
- Không tổ chức kiểm tra rà soát kỹ hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia của học sinh dẫn đến có hàng nghìn lỗi như dữ liệu không đúng yêu cầu, sai thông tin cá nhân, khu vực ưu tiên,… là những trường hợp mà Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra để nhắc nhở các trường.Để hạn chế những sai sót và hướng dẫn chi tiết cho quá trình tuyển sinh ĐH,CĐ 2018, ngày 30/3, Sở GD-ĐT Hà Nội đã tổ chức hội nghị triển khai công tác thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH; CĐ, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2018 và hướng dẫn ôn tập.
Đăng ký dự thi 2 bài thi tổ hợp thì bắt buộc phải thi cả 2
Ông Bùi Quang Thái, Phó phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng (Sở GD-ĐT Hà Nội) đặc biệt lưu ý thí sinh nếu đăng ký 2 bài thi tổ hợp thì cần phải thi cả 2 nếu không sẽ bị đánh trượt tốt nghiệp.
 |
Ông Bùi Quang Thái, Phó phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng (Sở GD-ĐT Hà Nội). Ảnh: Thanh Hùng. |
“Thí sinh học chương trình giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi (gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp). Thí sinh học chương trình GDTX phải dự thi 3 bài thi (gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp).
Thí sinh được đăng ký chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào không có môn thi thành phần bị điểm liệt và điểm thi cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh đã đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ hợp thì bắt buộc phải thi cả 2, nếu bỏ 1 trong 2 sẽ bị coi là dự thi không đủ số bài thi và không được xét công nhận tốt nghiệp”, ông Thái cho hay.
Được miễn thi Ngoại ngữ với 10 điểm xét tốt nghiệp, vẫn phải thi để xét ĐH
Thí sinh có chứng chỉ được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT thì để xét công nhận tốt nghiệp sẽ đương nhiên được coi là điểm 10. Tuy nhiên, vẫn phải đăng ký thi để xét tuyển ĐH, CĐ nếu tổ hợp xét tuyển có môn Ngoại ngữ.
“Điểm để xét tốt nghiệp THPT được tính điểm 10, điểm thi thực tế được dùng để xét tuyển ĐH, CĐ. Như vậy nếu khi thi môn Ngoại ngữ giả sử được 5 điểm, thì điểm xét tốt nghiệp vẫn là 10, điểm 5 đó chỉ áp dụng cho xét tuyển ĐH, CĐ. Trường hợp nếu thí sinh xác định đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ không có tổ hợp nào cần dùng đến môn Ngoại ngữ thì không cần phải đăng ký thi. Những thí sinh đăng ký miễn thi, không có nhu cầu thi môn Ngoại ngữ không được đánh dấu đăng ký bài thi môn này trong phiếu đăng ký dự thi”, ông Thái nói.
Ngoài ra, thí sinh đủ điều kiện được miễn tốt nghiệp như đạt giải quốc tế, khuyết tật vẫn phải làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia để lấy thông tin xét đặc cách tốt nghiệp chứ không phải không cần làm hồ sơ gì.
Thí sinh đã tham gia sơ tuyển vào các trường ĐH, CĐ, TC, Quân đội, Công an,… nếu các trường đó yêu cầu có điểm văn hóa, thí sinh phải đăng ký dự thi môn văn hóa phù hợp.
Ngoài ra, thí sinh muốn đăng ký dự thi phải có Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân. Nếu thí sinh có 2 chứng minh thư nhân dân trở lên chỉ được sử dụng một để đăng ký dự thi và tuyển sinh ĐH, CĐ, TC.
Hay trường hợp thí sinh có nhiều giấy chứng nhận nghề, thì chỉ được cộng điểm khuyến khích đối với 1 giấy chứng nhận có kết quả xếp loại cao nhất.
Tránh hàng loạt lỗi sai trong công tác nhập dữ liệu
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng chỉ ra hàng loạt lỗi sai trong công tác nhập dữ liệu từ phía các trường, các phòng giáo dục ở đợt tuyển sinh năm 2017. Qua đó nhằm hạn chế tái diễn ở năm nay.
“Một số nhà trường không tổ chức kiểm tra rà soát hồ sơ của học sinh dẫn đến một số trường khi chúng tôi đi kiểm tra hồ sơ đăng ký dự thi thì danh sách kiểm dò có hiện tượng 1 học sinh ký cho cả lớp, cùng nét chữ cùng loại mực. Và rồi Sở đã phải gửi trả về với hàng nghìn lỗi như dữ liệu không đúng yêu cầu, sai thông tin cá nhân, sai khu vực ưu tiên,…”
Thậm chí, còn nhập sai dữ liệu ảnh của thí sinh: dùng ảnh không đúng quy định như ảnh phong cảnh, ảnh tạm,…, thiếu hoặc nhầm ảnh của thí sinh.
“Có phòng GD-ĐT đưa ảnh phong cảnh ngồi trên bờ hồ của học sinh để vào làm thẻ dự thi của học sinh. Hay chụp tạm ở đâu đó tiện thể để làm ảnh dự thi của học sinh”, đại diện Sở GD-ĐT xin phép giữ bí mật.
Do đó, Sở GD-ĐT cũng đề nghị quán triệt kiểu ảnh, kích thức và độ phân giải theo quy chuẩn chung.
Để thử khả năng nắm bắt những điểm đổi mới và công tác tổ chức thi THPT quốc gia năm 2018, ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã kiểm tra bất chợt một số người đứng đầu các trường trực tiếp ngay tại hội nghị.
Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đề nghị tất cả các hiệu trưởng nắm rõ quy chế thi THPT quốc gia, hiểu những điểm mới để triển khai công việc và hướng dẫn thí sinh được tốt nhất.
Thanh Hùng

