Sáng 11/6,ủtịchQuốchộiChophépluậtthihànhsớmthánglàvấnđềcấpbáquả bóng đá ngoại hạng anh phát biểu khai mạc phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, phiên họp sẽ cho ý kiến 1 dự thảo luật sửa 4 luật và 1 dự thảo nghị quyết đã được Quốc hội bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2024.
Cụ thể là dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
Ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, các dự thảo luật và nghị quyết trên là vấn đề cấp thiết, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ trình thông qua để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
"Đây là vấn đề cấp bách, không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ đề nghị 4 luật có hiệu lực thi hành sớm hơn 5 tháng (từ ngày 1/8/2024). Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải tiếp tục bàn cho kỹ, đảm bảo đúng quy trình, đảm bảo đủ điều kiện và cơ bản đáp ứng được sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hiện nay", Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý cụ thể làm cơ sở cho các cơ quan hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình 1 kỳ họp.
"Đảng đoàn Quốc hội đã báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị những vấn đề này. Trên cơ sở ý kiến chính thức của Bộ Chính trị, đề nghị các cơ quan khẩn trương tổ chức thẩm tra theo chức năng, nhiệm vụ", Chủ tịch Quốc hội nói.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, phiên họp tập trung cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đối với 8 dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 7.
Bao gồm: Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
"Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kỹ và thể hiện quan điểm rõ ràng dự án, dự thảo nào đã bảo đảm đủ điều kiện trình Quốc hội thông qua đợt 2, nhất là những dự án, dự thảo có tác động lớn, dự kiến trình Quốc hội thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp", ông Trần Thanh Mẫn nói.
Cũng tại phiên họp thứ 34, các đại biểu sẽ cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban và xem xét, quyết định về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2023.
Theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội chủ trì các nội dung tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ, báo cáo ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề cần xin ý kiến.
"Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ quan điểm, đề xuất cụ thể các phương án, nội dung chỉnh sửa làm cơ sở cho các cơ quan tiếp thu, chỉnh lý nghiêm túc, đầy đủ, thấu đáo để tổng hợp báo cáo, xin ý kiến đại biểu Quốc hội tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 7", Chủ tịch Quốc hội nói thêm.
Đánh giá kết quả đợt 1 Kỳ họp thứ 7, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh nhiều nội dung thành công tốt đẹp. Kỳ họp được cử tri, Nhân dân rất quan tâm, theo dõi. Trong đó, theo ông Trần Thanh Mẫn, công tác nhân sự đã được tiến hành kịp thời, đúng quy định, quy trình với số phiếu bầu tán thành của đại biểu Quốc hội rất cao.
Anh VănNgày 9/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết thống nhất thông qua dự án xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, theo tờ trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chính phủ đề nghị 4 luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024 (sớm hơn 5 tháng theo quy định hiện hành). Riêng Điều 253, 254 (trừ khoản 4 và khoản 5), 255 (trừ khoản 8), 256 (trừ khoản 2 và khoản 4), 257 (trừ khoản 1), 258, 259, 260 (trừ các khoản 12, 14 và 15) của Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.