Nhận định, soi kèo Antigua GFC vs Deportivo Xinabajul, 10h00 ngày 13/2: Đạp đáy giữ đỉnh
本文地址:http://live.tour-time.com/news/88f990102.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Persikota Tangerang vs Nusantara United, 15h30 ngày 10/2: Điểm tựa sân nhà
Ngoài ra, sinh viên cũng phải mạnh dạn tham gia vào các hoạt động phong trào để trang bị thêm các kỹ năng mềm, tham gia các hoạt động xã hội, công tác thiện nguyện…
Ông Sơn nói, đội ngũ giảng viên không ít các thầy cô là các sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc từ các chương trình đào tạo của trường. Do vậy, giai đoạn hiện nay nhà trường xác định các sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc là một nguồn quan trọng để bổ sung đội ngũ giảng viên.
Trường ĐH Luật TP.HCM sẽ có chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc với nhiều hỗ trợ, ưu đãi trong tuyển dụng, đãi ngộ, hỗ trợ học nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để bổ sung cho đội ngũ giảng viên của trường. Đây là cơ hội rất tốt để sinh viên có năng lực nghiên cứu, giỏi ngoại ngữ hiện thực hóa ước mơ trở thành giảng viên, nhà khoa học.
Hiệu trưởng đại học nhắn nhủ tân sinh viên 'không sợ hãi' trong lễ khai giảng
Đặc biệt, chủ nhân giải thưởng lớn nhất trị giá 200 triệu đồng - ngôi vị Trạng nguyên năm nay thuộc về thí sinh Phan Tuấn Tú đến từ lớp 8A8 Trường THCS Trần Quốc Toản, Quảng Ninh. Là thí sinh khuyết tật (một mắt bị suy giảm thị lực hoàn toàn) nhưng Tuấn Tú vẫn giữ vững niềm đam mê học tập, nghiên cứu. Nhờ sở thích với các môn khoa học, tiếng Anh… và khả năng tư duy tốt, Tuấn Tú đã xuất sắc vượt qua 99 đối thủ trong vòng chung kết để đạt giải thưởng cao nhất của chương trình.
Sau 4 tháng tổ chức với sự tham dự của hơn 50.000 thí sinh, Trạng nguyên tuổi 13 năm 2023 tiếp tục được đánh giá là sân chơi bổ ích, lý thú và góp phần ươm mầm tài năng trẻ. Phạm vi của cuộc thi trải dài từ kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực văn hóa như Toán học, Văn học, Ngoại ngữ, Sử học, Sức khỏe, Khoa học tự nhiên - xã hội đến kiến thức mở liên quan đến thường thức cuộc sống, giúp các em học sinh được bộc lộ tài năng một cách toàn diện.
Chia sẻ về Trạng nguyên tuổi 13 năm 2023, đại diện Tập đoàn Daesang cho biết: “Đồng hành cùng cuộc thi trong năm nay, chúng tôi rất vinh dự khi một lần nữa thành công tạo ra sân chơi giáo dục truyền cảm hứng cho các em học sinh luôn tự tin, phấn đấu, không ngừng giao lưu học hỏi để trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân. Tập đoàn Daesang luôn trân trọng giấc mơ của các em học sinh - chủ nhân đất nước tương lai”.
Trải qua 9 mùa, Trạng nguyên tuổi 13 tiếp tục hướng đến thông điệp “Mọi trẻ em đều là nhân tài đáng được trân trọng”, nhằm thể hiện sự quan tâm của tập đoàn Daesang đối với lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là đào tạo thế hệ trẻ.
Trạng nguyên tuổi 13 không chỉ là hoạt động thường niên thể hiện trách nhiệm xã hội mà còn thuộc khuôn khổ chiến dịch “Trân trọng” của tập đoàn Daesang, nhằm thiết lập nhận diện thương hiệu mới, tạo giá trị bền vững gắn kết với mọi hoạt động kinh doanh.
Khái niệm “Trân trọng” được thể hiện qua các tiêu chí: Hướng đến thế giới lành mạnh cho con người và tự nhiên, Trân trọng cơ hội và tính đa dạng, Trân trọng thử thách và tính sáng tạo, Trân trọng con người, Trân trọng khách hàng, Trân trọng tương lai. Đây là sứ mệnh, nhiệm vụ và mục tiêu cốt lõi mà Daesang hướng đến.
