“Cảm ơn Việt Nam tôi” là chiến dịch gây quỹ hỗ trợ, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Chiến dịch do Gamuda Land Việt Nam (Gamuda Land), nhà kiến tạo đô thị hàng đầu đến từ Malaysia khởi xướng.
Đây là một chiến dịch tổ chức trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Người tham gia sẽ tạo một bài đăng ở chế độ công khai trên trang cá nhân, chia sẻ những tấm hình thể hiện tinh thần phòng chống dịch bệnh của mình hoặc người thân như: rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang, tập luyện thể dục thể thao, giữ khoảng cách an toàn, ở nhà…; Sau đó, viết chú thích cho tấm hình của mình với nội dung giúp lan tỏa tinh thần phòng chống và chiến thắng dịch bệnh, đính kèm hashtag #keeponfighting #chienthangcorona #camonvietnamtoi , và tag 2 người bạn vào. Với mỗi hình ảnh hợp lệ, Gamuda Land Việt Nam sẽ đóng góp 100.000 đồng vào Quỹ phòng chống dịch Covid-19 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
“Cảm ơn Việt Nam tôi” diễn ra trong vòng 30 ngày từ 11/04 đến 10/05/2020. Chương trình đã thu hút được sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng mạng với hơn 10.000 bài tham dự hợp lệ, tương đương với khoản ủng hộ là 1 tỷ 800 nghìn đồng để gửi tặng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Chiến dịch như một lời tri ân sâu sắc mà nhà phát triển đô thị đến từ Malaysia mong muốn gửi đến đội ngũ y bác sĩ, chiến sĩ, tình nguyện viên…những người đang ở tuyến đầu ngày đêm chiến đấu chống dịch, đồng thời cũng bày tỏ sự cảm kích trước những nỗ lực tuyệt vời của Chính phủ Việt Nam trong suốt thời gian qua.
![]() |
Chiến dịch “Cảm ơn Việt Nam tôi” |
Ông Angus Liew Bing Fooi - Phó Tổng giám đốc Gamuda Land TP.HCM chia sẻ: “Hơn 10 năm hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, Gamuda Land luôn đặt mục tiêu xây dựng nên những cộng đồng bền vững, lan tỏa nhiều giá trị cao đẹp. Chính vì thế chúng tôi luôn cố gắng thực hiện những cam kết về trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng. Tôi hy vọng, sự đóng góp của Gamuda Land sẽ góp thêm một phần nguồn lực cho Chính phủ và người dân Việt Nam trong “cuộc chiến” cam go và trường kỳ với Covid-19”.
Gamuda Land từ lâu đã là một tên tuổi nổi bật trong các hoạt động trách nhiệm cộng đồng (CSR). Hoạt động nhân ái mang đậm dấu ấn của doanh nghiệp là “Chạy vì trái tim” phối hợp cùng Quỹ Nhịp tim Việt Nam, chương trình chạy bộ từ thiện thường niên để gây quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo bị bệnh tim bẩm sinh được phẫu thuật miễn phí. Qua 7 năm tổ chức, tổng số tiền gây quỹ của “Chạy vì trái tim” đã vượt mức 30 tỷ đồng, mang lại cuộc sống bình thường, khỏe mạnh và tương lai tươi sáng cho trên 1.000 bệnh nhi tim bẩm sinh.
Mọi chi tiết liên hệ hotline 0902 178 088 hoặc website https://gamudacity.com.vn/
Thúy Ngà
" alt=""/>Chiến dịch ‘Cảm ơn Việt Nam tôi’ góp hơn 1 tỷ đồng phòng chống CovidTháng 4/2011, Olympus đưa nhân viên kỳ cựu Michael Woodford làm CEO. Đây là lần đầu tiên một người nước ngoài làm lãnh đạo tại công ty. Dù đã công tác tại Olympus 30 năm, ông Woodford không hề biết về mọi chuyện đang diễn ra. Khi nghe được tin đồn về những điều bất thường, ông yêu cầu một lời giải thích. Đáp lại, ông bị hội đồng quản trị sa thải chỉ sau 8 tuần tại vị. Ngay sau đó, ông công khai những lo ngại của mình.
