Chia sẻ với VietNamNet, nghệ sĩ Hoàng Lan xúc động nói bà lo lắng vì kinh tế cạn kiệt. Lượng khách quán ăn thưa thớt do dịch bệnh, trong khi tiền nhà và chi phí thuốc men mỗi ngày khiến bà không cách nào xoay trở. |
Quán ăn ế ẩm, chi phí sinh hoạt và thuốc men cao khiến Hoàng Lan gặp nhiều khó khăn. |
“Hiện tiền nhà tôi đóng mỗi tháng là 7,5 triệu đồng chưa tính điện, nước. Nếu quán buôn bán ổn tôi có thể đủ để trang trải. Tuy nhiên cô chủ nhà mới đây yêu cầu đóng đủ 6 tháng mới cho phép thuê tiếp, còn không phải trả lại nhà. Tôi không đủ sức gồng gánh vì số tiền này quá lớn với mình”, bà kể.
Nữ nghệ sĩ tâm sự bà ngại khi phải chia sẻ nhiều lần hoàn cảnh của mình vì sợ mọi người hiểu lầm “kể khổ mua tình thương”. Dẫu vậy do không còn cách nào khác, bà buộc phải chia sẻ với hy vọng nhận được sự giúp đỡ từ cơ quan quản lý về một nơi ở.
“Tôi mong các lãnh đạo có thể xem xét cho mình được vào ở tại Viện dưỡng lão Nghệ sĩ TP.HCM. Cả đời bôn ba giờ khó khăn chỉ mong có thể sống những ngày tháng bình yên, bầu bạn cùng những anh, chị nghệ sĩ cùng cảnh ngộ. Tôi xem đó cũng là một sự bình yên cho bản thân những năm cuối đời”, bà chia sẻ.
NSND Trần Ngọc Giàu – Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM cho biết sẽ xem xét nguyện vọng của Hoàng Lan khi nhận được thư của bà.
|
Các nghệ sĩ quyên góp và kêu gọi mọi người giúp đỡ Hoàng Lan trong thời gian qua. |
Từ lúc bệnh tình trở nặng, diễn viên Trong nhà ngoài phố nhận được nhiều tình thương từ các khán giả, nghệ sĩ giúp đỡ, quyên góp. Bà bảo rất trân quý tấm lòng song sẽ không kêu gọi nữa vì không muốn bản thân là gánh nặng với mọi người.
Hoàng Lan đổ bệnh từ năm 2011, sau khi đóng phim Cổng mặt trời. Chứng suy thận khiến sức khỏe bà sa sút, hai chân bắt đầu đứng không vững. Năm 2016, bà mắc thêm chứng bệnh Parkinson. Những biến chứng từ căn bệnh khiến mắt phải bà bị hỏng, mắt trái đang mờ dần, nhiều lúc vấp ngã vì không xác định được phương hướng.
Nữ nghệ sĩ bảo nhiều lúc bà trách đời sao cay nghiệt với mình. Bệnh tật, nghèo khổ, không người thân bên cạnh,... những biến cố cứ bủa vây từ lúc trẻ đến khi thân thể không còn lành lặn như hiện tại khiến bà nhiều lúc chỉ muốn buông xuôi.
|
Hoàng Lan xúc động hội ngộ khán giả truyền hình trong chương trình Ký ức vui vẻ năm 2019. |
Hỏi Hoàng Lan những giây phút thế này bà mong muốn nhất điều gì? Nữ nghệ sĩ ngậm ngùi: "Chỉ mong chữa khỏi bệnh để đi diễn trở lại chứ không muốn gì hơn. Tôi khao khát được môt lần đứng trên sân khấu, cùng các đồng nghiệp của mình mang lại niềm vui cho khán giả. Cho dù là đóng một phim rồi chết tôi cũng chấp nhận”.
Sau bạo bệnh, nữ diễn viên cũng đã đăng ký hiến tạng. Bà mong mỏi dù phần số bản thân kém may mắn nhưng nếu một ngày mất đi cũng hy vọng mình có thể giúp ích phần nào cho những người còn ở lại.
Nghệ sĩ Hoàng Lan sinh năm 1959 tại một tỉnh miền Tây Nam bộ. Bà trở thành diễn viên đoàn kịch nói Cửu Long Giang khi mới 17 tuổi. Sau nhiều năm lăn lộn trên các sân khấu, Hoàng Lan ghi dấu trong lòng khán giả phía Nam với các vai diễn như Hai Mưa Nắng, Lan Xì - po, má mì, chủ quán cơm tù... trong chương trình Trong nhà ngoài phố những năm 2000. Ngoài ra, nữ nghệ sĩ từng ghi dấu ấn với khán giả bằng những vai diễn trong các phim Cô thư ký xinh đẹp, Cổng mặt trời, Sóng gió cuộc đời...
Clip Hoàng Lan chia sẻ:
Tuấn Chiêu
Bệnh tật đeo bám, nghệ sĩ Hoàng Lan chật vật kiếm tiền nuôi thân
- Sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật, sống nương nhờ người thân, bạn bè và khán giả, nghệ sĩ Hoàng Lan quyết định mở quán ăn nhỏ để buôn bán, kiếm tiền chạy chữa thuốc thang.