Thành lập từ năm 1956, Daesang là tập đoàn hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và nguyên liệu ở Hàn Quốc. Chìa khóa thành công giúp Daesang phát triển bền vững nằm ở việc tuân thủ ESG. (E-Environmental: Môi trường, S-Social: Xã hội, G-Governance: Quản trị doanh nghiệp). Công ty TNHH Daesang Việt Nam được thành lập năm 1994. Công ty hiện đang phát triển với 3 thương hiệu: O’Food, Miwon và Chungjungone. Bên cạnh thương hiệu Miwon đã quen thuộc với người tiêu dùng, O’Food với các sản phẩm chủ lực như rong biển, sốt nấu, tokpokki… cũng đang thể hiện tiềm năng phát triển. Thành lập từ năm 2000 và trở thành công ty con của Tập đoàn Daesang vào năm 2016, Công ty Cổ phần Daesang Đức Việt là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất xúc xích tươi. Đến nay, công ty ngày càng đa dạng sản phẩm với những mặt hàng đa dạng, với các sản phẩm cao cấp chế biến từ thịt như xúc xích tươi, Jambong, thịt nguội, đồ viên, Seoul's hotdog, xúc xích ăn liền Handy... |
Bích Đào
">Đồng hành ‘Trạng nguyên tuổi 13’, Daesang truyền cảm hứng học tập đến học sinh
Lưu Dịch Hách nhận định, các câu hỏi trong vòng 2 thi chuyên môn Toán và Vật lý vừa sức. "Em làm tốt và tự tin với đáp án đưa ra, mọi việc đều tương đối suôn sẻ. Ở vòng 3, thi phỏng vấn trực tiếp em trả lời khá tốt", nam sinh nói.
Lưu Dịch Hách thừa nhận, không tự tin 100% đỗ vào lớp tài năng trẻ hàng đầu của Trung tâm Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng (thuộc Đại học Thanh Hoa). "Sau khi đi thi về, em luôn tự nhủ dù kết quả thế nào, đây cũng là cơ hội may mắn và trải nghiệm quý giá khi được cọ xát với những thần đồng Toán học trẻ tuổi trong nước", tân sinh viên 14 tuổi trải lòng.
8 tháng 'chạy lũ' để đặt chân đến 'Harvard châu Á'
Lưu Dịch Hách quyết định đăng ký tham gia cuộc thi tuyển chọn thiên tài của Trung tâm Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng vào tháng 2/2023. Khi đó, chỉ còn 8 tháng là cuộc thi chính thức diễn ra. Sau khi xác định mục tiêu, nam sinh bắt đầu 'chạy lũ' về đích.
Nhận thức được tầm quan trọng của cuộc thi, Lưu Dịch Hách nghiêm túc từ những ngày đầu. Kết quả này, không chỉ là cơ sở quyết định việc đỗ hoặc không, nó còn thể hiện đúng năng lực thực tế của nam sinh.
Thầy Mao Minh Chính - Tổ trưởng tổ giáo viên chuyên luyện thi Toán của Trường THCS số 7 Thiên Phủ, thẳng thắn thừa nhận: "Lưu Dịch Hách có nền tảng tốt và tổng điểm trung bình luôn nằm trong top đầu. Nhưng, không dễ để em hoàn thành cuộc đua 'chạy lũ' trong 8 tháng, đấu lại với nhiều thiên tài trên cả nước".
"Như chia sẻ ban đầu, Lưu Dịch Hách tham gia cuộc thi tuyển chọn thiên tài với thái độ học hỏi cầu thị. Thầy trò tôi chấp nhận, tự mình leo lên núi mới biết núi cao thế nào, thậm chí phải cầm sào dò biển mới biết biển nông hay sâu.
Muốn thực hiện được quá trình này, chúng tôi buộc phải tìm mọi con đường để đi. Ngay cả khi, kết quả không đạt yêu cầu, thầy trò tôi cũng phải chấp nhận", thầy Chính chia sẻ về hành trình Lưu Dịch Hách 'chạy lũ' 8 tháng để đặt chân đến 'Harvard châu Á'.
Thầy chia sẻ thêm, mục tiêu đặt ra của Lưu Dịch Hách được nhà trường quan tâm: "Ban giám hiệu không chỉ điều chỉnh lịch học, thậm chí còn sắp xếp kế hoạch ôn thi dựa trên tình hình thực tế của em. Kế hoạch nêu chi tiết những việc cần làm tại thời điểm đó và từng giai đoạn. Tất cả thầy cô đều mong em có thể chạy nhanh về đích".
Là người đồng hành cùng Lưu Dịch Hách trong hành trình 8 tháng chạm tay đến ước mơ, thầy Minh cho biết ngoài việc chuẩn bị kiến thức phục vụ cuộc thi, vấn đề sức khỏe tâm thần cũng được chú trọng không kém.
