Bước chân khỏi trường đại học, Đính nhanh chóng nhận ra rằng, cuộc sống đòi hỏi người muốn thành công vô vàn những kiến thức, kỹ năng khác chưa từng được học trước đây. Trước khi khởi nghiệp, Đính đã dồn 3 năm đi làm thuê với mục tiêu học tất cả những gì cần thiết. Ba năm với Đính thực sự là cuộc chạy đua không nghỉ với thời gian..
Ngoài làm toàn thời gian cho một công ty nước ngoài, anh còn làm bán thời gian cho 5 công ty khác. Anh gọi đây là thời kỳ trải nghiệm, dấn thân trong tất cả những tình huống, công việc cả tay trái lẫn tay phải như thiết kế, chế tạo máy đến bán hàng, làm marketing…
Trong thời gian làm cho công ty nước ngoài, Đính mô tả mình như một cái ăng-ten, luôn vươn lên để đón nhận mọi thông tin, sự kiện xảy ra trong công ty, quan sát cách quản lý, làm việc, giao tiếp, xây dựng mối quan hệ với đối tác của những người đi trước. Với những công ty khác, anh dồn toàn bộ thời gian rảnh rỗi để hoàn thành thiết kế đúng hạn đặt hàng. Cũng bởi có đam mê nên Đính làm việc không ngại mệt mỏi. Nếu gặp sếp hợp gu, anh sẵn sàng thức trắng đêm để cũng họ hoàn thành công việc. Khoảng thời gian đó, một ngày anh chỉ ngủ 4-5 tiếng.
Lý giải cho 3 năm say việc của mình, Đính cho biết, anh muốn tận dụng tối đa thời gian để học hỏi và va chạm càng nhiều càng tốt để rút ngắn quá trình mà anh cho rằng bất kỳ ai cũng phải trải qua nếu muốn có nền tảng xây dựng sự nghiệp về sau.
Khởi nghiệp
Năm 2013, Nguyễn Hải Đính cảm thấy mình đã có một nền tảng khá tốt, cộng với sự nhạy bén thị trường cơ khí, anh đã nghỉ việc làm thuê và mở công ty riêng.
Nguyễn Hải Đính không phải là con nhà đại gia nên cách anh bắt đầu khởi nghiệp không phải là vung tiền đầu tư mà là phát huy “vốn tự có”. Đó chính là tay nghề thiết kế máy móc đã được cấp chứng chỉ xuất sắc, được rèn luyện trong thực tế và vốn kiến thức của một kỹ sư.
Không tiết lộ vốn khởi nghiệp ban đầu, nhưng Nguyễn Hải Đính nói: “Nó không nhiều!”. Bởi vậy, thời gian đầu công ty của Đính tập trung vào tư vấn, thiết kế, bán hàng và hướng đến tạo lập uy tín thông qua sản phẩm. Anh chia sẻ: “Trong chuyên môn thiết kế, quá trình được đào tạo để đi thi chứng chỉ tay nghề ASEAN đã tạo cho mình một nền tảng kiến thức và thực hành rất tốt. Những đối tác trước đây thường nhìn nhận rằng sản phẩm mình thiết kế có sự khác biệt với những kỹ sư khác. Đó chính là giá trị mà chứng chỉ tay nghề mang lại cho mình, một nền tảng ban đầu để tiếp tục phát triển.”
Nguyễn Hải Đính thường xuyên trao đổi với nhân viên của mình. Ảnh: NVCC.
Thời gian đầu, công ty của Đính thường xuyên phải thuê các công ty bên ngoài gia công. Để tạo lập uy tín với khách hàng, anh thường chọn công ty gia công chất lượng tốt và chi trả một mức giá cao hơn.
Chuyên nghiệp ngay từ đầu, anh chú trọng chất lượng, tiến độ trả hàng và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm. Một điều quan trọng khiến công ty của Đính có thể từng bước tự chủ từ khâu thiết kế đến chế tạo sản phẩm là anh đã chuyên nghiệp đến mức ngặt nghèo ngay cả trong khâu… trả nợ.
Nguyễn Hải Đính cho biết, vốn mở công ty ít nên có bao nhiêu lãi từ việc bán sản phẩm, anh đều quay trở lại tái đầu tư nhà xưởng máy móc để tiến đến tự sản xuất. Nhờ có những mối quan hệ tốt từ những ngày còn lăn lộn làm thuê, anh được đối tác cung ứng máy móc cho nhận hàng trước, trả tiền sau. Có sự tín nhiệm, anh luôn thực hiện việc trả nợ đúng hẹn. Nhờ cách này, cho đến nay công xưởng của anh đã có đủ máy móc để sản xuất. Đính cho biết anh cũng lựa chọn đối tác rất kỹ. Công ty của anh thường không làm việc với những đối tác chây ỳ trong việc thanh toán. Khách hàng chủ yếu là các công ty của Nhật và một số ở các nước Châu Âu.