Từ giữa tháng 10/2011, khi ông Woodford bị đuổi, đến đầu tháng 11/2011, cổ phiếu Olympus giảm hơn 80%, nhiều nhân sự phải nghỉ việc khi Olympus cắt giảm chi phí. Cổ đông Olympus đã đâm đơn kiện nhằm đòi tiền bồi thường. Sáu bị đơn bao gồm 5 cựu quan chức cấp cao cũng như ông Kikukawa với số tiền phạt lên tới 520 triệu USD. Do một người qua đời, tiền phạt sẽ được chuyển sang người thừa kế.
Các điều tra viên gọi bê bối là “thối rữa từ trong ra ngoài”. Một điều may mắn với Olympus là không bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán. Nếu điều đó xảy ra, họ sẽ hoàn toàn sụp đổ. Dù vậy, vết nhơ mà vụ việc để lại không dễ gì lãng quên.
Từ bỏ vinh quang
Bất chấp những thất bại trong quản trị, Olympus vẫn là một trong các tên tuổi hàng đầu của thị trường máy ảnh kỹ thuật số trong hàng thập kỷ. Có thời điểm, công ty thuê cả siêu mẫu thế giới để quảng bá cho sản phẩm của mình trên sóng truyền hình.
Năm 1936, công ty sản xuất chiếc máy ảnh đầu tiên sau nhiều năm làm kính hiển vi. Mẫu Semi-Olympus I khi đó có giá bằng cả tháng lương ở Nhật Bản. Những thập kỷ tiếp theo, máy ảnh Olympus được cải tiến không ngừng và đều mang tính cách mạng. Chúng nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt và trang bị ống kính chất lượng. Olympus cũng đón làn sóng máy ảnh kỹ thuật số từ sớm. Xét về thị phần, hãng chỉ đứng sau Sony vào đầu thế kỷ 20.
Tính đến năm 2007, buổi bình minh của kỷ nguyên smartphone, máy ảnh kỹ thuật số đóng góp khoảng 3 tỷ USD mỗi năm cho Olympus. Song, chỉ sau vài năm, hầu hết thị trường biến mất do mọi người sử dụng điện thoại chụp ảnh thường xuyên hơn. Trong năm tài khóa 2020, doanh thu từ máy ảnh của Olympus chỉ đạt hơn 400 triệu USD và lỗ liên tục 3 năm.
Dù áp dụng nhiều biện pháp chống đỡ, Olympus chấp nhận sự thật không thể cạnh tranh trong kỷ nguyên smartphone. Tháng 6/2020, công ty thông báo bán bộ phận máy ảnh OM Digital Solutions cho Japan Industral Partners. Việc chuyển giao hoàn tất vào ngày 1/1 năm nay, khép lại 84 năm vinh quang gắn liền với máy ảnh của Olympus.
Quyết định của Olympus phản ánh khó khăn chung của cả ngành máy ảnh kỹ thuật số trong thập kỷ qua. Ước tính, từ năm 2010 tới 2018, thị trường sụt giảm 84% và càng tồi tệ hơn do suy thoái toàn cầu, ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Hồi tỉnh nhờ y tế
Một phần trong chiến lược vực dậy Olympus năm 2012 là đầu tư R&D để mở rộng bộ phận thiết bị y tế, cải thiện hiệu quả tại các thị trường vốn đã mạnh như nội soi tiêu hóa. Để củng cố vị trí và lấn sang thị trường mới, công ty xây dựng 4 cơ sở đào tạo tại Trung Quốc và châu Á, giúp các bác sỹ nâng cao năng lực nội soi.
![]() |
Để cắt giảm chi phí, Olympus đóng cửa 9 nhà máy tại châu Á và Bắc Mỹ, cơ cấu lại chức năng thu mua và sa thải khoảng 4.500 nhân sự. Nhờ đó, tỷ suất lợi nhuận gộp và hoạt động tăng ổn định. Ban lãnh đạo cũng đặt ra mục tiêu tài chính tham vọng như tỷ suất lợi nhuận trên 10%, dòng tiền tự do khoảng 650 triệu USD. Đến năm 2017, công ty đã đạt mục tiêu về tỷ suất lợi nhuận. Nhằm tránh lặp lại các sai lầm trong quá khứ, Olympus cố gắng tạo ra nền văn hóa doanh nghiệp mới, nơi mọi người có thể thảo luận những lo ngại một cách cởi mở hơn.