"Do việc học ngày càng khó, nên em hay cáu khi gặp vấn đề không thể giải quyết. Những lúc này, thầy cô luôn trò chuyện cùng Lưu Dịch Hách hoặc rủ em ra ngoài chơi. Việc chuẩn bị cho cuộc thi là hành trình đầy gian nan của cả thầy và trò. Dù thời gian gấp rút, nhưng không phải là không thể thực hiện được", thầy Minh tâm sự.
Nhìn lại hành trình 'chạy lũ' 8 tháng qua, Lưu Dịch Hách thừa nhận ngoài sự gò bó về thời gian, còn cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc của thầy Minh, nhà trường và bố mẹ. Thời gian này, nam sinh cho biết để giải tỏa căng thẳng thường chơi bóng bàn và chạy bộ: "Em thích cảm giác sảng khoái khi chạy bộ".
'Tài năng không phải muốn là có, kiên trì mới là đích đến'
Dừng chân tại Đại học Thanh Hoa ở tuổi 14, trong mắt mọi người Lưu Dịch Hách ít nhiều có tài. Tuy nhiên, nam sinh khẳng định bản thân không phải là người tài, nhưng thành tích Toán học đạt được chủ yếu đến từ niềm đam mê và sự kiên trì.
Tân sinh viên 14 tuổi quan niệm, niềm đam mê và sự nhiệt huyết vừa là chìa khóa cơ hội vừa là nguồn động lực: "Tài năng không phải là thứ chúng ta có thể quyết định được. Nhưng sự kiên trì, nỗ lực và cố gắng trong lĩnh vực bản thân yêu thích là mục đích cần hướng tới".
Nói về quá trình trưởng thành, nam sinh tiết lộ bố mẹ là người bạn đồng hành: "Mỗi ngày, em đều gọi điện chia sẻ với bố mẹ về những trải nghiệm ở trường và khó khăn đang vướng mắc. Sự ấm áp của gia đình là động lực để em tiếp tục tiến về phía trước".
Tháng 1/2024, nam sinh sẽ xa bố mẹ để đi học đại học. Đại học Thanh Hoa, cách nhà Lưu Dịch Hách gần 2.000km. Trong khi, bố mẹ lo lắng về khả năng tự chăm sóc bản thân của con, cậu bé lại tràn đầy tự tin: "Em đặt kỳ vọng vào cuộc sống đại học. Đây là nơi em gặp gỡ những người giỏi hơn mình. Em có thể kết bạn và học hỏi mọi thứ từ họ. Em không lo lắng việc sắp bước vào môi trường mới".
Khi nói về tương lai, Lưu Dịch Hách thẳng thắn tuyên bố sẽ tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê Toán học: "Em may mắn vì được học trong ngôi trường lý tưởng, có nền tảng vững chắc và bề dày lịch sử lâu đời. Do đó, việc học tập chăm chỉ vừa để nâng cao trình độ vừa góp phần xây dựng sự nghiệp Toán học của đất nước phát triển là sứ mệnh khi em đặt chân đến Đại học Thanh Hoa".
Hành trang vào đại học tuổi 14
Đỗ Đại học Thanh Hoa ở độ tuổi khá sớm, không đồng nghĩa với việc Lưu Dịch Hách thoát khỏi áp lực học tập và buông thả bản thân. Thầy Chính cho biết, thời gian tới nhà trường bố trí lớp học ‘1 thầy 1 trò’ giúp nam sinh nâng cao kỹ năng: Khả năng diễn đạt, khả năng đọc viết tổng quát, sức khỏe tâm thần…
"Việc trau dồi khả năng diễn đạt giúp em thể hiện bản thân và chia sẻ tốt hơn. Khả năng đọc viết giúp em nắm vững kiến thức nhanh. Lớp học về sức khỏe tâm thần chủ yếu tập trung vào việc giúp em biết cách vượt qua khó khăn, điều chỉnh cảm xúc, cân bằng giữa học tập và cuộc sống...", thầy giáo lý giải mục đích của lớp học 1-1.
Thầy Chính nhấn mạnh, về kiến thức THPT Lưu Dịch Hách đã nắm chắc, nhưng không có sự trải nghiệm về cuộc sống học sinh. Do đó, các lớp học này là hành trang để nam sinh bước vào môi trường mới. Nhà trường tin tưởng Lưu Dịch Hách sẽ nhanh chóng thích nghi và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình thời gian tới.
Chia sẻ về mô hình lớp học 1-1 đặc biệt, bà Trương Giang Bình - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học số 7 Thiên Phủ kiêm Hiệu trưởng điều hành khối THCS, cho biết: "Lớp học này, không chỉ dành riêng cho Lưu Dịch Hách, có thể áp dụng với mọi học sinh trong trường. Những học sinh được đào tạo theo cơ chế dạy và học phân tầng 1-1, sẽ có lộ trình học theo đúng năng lực thực tế.