" alt="Hoàng Lan không đủ tiền thuê nhà, mong vào Viện dưỡng lão"/>
Hoàng Lan không đủ tiền thuê nhà, mong vào Viện dưỡng lão
- Nhiều sinh viên của Trường ĐH Công đoàn tỏ ra bức xúc với quy định mới mà nhà trường đưa ra để quản lý như với học sinh phổ thông là đóng cửa ra vào trường trong giờ học.Cụ thể, trong thông báo về việc chấn chỉnh thực hiện nội quy giảng đường vừa được trường này ban hành mới đây, nêu rõ: “Sinh viên phải đi học đúng giờ. Nhà trường sẽ đóng cửa ra vào sau thời gian vào học các ca 15 phút. Thông báo này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2017.
|
Sinh viên bức bối với quy định "cửa đóng then cài" của Trường ĐH Công đoàn. |
Nhiều sinh viên chia sẻ khó có thể chấp nhận với quy định này. Bởi đôi khi chỉ đến trường muộn 1-2 phút sau giờ giới nghiêm (sau giờ vào lớp 15 phút) là phải quay về và coi như hôm ấy sinh viên nghỉ học.
Một sinh viên trường này chia sẻ: “Tôi đến trường vào một ngày nắng đẹp trời, lúc đó là tầm 16h chiều, điều đập vào mắt tôi đó là thứ hai đầu tuần sao nhà xe không mở cửa? Cứ ngỡ trường đã được nghỉ Tết. Đứng một lúc mới biết là trường tôi mới ban hành bộ luật phổ thông đó là “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trong giờ học và chỉ mở khi hết giờ học hoặc chuyển ca. Đường đường là một trường đại học tầm cỡ, quy mô và trình độ ở một đẳng cấp khác mà lại có cái quy định mang tầm phổ thông thế? Mà không biết đóng cổng như vậy thì sẽ giúp ích được gì nhỉ? Giúp sinh viên đi học sớm, đúng giờ hay là cấm sinh viên ra ngoài ăn sáng để vào căng-tin ăn sáng, mua đồ tránh tình trạng ế ẩm! Nói chung là đeo thẻ sinh viên thì tốt và thực hiện được chứ kiểu đóng cổng trường khi vào giờ học như thế này thì các thầy cô nên xem xét lại, trường hợp như hôm nay mấy lớp được về sớm, nhưng đợi ra đúng giờ thì khó chấp nhận lắm...”.
Một sinh viên khác nói: “Người nào cũng có công việc riêng, đôi khi chỉ vào trường có chút việc rồi ra chứ không học nhưng cũng phải chờ đến đoạn chuyển giao giữa hai ca học (gần 9 giờ) mới có thể ra ngoài được”.
Bạn Ngọc Lan chia sẻ: “Có thể trường đặt ra quy định để hạn chế những sinh viên thiếu ý thức, trốn tiết nhưng không phải tất cả sinh viên đều như thế và không phải ai đến lớp cũng có ý định trốn học. Nhà trường cần xem lại cách quản lý khác thay vì áp đặt sinh viên như thế này”.
Hầu hết sinh viên đều tỏ ra ngán ngẩm, bức xúc với quy định kiểu quản lý như với học sinh phổ thông này.
Về việc này, trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Văn Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Công Đoàn cho biết quy định này được thực hiện hơn một tuần nay và trường cũng đã thông báo để sinh viên nắm được.
Nhà trường đưa ra quy định này nhằm hướng nâng cao ý thức sinh viên về việc đi học đúng giờ, tránh trốn tiết và để kiểm soát việc người lạ ra vào trường một cách tự do.
“Như vậy sẽ hạn chế việc sinh viên đi học muộn, rồi người lạ vào trường quảng cáo,bán đủ thứ hay phóng xe máy trong sân trường ảnh hưởng đến các tiết học thể dục. Nhà trường cũng vừa mới trang bị một số cơ sở vật chất có giá trị, việc này cũng hạn chế chuyện bị mất cắp đồ đạc. Do đó mong sinh viên thấu hiểu cho quy định trường đưa ra”, ông Hà nói.
Tuy nhiên, theo ông Hà, quy định này không hoàn toàn cứng nhắc. “Với quy định này, sinh viên vào muộn giờ sẽ bị bảo vệ ghi tên lại, báo cáo cho phòng quản lý sinh viên và tính vào điểm thi đua, chứ nhà trường không hướng tới chuyện không cho các em vào trường. Quy định mới này cũng không cấm hoàn toàn sinh viên ra vào trường trong giờ học mà chỉ hạn chế việc tự do đi lại của các em. Nếu sinh viên xuất trình được thẻ sinh viên và có lý do chính đáng báo cáo thì bảo vệ sẽ mở cửa cho các em”, ông Hà nói.
Ông Hà cũng cho biết nhà trường sẽ vẫn tiếp tục lắng nghe ý kiến của sinh viên để có những điều chỉnh trong quy định sao cho phù hợp.
Thanh Hùng
" alt="Sinh viên bức bối vì ĐH Công đoàn cấm ra vào trường trong giờ học"/>
Sinh viên bức bối vì ĐH Công đoàn cấm ra vào trường trong giờ học