lại ông Sơn vẫn lao vào cờ bạc, nhậu say suốt ngày. Chị Phượng tiếp tục gánh chịu đựng những trận đòn thừa sống thiếu chết từ chồng.
“Cách đây hơn nửa tháng, do thua bạc nên ông Sơn đem chiếc xe tay ga hiệu Lead bán được 24 triệu đồng. Tui tính đến hè con bé thi xong 12, vô đại học sẽ tìm chỗ buôn bán nuôi con ăn học. Ai ngờ lại xảy ra chuyện đau lòng như vậy....”- chị Phượng kể trong nước mắt.
Đây cũng là bài học cảnh báo cho nạn bạo hành gia đình, nguyên nhân chính là do bia rượu gây ra cảnh tan cửa, nát nhà.
Vũ Trung
">Tuy nhiên, khả năng cung cấp dịch vụ PHCN tại các cơ sở y tế này còn gặp khó khăn do thiếu hụt nhân lực có chuyên môn; cơ sở vật chất và trang thiết bị chậm được đầu tư cũng như thiếu cơ chế cung cấp dịch vụ linh loạt. Hiện tại, các cơ sở khám chữa bệnh PHCN mới chỉ đáp ứng được 15 - 20% nhu cầu PHCN của người bệnh, 80% còn lại phải dựa vào cộng đồng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới tại thời điểm năm 2019, cứ ba người thì có một người gặp phải tình trạng sức khỏe cần Phục hồi chức năng (PHCN). Tỷ lệ hiện mắc các bệnh cần phục hồi chức năng trên toàn thế giới là 31.200/100.000 dân, tương đương 2,4 tỷ người. Số năm sống chung với bệnh tật và phục hồi chức năng không tử vong (YLD) là 310 triệu năm.
Phó Chủ tịch Hội Phục hồi chức Năng Việt Nam cũng cho hay ở Việt Nam, theo thống kê mới nhất cứ khoảng 7 người thì có 2 người mắc các bệnh/tật cần phục hồi chức năng, tương ứng với tỷ lệ 30.000/100.000 dân, thấp hơn không đáng kể so với mức trung bình của Thế giới và của khu vực Tây Thái Bình Dương. Ước tính, số lượng người có nhu cầu phục hồi chức năng của cả nước là 29 triệu người.
Phục hồi chức năng theo tiêu chuẩn Nhật Bản
Bà Hoàng Thị Bạch Dương, Phó Chủ tịch Công ty Cổ phần My Rehab Holdings, đánh giá nhu cầu về PHCN sẽ ngày càng gia tăng trong thời gian tới do mô hình bệnh tật ở nước ta đang ở giai đoạn chuyển đổi đa gánh nặng: Chấn thương không chủ định, bệnh tim mạch, đột quỵ, tai biến mạch máu não, tai nạn thương tích trong cuộc sống, già hoá dân số. Đồng thời, những tiến bộ trong ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển kỹ thuật y học giúp phát hiện sớm nhiều hơn, cứu sống nhiều bệnh nhân hơn nên số lượng cần PHCN cũng sẽ nhiều hơn.
“Bối cảnh đó đòi hỏi cần phải có một mô hình vật lý trị liệu và PHCN toàn diện từ chất lượng nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc tiên tiến nhằm giải quyết các nhu cầu ngày càng cao trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng”, bà Dương cho biết thêm.
Bà Dương đồng thời nhấn mạnh, Trung tâm PHCN Myrehab-Matsuoka ra đời nhằm tạo nên sức mạnh tổng hoà và được kỳ vọng tạo ra một bước tiến mới cho ngành PHCN tại Việt Nam, mang đến cho người dân Việt Nam cơ hội tiếp cận nền y học tiên tiến và chất lượng phục vụ lấy người bệnh làm trung tâm của Nhật Bản.
TS.Bs. Matsuoka Yoshinori, đại diện Tập đoàn y tế EMS Nhật Bản, cho biết PHCN tại Nhật Bản khác xa mát xa đơn thuần. Các bác sĩ phân tích bệnh nhân dựa trên dấu hiệu lâm sàng và bệnh án để lập kế hoạch điều trị chi tiết cho bệnh nhân.
“Với sự hợp tác này, chúng tôi sẽ phát triển một kỷ nguyên PHCN mới, vận dụng công nghệ PHCN của Nhật Bản để điều trị hiệu quả và phù hợp nhất cho người Việt”, TS.BS. Matsuoka Yoshinori, nói.
Theo đó, hai bên sẽ hợp tác toàn diện về chuyên môn dựa trên việc phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên, khai thác và tận dụng hiệu quả tiềm năng về cơ sở vật chất, con người và chuyên môn trong việc chuẩn hoá mô hình trung tâm PHCN. Một số hoạt động đáng chú ý có thể kể đến như áp dụng mô hình PHCN theo tiêu chuẩn Nhật Bản thông qua việc tập đoàn EMS sẽ cử chuyên gia sang đào tạo tại Việt Nam, hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ kỹ thuật viên của Myrehab tại Nhật Bản và chuyển giao kỹ thuật trị liệu cho phía Việt Nam.
Với sự hợp tác chiến lược này, Trung tâm PHCN Myrehab- Matsuoka kỳ vọng trở thành một trung tâm PHCN chất lượng cao đạt tiêu chuẩn Nhật Bản, mang đến cho người dân Việt Nam cơ hội tiếp cận nền y học tiên tiến của Nhật Bản và góp phần phát triển công tác khám chữa bệnh ngành PHCN tại Việt Nam.
Công ty TNHH MTV Myrehab Center: là công ty 100% vốn trực thuộc Công ty Cổ phần My Rehab Holdings được thành lập từ năm 2021 với kỳ vọng trở thành một mô hình điều trị vật lý trị liệu và PHCN toàn diện. Myrehab Center cung cấp dịch vụ trị liệu với các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán, lượng giá trước khi thiết lập lộ trình trị liệu cá thể hóa theo mức độ tổn thương vận động, thể trạng và phản hồi sinh học của mỗi người bệnh. Myrehab Center cũng là một trong những đơn vị tiên phong phát triển các bài tập Vận động trị liệu trong lĩnh vực PHCN tại Việt Nam, đồng hành cùng người bệnh trong hành trình phục hồi tận gốc. Tập đoàn y tế EMS Nhật Bản do TS.Bs. Matsuoka Yoshinori sáng lập từ năm 2013 tại tỉnh Kagoshima, cung cấp dịch vụ cấp cứu 24/7 suốt 365 ngày tại 6 địa phương tại Nhật Bản. |
Bích Đào
">