Olympus nổi tiếng nhất với máy ảnh nhưng thực tế thiết bị y tế mới giúp công ty duy trì sự sống. Trong bảng xếp hạng 30 nhà cung cấp thiết bị y tế hàng đầu thế giới năm 2021 của tạp chí MPO, hãng đứng thứ 19 với doanh thu 5,66 tỷ USD. Khi bê bối kế toán 2011 nổ ra, hãng tin Reuters nhận xét mảng thiết bị y tế của Olympus lớn tới mức khó có thể thất bại. Vào lúc ấy, lợi nhuận hoạt động từ bộ phận nội soi vào khoảng 70 tỷ yen (900 triệu USD), tỷ suất lợi nhuận 19%, trong khi lỗ của bộ phận camera là 15 tỷ yen. Olympus quan trọng với các bệnh viện và chuyên gia y tế đến nỗi một số khách hàng không thể tưởng tượng viễn cảnh bộ phận bị tổn hại.
Từ khi thành lập năm 1919, mục tiêu của Olympus là phát triển và sản xuất kính hiển vi trong nước. Hãng ra mắt kính hiển vi Asahi năm 1920. Thời điểm đó, họ có tên là Takachiho Seisakusho và dăng ký thương hiệu Olympus năm 1921. Olympus là công ty đầu tiên trên thế giới phát triển ống nội soi dạ dày thực tiễn, GT-I, bán ra năm 1952. Công ty đã dành nửa thập kỷ xây dựng mảng kinh doanh thiết bị nội soi và doanh số mảng này chiếm tới 80%. Đặc biệt, trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa, bao gồm nội soi dạ dày và đại tràng, Olympus là số 1 với hơn 70% thị phần toàn cầu.
Chiến lược doanh nghiệp mới nhất được Olympus công bố năm 2019 tiếp tục đặt trọng tâm vào y tế. Chìa khóa để thành công vẫn là đổi mới. Theo Chủ tịch kiêm CEO Yasuo Takeuchi, đây là thay đổi đáng kể nhất mà công ty thực hiện trong hàng chục năm, nằm duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành công nghệ y khoa. Cấu trúc doanh nghiệp mới giúp họ có cách tiếp cận linh hoạt hơn trước các điều kiện của thị trường.
Nhờ tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh, tích cực cắt giảm chi phí, đặt ra mục tiêu rõ ràng và áp dụng quản trị doanh nghiệp đúng đắn, Olympus đã hồi phục mạnh mẽ từ sau bê bối 2011. Đúng như cựu Chủ tịch Olympus Hiroyuki Sasa từng nói, thách thức khôi phục lòng tin của nhà đầu tư và mở rộng công ty là “nỗ lực không mệt mỏi”. “Chúng tôi có thể chặn đứng một bê bối nào khác nữa không? Không ai dám chắc 100%. Suy cho cùng, với tư cách những nhà quản lý, chúng tôi đặt vào 100% nỗ lực và hướng tới mục tiêu mọi nhân viên đều tuân thủ quy định”.
Du Lam
" alt=""/>Olympus 'hồi tỉnh sau cú sốc gian lận kế toán lớn nhất Nhật BảnChế độ lái tự động thường bị các tài xế Tesla lạm dụng, họ bị bắt gặp lái xe trong tình trạng say xỉn, hoặc thậm chí ngồi vào ghế sau khi xe đang chạy trên đường cao tốc California.
NHTSA đã mở một cuộc điều tra về 31 vụ tai nạn liên quan đến hệ thống hỗ trợ lái xe tự động một phần kể từ tháng 6/ 2016. Trong số này, 25 vụ trực tiếp liên quan đến hệ thống lái tự động một phần Autopilot của Tesla.
