Theámbệnhsẽkhôngphảikhaibáotiềnsửốmđaunhờhồsơsứckhỏeđiệntửleverkusen đấu với stuttgarto ông Đỗ Trường Duy - Giám đốc Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia - Bộ Y tế, Trung tâm Dữ liệu y tế hiện đại, quy mô đang được xây dựng để triển khai hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các hệ thống liên quan công tác điều hành của Bộ Y tế, chia sẻ dữ liệu y tế với trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.
Ông Duy chia sẻ, trong thời gian qua, ngành y tế các cấp đã chung tay vào triển khai chuyển đổi số trong y tế nhưng chưa có sản phẩm nào quy mô trên toàn quốc. Hiện nay, Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia đã xây dựng 4 nền tảng tư vấn khám chữa bệnh từ xa, hồ sơ sức khỏe điện tử, nguồn dữ liệu mở, an toàn an ninh mạng.
Theo ông Duy, thông qua nền tảng khám bệnh từ xa, hồ sơ sức khỏe toàn dân và quản lý sức khỏe toàn dân sẽ song hành. Trong năm 2023, 30 địa phương đã đăng ký thực hiện và tới cuối năm sẽ có báo cáo kết quả ban đầu. Các nền tảng số này cũng hướng đến y tế cơ sở, trạm y tế xã quản lý, tư vấn sức khỏe cho người dân. Nền tảng cung cấp dịch vụ của Bộ Y tế là nơi để các đối tác tích hợp lên hệ thống. Ví dụ, ứng dụng khám chữa bệnh từ xa đã có Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tích hợp.
Hồ sơ sức khỏe toàn dân giúp người dân cũng như y bác sĩ tiết kiệm thời gian. Khi bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai, nhân viên y tế sẽ cập nhật thông tin cơ bản về các bệnh lý lên hồ sơ sức khỏe điện tử. Lần khám tới tại cơ sở y tế khác, người bệnh không cần khai tiền sử bệnh, cán bộ y tế có thể tra cứu thông tin trên hồ sơ sức khỏe điện tử để đưa ra chỉ định, điều trị phù hợp, nhanh chóng.
Ông Nguyễn Trường Nam - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia - Bộ Y tế chia sẻ thêm hiện nay nhiều bệnh viện chậm chuyển đổi số. Nguyên nhân do nhiều yếu tố như bệnh viện chưa quan tâm hoặc chưa biết làm thế nào cho đúng, cán bộ thiếu chuyên môn nghiệp vụ, chưa có nguồn lực kinh tế, nguồn lực ứng dụng. Một số bệnh viện không có nguồn đầu tư, không có kinh phí thực hiện.
Vừa qua, nhiều địa phương liên hệ hợp tác với trung tâm để thực hiện các chương trình chuyển đổi số trong y tế. Họ chưa nắm rõ hoặc hành động cụ thể như thế nào nên cần đơn vị cầm tay chỉ việc.
Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành nhiều hướng dẫn nhưng chỉ là khung, mỗi địa phương có đặc thù riêng. Vì vậy, bệnh viện còn e dè, chưa tự tin để triển khai thực hiện nên vẫn còn đơn thuốc viết tay.
Ngày 28/10, Trung Tâm Thông tin y tế Quốc gia - Bộ Y tế tham gia vào không gian đổi mới sáng tạo, tiếp cận các công nghệ, sản phẩm và giải pháp mới nhất trong lĩnh vực y tế và công nghệ thông tin y tế; chia sẻ những ý tưởng, sản phẩm đổi mới sáng tạo trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội. Tham gia triển lãm, ngành y tế muốn chuyển tải thông điệp “Cung cấp dịch vụ y tế trên nền tảng dữ liệu số”, giới thiệu một số thành tựu trong lĩnh vực công nghệ và thông tin y tế.
Chuyển đổi số bệnh viện giúp bác sĩ không tốn thời gian đánh máy, lo chữ xấuQuá trình khởi đầu cho chuyển đổi số trong y tế là bệnh viện không giấy tờ và đến hết năm 2023, 100% bệnh viện hạng I áp dụng bệnh án điện tử. Nhưng đến nay, chỉ có 20 cơ sở đang thực hiện.