Đây là mô hình đào tạo thể hiện tính phù hợp và sự liên kết giữa môn học, nội dung và phương pháp. Học sinh có quyền lựa chọn môn theo thế mạnh để vượt cấp. Ví dụ, học sinh lớp 6 giỏi tiếng Anh được học cùng lớp 11, 12. Bằng cách này, nhà trường sẽ đào tạo các cá nhân có thể mạnh ngày càng phát triển hơn".
Theo Sohu
8 tháng ‘chạy lũ’ của nam sinh cấp 2 được tuyển thẳng vào Đại học Thanh Hoa
Nhận định, soi kèo Odisha vs Punjab, 21h00 ngày 10/2: Thất vọng cửa dưới
Sự ổn định về tâm lý giúp Anh Minh có điểm Par ở hố số 2, điểm birdie ở hố số 3. Trong khi đó, golfer người Trung Quốc sau sự khởi đầu tốt đã bị Anh Minh dẫn ngược.
Ở 6 hố tiếp theo, Anh Minh thi đấu không thực sự tốt khi "trắng" điểm birdie và mắc tới 3 bogey, trong khi Xihuan Chang có cho mình 1 birdie, 3 par, mắc 1 bogey và 1 double bogey (hố số 8). Với kết quả này, Xihuan Chang dẫn trước Anh Minh 1 up.
Sau khi trở lại vạch xuất phát ở hố số 10, hai golfer hòa nhau ở hố 11 và 12. Bước ngoặt trận đấu ở hố 13 và 14 khi Anh Minh đều mắc bogey, trong khi đối thủ của anh ghi 2 par, qua đó dẫn 2 up.
Hai golfer hòa nhau ở hố 15, sau đó Xihuan Chang dẫn trước 3 up sau 16 hố. Với kết quả này, golfer người Trung Quốc thắng chung cuộc 3&2, giành vé vào bán kết.
Dù không thể đi tiếp nhưng Nguyễn Anh Minh vẫn làm nên lịch sử, khi trở thành golfer Việt Nam đầu tiên vượt nhát cắt và vào tới tứ kết US Junior Amateur. Đây là giải đấu mà rất nhiều huyền thoại golf thế giới từng tranh tài, có thể kể tới Tiger Woods, Jordan Spieth, Scottie Scheffler...
US Junior Amateur 2024 quy tụ 264 golfer nghiệp dư đến từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, với điều kiện chưa chạm 19 tuổi và chỉ số điểm chấp (handicap) từ 2.4 trở xuống. Việt Nam có 2 VĐV thi đấu ở giải là Nguyễn Anh Minh (vào tới tứ kết) và Lê Khánh Hưng (không qua cắt).
Nguyễn Anh Minh dừng bước tại tứ kết US Junior Amateur 2024
Có thế mạnh ở các môn tự nhiên, Phong từng rất say mê học Toán. Nhưng điểm số của nam sinh khi ấy không đủ để được vào đội tuyển của trường. Thất vọng, Phong “rẽ hướng” sang Vật lý với quyết tâm phải chinh phục được môn học này.
“Lần đầu tiên được vào phòng thí nghiệm của trường, em mày mò và nghịch các bộ thí nghiệm điện. Những câu hỏi đơn giản như: “Tại sao ma sát lại tạo ra điện?” cũng khiến em cảm thấy tò mò. Em không ngờ, môn Lý lại có nhiều điều thú vị đến thế”.
Từ việc mong muốn lý giải những điều thắc mắc, Phong bắt đầu học Vật lý rất say mê. Năm lớp 8 khi tham gia đội tuyển học sinh giỏi, Phong giành được giải Nhất tỉnh. Đến năm lớp 9, nam sinh tiếp tục đoạt giải cao.
Tiền đề này giúp Phong thi đỗ vào lớp chuyên Lý của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh với điểm môn chuyên cao thứ nhì lớp. Vào trường, Tuấn Phong nhanh chóng được thầy chủ nhiệm Phạm Đình Hiệp phát hiện ra tiềm năng.
“Phong thông minh, luôn có lập trường vững vàng” – thầy Hiệp ấn tượng với học trò ngay từ những ngày đầu năm lớp 10. Vì thế, thầy đặt nhiều kỳ vọng đây sẽ là nhân tố tiềm năng để tiếp tục bồi dưỡng trong đội tuyển học sinh giỏi quốc gia.