Chứng chỉ xuất sắc là một kỷ niệm đẹp
Năm 2016, Đính có thêm một người bạn đồng hành có cùng đam mê nghề nghiệp, cũng là một người sở hữu danh hiệu Bàn tay vàng tại Hội thi tay nghề ASEAN.
Anh chia sẻ, khi các sinh viên trường nghề đạt danh hiệu ở các hội thi được nhà nước, nhà trường trọng vọng, vinh danh, khen thưởng là có thực. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp không biết đến các bàn tay vàng hoặc nhà trường không có sự kết nối với doanh nghiệp thì khi ánh hào quang lắng xuống, cuộc sống lại trở về như cũ.
Sau 6 năm làm thuê và lập nghiệp, Đính cho hay, danh hiệu đối với anh như một kỷ niệm đẹp, đánh dấu một khoảnh khắc thành công của thời sinh viên. Trong quá trình lập nghiệp, nó vẫn được nhắc đến khi các sản phẩm của anh đạt đến sự khác biệt khiến khách hàng phải đặt câu hỏi về điều đó. Anh lý giải, thành công ấy có phần đóng góp từ chương trình học tập mà mỗi sinh viên được đào tạo khi đến với hội thi tay nghề quốc tế.
Nhưng, Đính đúc kết, theo nghề và phát triển được hay không rất cần niềm đam mê và sẵn sàng học hỏi. Đó cũng là tiêu chí anh cần nhất mỗi khi tuyển nhân viên. Với quá trình khởi nghiệp của mình, anh chia sẻ vẫn còn danh sách dài những thách thức liên tục đặt ra trên mỗi chặng đường phát triển. Anh nói vui khi tôi hỏi về tài sản sau 3 năm trên vị trí giám đốc công ty: “Đừng nhìn vào tài khoản ngân hàng, vì ngoài chiếc xe tôi đi, căn hộ chung cư tôi sống, mọi tài sản của tôi đều nhìn thấy được ở công xưởng.”
GS.TSKH Ngô Việt Trung từng được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về Khoa học và công nghệ, được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học các nước thế giới thứ 3 vào năm 2000.
Tiến sĩ là bằng cấp học thuật cao nhất, là lực lượng chủ chốt trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu. Khi xem xét đào tạo tiến sĩ ở bất kỳ một đại học nào tại các nước đang phát triển như Việt Nam, người ta thường chỉ hỏi một câu là luận án cần bao nhiêu công bố quốc tế thì được bảo vệ vì công bố quốc tế chính là sự đánh giá khách quan nhất đối với chất lượng luận án khi trình độ khoa học của nước đó chưa cao, chưa tự thẩm định được chất lượng nghiên cứu. Vì vậy, các nước đang phát triển thường quy định luận án tiến sĩ phải có công bố quốc tế trong những tạp chí quốc tế có sự đảm bảo về chất lượng.
Chuẩn tiến sĩ 'thua' Thái Lan, Malaysia
Trên thế giới có hai danh mục ISI và Scopus bao gồm các tạp chí khoa học được lựa chọn theo chất lượng của các công bố. Do tiêu chuẩn xét chọn cao nên đăng bài ISI khó hơn đăng bài Scopus rất nhiều. Hội đồng Giáo sư Nhà nước cũng dùng hai danh mục này để xét chọn chức danh. Ví dụ như Phó Giáo sư hay Giáo sư cần có ít nhất 3 hay 5 bài báo trong 2 danh mục này. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) cũng quy định các đề tài nghiên cứu phải công bố ít nhất 2 bài ISI trong 2 năm.
Quy chế đào tạo tiến sĩ cũ (ban hành năm 2017) quy định luận án tiến sĩ phải công bố 2 bài báo trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus (bài kia có thể đăng trong nước) hoặc 2 bài báo ở nước ngoài. So với tiêu chuẩn chức danh thì quy định này hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nó vẫn còn kém các nước Đông Nam Á. Ví dụ như ĐH Malaya (Malaysia) yêu cầu luận án các ngành khoa học tự nhiên phải có 2 bài ISI, các ngành khoa học xã hội có 1 bài ISI hay ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) yêu cầu luận án phải có 1 bài ISI.
