Theo thông tin được công bố trên website chính thức của Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, từ ngày 1/1 đến 11/4, cơ sở này đã tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho hơn 50 học viên các ngành Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Khảo cổ học...
Thông tin này đang được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội. Có người làm phép tính cơ học để đưa ra kết quả như “Trung bình 1 tháng được gần 20 tiến sĩ, chính xác hơn là 1,76 ngày một tiến sĩ, còn nếu chỉ tính ngày làm việc, thì cứ 1 ngày 1 tiếng 15 phút có một tiến sĩ ra lò”…
Được biết, trong năm 2016, Học viện Khoa học Xã hội được phân chỉ tiêu đào tạo 1.600 thạc sỹ và 250 tiến sĩ (đợt đầu).
Trao đổi với VietNamNet,GS.TS Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết: “Đây là đợt bảo vệ của 44 mã ngành, sau 3 năm làm luận án các nghiên cứu sinh đến hạn bảo vệ”.
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nói: “Thường thì thời gian đào tạo tiến sĩ là 3 năm. Đây là đợt bảo vệ luận án tiến sĩ thường kỳ. Và đợt này có 44 mã ngành, nên Viện tổ chức bảo vệ cùng một thời điểm. Trong đợt này mỗi mã ngành chỉ có 1, 2 luận án được bảo vệ. Có ngành còn không có người nào”.
Nói về quy trình đào tạo tiến sĩ, ông Thắng cho biết theo quy định thời gian đào tạo từ 3 – 4 năm.
Trước hết phải thông qua đề cương, học viên học các môn học bổ trợ để hoàn chỉnh khung chương trình. Tiếp đó phải bảo vệ 3 chuyên đề cấp cơ sở, hoàn thành luận án, bảo vệ cấp cơ sở. Sau khi nhận được ý kiến từ hội đồng sẽ phải sửa chữa, hoàn chỉnh theo yêu cầu của hội đồng rồi mới bảo vệ chính thức. “Cứ hỏi nghiên cứu sinh làm tiến sĩ vất vả, gian khổ hay không thì biết”.
Về một số đề tài tiến sĩ “lạ tai” được bảo vệ trong thời gian qua như “Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch UBND xã”, “Hành vi nịnh trong Tiếng Việt”, “Câu bị động trong Tiếng Anh và các phương thức dịch sang Tiếng Việt”...GS.TS Nguyễn Xuân Thắng chia sẻ “Đó là do quan niệm của mọi người lâu nay vẫn cho rằng luận án tiến sĩ làm về những thứ cao siêu, trên trời chứ không mang hơi thở cuộc sống. Hiện nay, luận án tiến sĩ đã đi vào với những đề thiết thực với cuộc sống như vậy, thì lại có ý kiến này khác…”.
Năm 2011, Bộ GD-ĐT đã rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng và đã dừng tuyển sinh của 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ và cảnh báo 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu.
Năm 2012, Bộ GD-ĐT chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo không khắc phụ được tình trạng thiếu giảng viên.
Từ năm 2012, Bộ GDĐT đã sửa đổi, bổ sung Quy chế đào tạo trình độ Tiến sĩ, quy định việc thẩm định hồ sơ, luận án để đảm bảo và thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Mặc dù ngừng hoạt động từ 28/4, nhưng đến hôm nay (17/5), tức là trước một ngày Apple ra mắt cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam, eDiGi mới thông báo đóng cửa.
Sự xuất hiện của cửa hàng Apple Store trực tuyến, theo đại diện nhiều cửa hàng bán lẻ uỷ quyền tại Việt Nam, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh của họ. Nhưng ông Mai Triều Nguyên, Giám đốc chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động chính hãng Mai Nguyên, thì đây là một mối đe doạ tiềm tàng trong tương lai và điểm mấu chốt chính là nguồn hàng.
Chẳng hạn như với cửa hàng trực tuyến này, sắp tới Apple sẽ có chương trình đặt trước (pre-order) iPhone 15, người dùng đặt hàng thành công sẽ bảo đảm 100% có hàng và số lượng rõ ràng. Trong khi đó, năm ngoái nhiều cửa hàng bán lẻ uỷ quyền trong nước khoe lượng đặt hàng rất “khủng”, nhưng sau đó lại không có hàng để giao, khiến người dùng chán nản.
Theo ông Mai Triều Nguyên, những người mua iPhone hầu hết là người có tiền và muốn được sở hữu sớm nhất nên sẽ đặt trước (pre-order), với nhóm này thì ai có đủ hàng để giao là thắng trên thị trường, bất chấp các đối thủ phá giá mà không đủ hàng. Lợi thế này xem như nằm trong tay Apple, cho dù họ chỉ làm online nhưng đủ hàng là nhà bán lẻ trong nước thua cuộc.
