Những nỗ lực của Chi đoàn Sở Tư pháp là một trong những yếu tố quan trọng góp phần để việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên đạt được kết quả cao trên địa bàn, như: Tổng số hồ sơ tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính liên thông đối với nhóm thủ tục Đăng ký khai sinh là 11.330/11.335 hồ sơ đăng ký mới (đạt gần 100%); nhóm thủ tục Đăng ký khai tử là 4.599/5.218 hồ sơ (đạt 88%); 100% kết quả được cấp bản điện tử Giấy khai sinh, Trích lục khai tử. Với những kết quả này, Hà Nam được đánh giá là tỉnh đứng đầu cả nước trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên tới 100% các xã, phường, thị trấn.
Bên cạnh đó, Chi đoàn Sở Tư pháp cũng thành công trong việc triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; bảo đảm 100% các Phòng Tư pháp và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính khi có yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã thực hiện chứng thực điện tử với hơn 53.000 hồ sơ yêu cầu.
Nói về vai trò tiên phong trong công tác chuyển đổi số, đoàn viên Phan Thị Phương cho biết: Đối với mỗi đồng chí đoàn viên trực tiếp thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính đều xác định được trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm quyền, lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Như bản thân tôi cùng với các đồng chí đoàn viên ở Phòng Hành chính bổ trợ tư pháp, là những người trực tiếp liên quan tới người dân và doanh nghiệp, chúng tôi đã chủ động tìm hiểu sâu các quy định của pháp luật chuyên ngành để tránh việc bỏ sót các quy định ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.
Để thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về cải cách hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ, thời gian giải quyết và thái độ phục vụ đối với người dân và doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định, đồng chí Nhiếp Thị Hải, Bí thư Chi đoàn Sở Tư pháp cho biết: Đối với những người làm tư pháp nếu không vững chuyên môn, không có những trăn trở, không nắm được những vấn đề thực tiễn xã hội thì khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chính vì thế, trong những buổi sinh hoạt chi đoàn, chúng tôi đã dành thời gian để các đoàn viên chia sẻ những vấn đề còn vướng mắc, bất cập hoặc còn nhiều cách hiểu khác nhau để cùng nhau trao đổi, thảo luận và tham mưu với lãnh đạo các hướng giải quyết hợp tình, hợp lý, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa bảo đảm không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của người dân.
Khuyến khích các đoàn viên bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn trong các mảng, lĩnh vực được phân công chủ động tiếp cận và tìm hiểu đối với các mảng lĩnh vực khác. Như không được phân công nghiên cứu các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhưng vẫn tiếp cận các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để nghiên cứu và đưa ra những đóng góp của mình. Hay như một đồng chí báo cáo viên nếu chỉ nghiên cứu nội dung mà mình thực hiện tuyên truyền sẽ khó có thể giải đáp được những vướng mắc, bất cập thuộc những vấn đề nóng, vấn đề liên quan đến đời sống hằng ngày của người dân ngoài nội dung mình giới thiệu.
Về phía chi đoàn, ban chấp hành chi đoàn cũng đã đề ra nhiều giải pháp khác nhau và chủ động trong tham mưu với đảng ủy, ban giám đốc sở trong việc tổ chức các hình thức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ để các đồng chí đoàn viên trong chi đoàn vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và tiên phong trong công tác chuyển đổi số của ngành.
TheoChu Bình(Báo Hà Nam)
" alt=""/>Đoàn Thanh niên Sở Tư pháp Hà Nam tiên phong chuyển đổi sốỞ lần tổ chức thứ 7, các nhà xuất bản gửi đến 372 tên sách và bộ sách, bao gồm 455 cuốn (nhiều hơn 60 tên sách và bộ sách, 20 cuốn so với Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 6).
Ông Đỗ Quang Dũng, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội Xuất bản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chung khảo, cho biết số tác phẩm đạt giải tăng nhờ bổ sung giải Sách được bạn đọc yêu thíchvà thể lệ cho phép “không quá 2 giải A, 3 giải B, 4 giải C, 5 giải Khuyến khích, 5 giải Sách được bạn đọc yêu thích”.
“Nhìn chung các tác phẩm đề nghị xét giải A đều được chấm chặt chẽ theo đúng quy trình, qua các vòng chấm từ Hội đồng sơ khảo, Hội đồng chung khảo và phản biện, đảm bảo chất lượng nội dung”, ông Dũng khẳng định.
Theo ông Dũng, phần lớn sách tham dự giải thưởng đã nộp lưu chiểu đúng quy định (trừ 14 cuốn không đúng thể lệ). Tất cả các cuốn sách và bộ sách đều có bản nhận xét, đánh giá theo quy định.
PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Ủy viên Hội đồng chung khảo Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 cho rằng, số lượng đầu sách gửi tới tham dự nhiều hơn năm trước, chứng tỏ giải ngày càng uy tín.
“Điểm mới của Giải thưởng Sách Quốc gia lần này là có thêm giải thưởngSách được bạn đọc yêu thích. Điều này khuyến khích các nhà xuất bản và tác giả chú ý viết thế nào để nhận được sự quan tâm của bạn đọc. Không phải lượng xuất bản nhiều thì uy tín về học thuật hay giá trị nghệ thuật cao hơn hẳn. Có những lĩnh vực rất kén bạn đọc như sách chuyên về khảo cổ, cổ nhân học… nhưng vẫn được đánh giá rất cao”, ông Cường chia sẻ.
Ông Cường nhận định, dù chưa công bố chính thức hạng mục giải thưởng nhưng Giải thưởng Sách Quốc gia lần này thực hiện sát với ý tưởng ban đầu do Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Xuất bản Việt Nam đề ra.
Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, cho biết hạng mục Sách được bạn đọc yêu thíchđã được BTC đưa lên cổng bình chọn từ ngày 26/8 - 15/9/2024. Hạng mục này có tiêu chí linh hoạt, nhằm tìm ra cuốn sách bạn đọc thực sự yêu thích, có sức lan tỏa. Ngoài quy định về số lượng phát hành, hạng mục này có thêm những tiêu chí như: tính khoa học, thực tiễn, chính trị tư tưởng và cả điểm dành cho mỹ thuật.
Nhà thơ, nhà báo Trần Hữu Việt, Ủy viên Hội đồng chung khảo, đánh giá mảng sách thiếu nhi năm nay phong phú, phản ánh đời sống văn học thiếu nhi đang dần trở lại đúng theo như mong muốn của xã hội và những người cầm bút.
Dự kiến, Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ trao giải cuối tháng 10/2024.
7 tác phẩm văn học tranh Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7Nhà xuất bản Văn học vừa công bố 7 tác phẩm gửi tham dự Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7." alt=""/>60 tác phẩm được đề xuất xét tặng Giải thưởng Sách Quốc giaĐược lựa chọn xây dựng thôn thông minh, thôn 4, xã Thiệu Trung đã ứng dụng các nền tảng số để thực hiện thông tin, tuyên truyền, như: Xây dựng hệ thống đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông, tạo lập các nhóm zalo và ứng dụng các nền tảng số để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân, như: zalo CNS - Làng Diên Hào, Chi bộ 4, facebook Đất và người Diên Hào; ứng dụng ThanhhoaS...
Bên cạnh đó, thôn 4 đã chọn 2 mô hình điểm để xây dựng thôn thông minh là cài đặt mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, chiếu sáng nhằm quản lý điện sáng. Với mô hình này, đã giúp cho việc quản lý, điều chỉnh bật tắt hệ thống điện tự động để tiết kiệm nguồn điện cho Nhân dân. Bên cạnh việc xây dựng mô hình quản lý điện sáng, thôn 4 còn lắp đặt 16 mắt camera giám sát an ninh, góp phần trong công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), giám sát công tác vệ sinh môi trường.
Bí thư chi bộ, kiêm trưởng thôn 4 Nguyễn Xuân Giao, cho biết: Hiện nay, thôn có 95% hộ dân sử dụng internet. Tại nhà văn hóa có wifi tốc độ cao để phục vụ người dân truy cập, khai thác thông tin. 70% dân số trong độ tuổi lao động có tài khoản thanh toán điện tử; 75% dân số có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu. Từ ngày xây dựng thôn thông minh, công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của thôn đều được truyền tải qua mạng xã hội zalo nhanh chóng, dễ dàng. Nhiều người dân còn sử dụng các trang mạng xã hội để livestream quảng cáo, bán sản phẩm nông nghiệp.
Xã Thiệu Trung được UBND huyện Thiệu Hóa chọn làm điểm xây dựng xã thông minh, đảng ủy, UBND xã đã bám sát các chỉ đạo của cấp trên để ban hành nghị quyết, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể và Nhân dân địa phương để xây dựng các tiêu chí xã thông minh. UBND xã đã chọn 2 mô hình điểm để các thôn hoàn thành đó là điện sáng công cộng và mô hình camera an ninh.
Đến nay, toàn bộ các trục đường, ngõ xóm trong xã đã được lắp đặt hệ thống chiếu sáng có hệ thống tắt mở tự động, toàn xã lắp đặt 117 camera an ninh, 57,3% dân số trong độ tuổi lao động có tài khoản thanh toán điện tử, 77,3% người trong độ tuổi lao động có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu, 100% nhà ở hộ gia đình, trụ sở cơ quan, tổ chức, các cơ sở dân sinh, kinh tế - xã hội trong xã được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số... 5/6 thôn đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng thôn thông minh, trong đó 1 thôn đã được công nhận là thôn thông minh.
Ông Đỗ Đức Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung, cho biết: “Xác định việc chuyển đổi số sẽ giúp người dân được bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ để nâng cao chất lượng cuộc sống; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Từ đó, đẩy mạnh việc phát triển 2 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay”.
Xây dựng thôn, xã thông minh là một trong những mục tiêu trong quá trình chuyển đổi số toàn diện của huyện Thiệu Hóa. Để nâng cao nhận thức của mỗi người dân về chuyển đổi số, xây dựng xã hội số, các phòng, ban, ngành, đơn vị trong huyện đang thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền về dịch vụ công, việc đăng ký tài khoản và sử dụng các giao dịch trực tuyến qua điện thoại thông minh.
Hiện nay, hầu hết các thôn được chọn xây dựng thôn thông minh trên địa bàn huyện đều đã thành lập trang thông tin điện tử trên nền tảng mạng xã hội zalo, giúp người dân nhanh chóng tiếp cận thông tin mới một cách chính xác, thuận tiện.
Ông Nguyễn Quang Hòa, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thiệu Hóa, cho biết: “Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị đã và đang tích cực triển khai xây dựng thôn thông minh, hướng tới xây dựng chính quyền số, với tỷ lệ văn bản điện tử ký số đạt trên 99%; tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên 99%.
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện từng bước ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, mở rộng thị trường; nhiều phương thức kinh doanh, dịch vụ, ngành nghề mới xuất hiện góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của Nhân dân...”.
TheoMinh Khanh (Báo Thanh Hóa)
" alt=""/>Xây dựng mô hình thôn thông minh ở Thiệu Hóa