Những mốc thời gian thí sinh cần nhớ thi THPT quốc gia 2018
Từ ngày 1/4, thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Sau đây là những mốc thời gian quan trọng mà thí sinh dự thi THPT Quốc gia năm nay không thể bỏ qua.
" alt=""/>Sở giáo dục bất bình trường đưa ảnh học sinh ngồi trên bờ hồ vào làm thẻ dự thi

- Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Sở đã chốt phương án tuyển sinh vào lớp 6 của các trường trên địa bàn. Theo đó, tất cả các trường công lập “hot” đều sử dụng phương thức xét tuyển.Thông tin trên được đại diện Sở GD-ĐT đưa ra tại buổi họp báo Thành ủy Hà Nội chiều nay 29/5.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Chia sẻ với VietNamNet, ông Đại cho biết, năm nay Sở cho phép các trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 không theo tuyến và có số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu (trường chất lượng cao, trường ngoài công lập) được lựa chọn tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực.
Tuy nhiên, các trường công lập chất lượng cao đều lựa chọn phương thức xét tuyển. “Ngoài Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (hệ THCS) do Sở quản lýthì các trường khác thuộc các quận/huyện quản lý cũng được đề xuất phương án xét tuyển”, ông Đại cho hay.
Như vậy các trường THCS Cầu Giấy; hệ THCS trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, THCS Nam Từ Liêm, THCS Chu Văn An-Thanh Trì, THCS Ngô Sỹ Liên-Chương Mỹ, THCS Nguyễn Huy Tưởng-Đông Anh, THCS Đô Thị Việt Hưng-Long Biên, THCS Trưng Vương-Mê Linh, THCS Sơn Tây, THCS Thanh Xuân sẽ xét tuyển vào lớp 6 bằng hình thức xét tuyển.
Thực tế, xét tuyển là phương thức đã được các trường áp dụng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, đây là năm lượng thí sinh vào lớp 6 ở Hà Nội tăng đột biến do quan niệm của người dân sinh con tuổi đẹp. Chính vì vậy, nhiều người bày tỏ băn khoăn liệu phương án xét tuyển sẽ gây nên sự khó khăn và rối loạn trong việc tuyển sinh.
Về điều này, ông Đại cho hay, phương án xét tuyển học bạ để tuyển sinh vào lớp 6 đã được các trường sử dụng nhiều năm nay và không có vấn đề gì khó khăn xảy ra. Do vậy, năm nay các trường “hot” có thể sử dụng các tiêu chí phụ như mọi năm vẫn thực hiện để tiếp tục tuyển sinh lớp 6 năm học 2018-2019.
Với các trường THCS công lập khác, Hà Nội tiếp tục giữ ổn định phương thức tuyển sinh như mọi năm khi thực hiện phương thức xét tuyển theo tuyến tuyển sinh do UBND quận, huyện, thị xã quy định. Cùng đó, tiếp tục sử dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến trên toàn thành phố.
Thời gian tuyển sinh như sau: Tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp: từ ngày 13/7 đến hết ngày 18/7. Tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến: từ ngày 7/7 đến hết ngày 9/7.
“Với những trường ngoài công lập và trường tự chủ tài chính, được chọn lựa hình thức tuyển sinh phù hợp với đơn vị trường mình. Theo đó có thể lựa chọn phương thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực theo đề án đã trình quận/huyện phê duyệt trước đó”, ông Đại cho biết.
Thanh Hùng

Tại sao trường Ams dự kiến tuyển sinh lớp 6 bằng xét tuyển?
Theo thông tin mới nhất từ Sở GD-ĐT Hà Nội về công tác tuyển sinh lớp 6 năm học 2018-2019, dự kiến Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển.
" alt=""/>Tất cả các trường THCS công lập Hà Nội tuyển sinh lớp 6 bằng xét tuyển