Dưới sự dìu dắt của thầy Hiệp, Phong được tiếp cận với lượng kiến thức nâng cao, mới mẻ nhưng cũng khó nhằn.
“Quãng thời gian ôn luyện đội tuyển, em tập trung làm các nguồn đề từ những năm trước, đồng thời đọc thêm những cuốn sách nổi tiếng để thu nạp kiến thức”, Phong nói.
Điểm đặc biệt, theo thầy Hiệp, Phong có cách ghi chép rất lạ. “Em học đến đâu chắc đến đó nên không ghi bài theo tuần tự thầy cô giảng trên lớp. Kể cả những buổi có giáo sư từ Hà Nội về dạy, em cũng chỉ ghi những điều thấy cần. Nếu giáo viên nào không biết hoặc chưa quen với phong cách này có lẽ sẽ rất bực khi thấy học trò không ghi chép gì cả. Nhưng thực tế không phải vậy. Điều gì đã nắm chắc, Phong đều không ghi”.
Năm lớp 11, khi được lựa chọn vào đội tuyển cùng các anh chị lớp 12, thông thường học sinh lớp dưới sẽ có phần đuối hơn, nhưng Phong cùng một chị lớp 12 luôn cạnh tranh nhau vị trí thứ nhất. Nhờ bản lĩnh và luôn làm bài chắc chắn, Phong giành giải Nhì học sinh giỏi quốc gia ngay từ lớp 11. Sau đó, em tham dự kỳ thi Olympic thi Vật lý châu Âu ở Slovenia và giành Huy chương Bạc.
Kết quả này là động lực để Phong đặt hy vọng sẽ bứt phá vào năm sau. Nam sinh cho biết, bí quyết của em là phải hiểu rõ bản chất của các hiện tượng, vấn đề và tự chứng minh được công thức. Khi đi thi, em cũng đặt ra một số nguyên tắc bắt buộc phải làm theo như tôn trọng các bước khi thực nghiệm, cẩn trọng trong đo đạc, số liệu rõ ràng, ưu tiên những phần dễ lấy điểm, làm đến đâu chắc đến đó…
Tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm lớp 12, Phong đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để giành giải Nhất. Sau đó, nam sinh tiếp tục giành Huy chương Đồng kỳ thi Olympic Vật lý châu Á và thành công “đổi màu” huy chương trong kỳ thi quốc tế chỉ trong vòng 2 tháng.
Nhờ đó, Phong trở thành học trò đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh giành Huy chương Vàng trong kỳ thi Olympic quốc tế. Đây là kỳ vọng và cũng là mục tiêu được cả thầy và trò đặt ra ngay khi chuẩn bị bước tới đấu trường quốc tế.
“Tôi cảm nhận rõ niềm vui của người gieo hạt, hạnh phúc khi chứng kiến học trò đã nỗ lực vượt bậc để thăng hoa trên đấu trường quốc tế, mang vinh quang về quê hương”, thầy Hiệp xúc động nói.
Với những thành tích đã đạt được, Tuấn Phong có thể trúng tuyển vào các ngành học hot nhất hoặc đi du học như cách nhiều thành viên trong đội tuyển quốc tế vẫn lựa chọn. Tuy nhiên Phong cho rằng em vẫn chưa sẵn sàng để đi du học. “Em mong muốn có thêm thời gian tập trung vào thế mạnh của mình. Khi có nền tảng và sự yêu thích, việc học tập và phát triển chuyên môn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”, Phong nói.
Nam sinh cũng cho rằng ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá giúp mình được tiếp cận những kiến thức liên quan đến sensor cảm ứng, mạch điện tử, kỹ thuật đo lường và cảm biến thông minh… Đây là những điều em từng được làm quen qua các kỳ Olympic và vẫn muốn tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn.
Sau một tuần đầu học tại ĐH Bách khoa Hà Nội, Tuấn Phong thẳng thắn thừa nhận tấm huy chương không đem tới lợi thế khi học ở Bách khoa.
“Lợi thế duy nhất của những bạn từng dự thi quốc gia, quốc tế có lẽ là khả năng tự học, sự tập trung và chịu được áp lực – vốn được tôi rèn qua quãng thời gian tập huấn. Bước vào giảng đường, điều quan trọng bản thân không được “ngủ quên trên chiến thắng” mà phải bắt đầu một hành trình mới để chinh phục những kiến thức chuyên ngành vốn rất khó và sâu”.
Nam sinh giành Huy chương Vàng quốc tế không chạy theo ngành hot
Nỗi nghẹn ngào của nữ giáo viên bị thôi việc sau 14 năm dạy hợp đồng
友情链接