Dự án UKA Đà Nẵng là trường song ngữ liên cấp từ Mầm non đến Trung học phổ thông thuộc NHG, được phê duyệt quy hoạch chi tiết TL 1/500 theo quyết định số 2374/QĐ-UBND ngày 25/5/2019 của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng. Theo đó, trường được xây dựng trên diện tích hơn 5.400m2 tại phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng, diện tích xây dựng hơn 2.000m2, đất cây xanh và thể dục thể thao hơn 1.000m2, gồm 10 tầng với 57 phòng học, đáp ứng nhu cầu học tập của hơn 1.300 học sinh từ mầm non - lớp 12.
UKA Đà Nẵng hội tụ đa dạng tiện ích học tập và cơ sở vật chất hiện đại như hội trường 200 chỗ ngồi, 23 phòng chức năng, hồ bơi, sân bóng đá, nhà thi đấu đa năng, thư viện, phòng thực hành, phòng y tế, sân vườn, khuôn viên thoáng rộng, nội thất tiện nghi…
Phối cảnh UKA Đà Nẵng. |
UKA Đà Nẵng sẽ chính thức tuyển sinh cho năm học 2020-2021 từ tháng 9/2019 và công trình sẽ hoàn công vào 30/5/2020. Dự kiến UKA Đà Nẵng sẽ tựu trường vào tháng 8/2020 với các học sinh từ mầm non đến lớp 10.
Hệ thống UKA gồm 6 cơ sở đang hiện diện trên khắp ba miền Việt Nam: miền Nam có 2 cơ sở tại TP.HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; miền Trung có 2 cơ sở tại TP. Huế, tỉnh Quảng Ngãi và nay khởi công UKA Đà Nẵng; miền Bắc có 1 cơ sở tại TP. Hạ Long. TS. Đỗ Mạnh Cường - Phó Tổng Giám đốc phụ trách chuyên môn hệ thống K-12 NHG chia sẻ: “Triết lý giáo dục của NHG là Nhân bản, lấy con người làm trung tâm. Từ đó, chúng tôi ước ao UKA Đà Nẵng sẽ là ngôi trường của tất cả người dân Đà Nẵng. Đây không chỉ là ngôi trường của học sinh Nguyễn Hoàng mà là ngôi trường của học sinh địa phương xung quanh, của những người trẻ có nhu cầu và khao khát học tập”.
Ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng (thứ 3 từ trái qua) cùng các vị đại biểu nhấn nút khởi công dự án UKA Đà Nẵng |
Vươn tầm quốc tế
Theo lãnh đạo TP. Đà Nẵng, việc khởi công UKA tại TP. Đà Nẵng đánh dấu một bước phát triển mới trong ngành giáo dục của TP. Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung. Trường mang đến mô hình giáo dục khai phóng, chú trọng chương trình tiếng Anh chuẩn Cambridge sẽ tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận nền giáo dục quốc tế hiện đại. Bằng kinh nghiệm và thành tựu của hệ thống UKA, những giá trị tri thức sẽ lan tỏa và phát triển mạnh mẽ, góp phần đổi mới giáo dục địa phương.
UKA cung cấp cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện thông qua sự kết hợp của 9 chương trình: chương trình Anh ngữ Quốc tế Cambrigde; chương trình Dự bị Đại học Anh quốc NCUK; chương trình của Bộ GD&ĐT Việt Nam; chương trình Giá trị sống - Kỹ năng sống; chương trình Âm nhạc LCM; chương trình Kiến tạo doanh nhân trẻ JA; chương trình STEM Robotics kết hợp chương trình Phát triển thể chất tối ưu và chương trình ngoại khoá.
TS.Đỗ Mạnh Cường, Phó TGĐ phụ trách chuyên môn K12 phát biểu tại buổi lễ |
Đặc biệt, UKA mang đến chương trình Dự bị đại học NCUK. Sau khi hoàn thành chương trình này, học sinh có cơ hội học tập tại hơn 60 trường đại học ở Anh, Ireland, Australia, Mỹ và châu Âu, trong đó có 25 trường nằm trong top 200 trường đại học hàng đầu thế giới. Học sinh đến lớp 12 đạt GPA 6.0 và IELTS 5.0 được tham dự bị đại học IFY của NCUK.
Với triết lý giáo dục Nhân bản, tinh thần khai phóng, UKA Đà Nẵng chú trọng yếu tố con người trong kiến tạo cảnh quan và thiết kế không gian. Dự án chính là làn sóng giáo dục hiện đại, Nhân bản dành cho thế hệ công dân toàn cầu vươn đến khát vọng tri thức cùng thế giới.
Tấn Tài
" alt=""/>Tập đoàn Nguyễn Hoàng khởi công trường song ngữ liên cấp ở Đà Nẵng