Hậu đại dịch, xu hướng làm việc kết hợp online, offline lên ngôi
Làm việc kết hợp (hybrid working) đang trở thành xu hướng làm việc của tương lai. Theậuđạidịchxuhướnglàmviệckếthợponlineofflinelênngôthời tiết ngày kiao khảo sát được thực hiện trong năm 2022 bởi CISCO, tại Việt Nam, hơn 70% người được khảo sát tin rằng hình thức làm việc kết hợp mang đến cơ hội cải thiện sức khỏe của nhân viên và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Chia sẻ tại Ngày hội HP Việt Nam Day 2023, ông Nguyễn Minh Đức, Tổng giám đốc HP Việt Nam và thị trường mới nổi châu Á cho biết, hầu hết các công ty đang nỗ lực áp dụng mô hình làm việc kết hợp một cách rộng rãi.
Theo ông Đức, thách thức lớn nhất trong việc áp dụng mô hình này là chưa xác định được phương thức và công nghệ phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.
“Chúng tôi xác định tương lai của mô hình làm việc kết hợp nằm ở tính linh hoạt, văn phòng ngày nay sẽ hiện hữu ở khắp mọi nơi, tại nhà, tại cơ quan hoặc thậm chí cả 2, không còn bị bó hẹp trong bốn bức tường truyền thống”, Tổng giám đốc HP Việt Nam nói.
Chia sẻ về sự thay đổi của doanh nghiệp mình hậu đại dịch, ông Nguyễn Minh Đức cho hay, Covid-19 đã làm các doanh nghiệp phải thay đổi. Các doanh nghiệp phải đưa ra định hướng để làm sao phù hợp với tình hình mới, đồng thời phải chuyển đổi số hoạt động của công ty nhằm tăng hiệu quả chi phí.
Sau dịch Covid-19, HP đã đưa ra một chiến lược thích ứng tương lai, trong đó cách vận hành, sản phẩm và con người đều phải thay đổi để phù hợp với định hướng mới.
Trong đó, đối với vấn đề quản trị nhân sự, mô hình làm việc kết hợp được áp dụng. Người lao động sẽ đến cơ quan khoảng 2 ngày/tuần vào những hôm có cuộc họp, với những ngày khác, môi trường làm việc được linh hoạt khi họ có thể làm từ xa ở nhà. Hình thức kết hợp giữa online và offline này giúp người lao động cân bằng và góp phần nâng cao năng suất lao động.
Một xu hướng hậu đại dịch khác là ngày nay người dùng mong muốn trải nghiệm những sản phẩm được cá nhân hóa để đáp ứng công việc. Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Tuấn Hải - Giám đốc sản phẩm máy tính doanh nghiệp của HP cho rằng, cùng với các thói quen mới của người dùng, các dòng sản phẩm máy tính ngày nay cũng đang phải thích ứng và thay đổi.
Trước đại dịch, các sản phẩm máy tính thường nhấn mạnh vào yếu tố hiệu năng, độ bảo mật và tính di động. Trong khoảng thời gian mọi người đều phải ở nhà vì giãn cách xã hội, nhu cầu làm việc tại nhà tăng lên khiến các mẫu máy tính được tích hợp công nghệ âm thanh nâng cao.
“Giờ đây, với xu hướng làm việc kết hợp lên ngôi, các sản phẩm máy tính ngày nay sẽ được phát triển theo hướng nhấn mạnh vào khả năng hội họp thông minh và hiệu suất thích ứng để người dùng có thể làm việc mọi lúc mọi nơi”, ông Hải nói.
Một xu hướng nữa đang nổi lên là người dùng công nghệ ngày nay sẽ không chỉ quan tâm đến tính năng và hiệu suất của sản phẩm, họ còn chú trọng đến tính bền vững và thân thiện với môi trường.
Theo báo cáo eConomy 2002 do Google, Bain & Company và Temasek thực hiện, 55% người dùng kỹ thuật số tại Việt Nam tuyên bố sẵn sàng trả thêm cho các sản phẩm hoặc dịch vụ bền vững. Xu hướng tiêu dùng này khiến các doanh nghiệp phải thay đổi, đưa các vật liệu tái chế nhiều hơn vào trong sản phẩm.