Trong tài liệu điều tra, NHTSA cho biết: "Cuộc điều tra sẽ đánh giá công nghệ và phương pháp sử dụng để giám sát, hỗ trợ và thực thi sự tham gia của tài xế vào nhiệm vụ lái trong quá trình lái xe tự động."
Tính năng Autopilot gây tranh cãi
Chế độ lái tự động đã trở thành chủ đề gây tranh luận gay gắt. Những người ủng hộ tính năng này chia sẻ, hệ thống Autopilot có thể kiểm soát vô lăng và tốc độ nhưng người điều khiển phải sẵn sàng tiếp nhận xử lý nếu tính năng này "chùn bước", giảm thiểu khả năng va chạm.
Một số chuyên gia lo ngại rằng tính năng lái tự động một phần của Tesla sẽ khuyến khích việc người dùng sử dụng sai mục đích, người lái có thể mất tập trung và không thể kiểm soát chiếc xe nếu có sự cố xảy ra.
Vào tháng 8, NHTSA đã yêu cầu Tesla cung cấp một loạt thông tin về tính năng Autopilot như một phần điều tra sau các sự cố mà các mẫu xe của Tesla sử dụng tính năng này gây ra, trong đó có những vụ tai nạn đâm vào xe đang dừng ở làn khẩn cấp.
Cơ quan cũng ra lệnh cho tất cả các nhà sản xuất ô tô báo cáo bất kỳ vụ tai nào xảy ra với các phương tiện tự động hoàn toàn hoặc hệ thống hỗ trợ lái xe tự động một phần.
"Cuộc điều tra của NHTSA dưới chính quyền Biden cho thấy họ đang xem xét điều này nghiêm túc hơn so với chính quyền trước đây." - Friedman một chuyên gia phân tích chia sẻ.
Fridman và Colin Barnden chuyên phân tích nghiên cứu hỗ trợ lái xe đã chia sẻ về mức độ của NHTSA có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của Tesla.
Theo quan điểm của Fridman, cuộc điều tra của NHTSA không là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Tesla hoặc tính năng Autopilot, điều mà Tesla cần làm nhất nếu NHTSA tìm thấy được bất kỳ khiếm khuyết nào của tính năng Autopilot là gửi một bản cập nhật phần mềm mới tới các mẫu xe của mình.
Ngược lại Barnden cho rằng, NHTSA gần như chắc chắn sẽ tìm thấy hệ thống bị lỗi và tin rằng hệ thống giám sát người lái xe của Tesla có thể là một lĩnh vực trọng tâm. Nếu NHTSA yêu cầu Tesla nâng cấp hệ thống giám sát lái xe cho tính năng Autopilot yêu cầu người lái sẽ phải tác động lực định kỳ lên vô lăng.
Gần đây, Tesla cũng đã trang bị camera trong cabin để giám sát đôi mắt người lái đảm bảo họ đang nhìn trên đường khi xe đang di chuyển.
Một số vụ tai nạn liên quan đến xe Tesla và hệ thống lái bán tự động của họ trong những năm qua.
Không giống như một số xe của GM hay Ford, camera trong cabin của Tesla không có công nghệ hồng ngoại hỗ trợ quan sát mắt người lái vào ban đêm và Barnden gọi nó là "một lỗi thiết kế nghiêm trọng không thể giải quyết bằng một bản cập nhật phần mềm mới."
Một đợt triệu hồi có thể xảy ra
Nếu NHTSA yêu cầu Tesla thực hiện sửa chữa trên các mẫu xe của hãng đồng nghĩa sẽ đưa Tesla vào một tình thế khó khăn phải thu hồi và lắp đặt phần cứng mới trên hàng trăm nghìn xe hoặc hủy kích hoạt tính năng AutoPilot. Ngoài ra, hãng xe có thể đối mặt với vụ kiện của khách hàng đã phải trả một số tiền để trang bị tính năng này.
Theo Dân Trí
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Có tới 95.515 xe Hyundai Tucson và Sonata ở Mỹ phải triệu hồi do lỗi vòng bi của thanh kết nối dẫn đến nguy cơ cháy động cơ.
" alt=""/>Chính quyền Biden có thể quyết định số phận hệ thống Autopilot của Tesla