Quy chế đào tạo tiến sĩ mới huỷ bỏ hoàn toàn yêu cầu công bố quốc tế của Quy chế cũ. Thậm chí, luận án chỉ cần có 3 công bố trên các tạp chí trong nước loại trung bình là được bảo vệ. Người hướng dẫn cũng không cần có công bố quốc tế, chỉ cần có 2 công bố trong nước loại trung bình trong 5 năm cuối, còn thấp hơn cả tiêu chuẩn 3 công bố của nghiên cứu sinh. Quy trình duyệt bài của những tạp chí này thường dễ dãi và tuỳ tiện. Vì vậy, nghiên cứu sinh và thầy hướng dẫn có thể dễ dàng tác động vào quá trình xét duyệt đăng bài, tạo kẽ hở cho việc ra đời các "tiến sĩ rởm".
Nhìn sang các nước quanh ta thì Quy chế mới ban hành thực sự là một nỗi hổ thẹn quốc gia. Đáng nhẽ ra, cần nâng tiêu chuẩn công bố quốc tế của Quy chế cũ lên để có thể đuổi kịp trình độ đào tạo tiến sĩ của Thái Lan thì lại hạ thấp tiêu chuẩn cho phép chỉ cần công bố trong các tạp chí trong nước loại trung bình. Điều này rất nguy hiểm vì tiến sĩ là lực lượng giảng dạy chủ chốt trong các đại học.
Với quy chế mới có thể khẳng định giáo dục đại học ở Việt Nam sẽ còn tụt hậu hơn nữa so với các nước Đông Nam Á.
Không yêu cầu công bố quốc tế, không thể ngăn cản lò ấp tiến sĩ rởm
Trước năm 2017, chúng ta đã từng xôn xao về các lò tiến sĩ rởm, những nơi có thể đào tạo hàng trăm tiến sĩ mà hầu như không có công bố quốc tế nào. Chúng ta cũng bức bối vì có quá nhiều tiến sĩ ở các cơ quan công quyền mà không biết họ có thật sự nghiên cứu để có bằng hay không. Quy chế cũ đã giúp dẹp bỏ những vấn nạn này chính bởi vì tiêu chuẩn công bố quốc tế mà nghiên cứu sinh khó lòng “chạy” được. Vậy thì tại sao Bộ GD-ĐT lại thay thế Quy chế cũ bằng một quy chế không khác gì thời kỳ nhiều tiêu cực trước 2017?
Quy chế cũ không phải là không có những khiếm khuyết:
- Một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khó đào tạo tiến sĩ vì khó có công bố quốc tế.
- Không thể yêu cầu công bố quốc tế một cách chung chung vì có nhiều tạp chí không đảm bảo chất lượng mà nghiên cứu sinh có thể bỏ tiền ra để mua bài.
Nhưng nếu dùng những khiếm khuyết này nhằm loại bỏ tiêu chuẩn công bố quốc tế của Quy chế cũ thì không hợp lý.
Hãy nhìn sang Trung Quốc là nước tương đồng với chúng ta về mọi mặt. Trong bảng xếp hạng các đại học thế giới năm 2021 của Times Higher Education (chủ yếu dựa theo thành tích công bố quốc tế) thì ĐH Bắc Kinh đứng thứ 17 trong khoa học xã hội và thứ 28 trong khoa học nhân văn.
Trong lúc các tác giả Trung Quốc dùng mọi cách để khẳng định yêu sách lãnh thổ của họ trong các công bố học thuật thì Việt Nam lại bỏ mặc mặt trận này. Trong bài báo “Đào tạo tiến sĩ tràn lan là có lỗi với lịch sử, đất nước” (Người Lao Động, 16/3/2018), GS Võ Văn Sen, nguyên Hiệu trưởng ĐH KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh, đã thẳng thắn thừa nhận công bố quốc tế “là cái yếu chung và chúng ta là một trường hợp yếu điển hình: Là ĐH lớn nhưng chuẩn về công bố khoa học rất thấp”.
Vì vậy, vẫn nên giữ yêu cầu công bố quốc tế trong khoa học xã hội và nhân văn, nhưng có thể ở mức thấp hơn. Đối với một số ngành đặc thù chưa thể có công bố quốc tế thì Bộ GD-ĐT có thể chấp nhận luận án không có công bố quốc tế.
Cũng có người nói Quy chế mới sẽ xoá bỏ nạn thuê viết bài báo quốc tế hay bỏ tiền ra để đăng bài trong các tạp chí rởm ở nước ngoài. Thuê viết bài báo trong nước rẻ hơn hay là viết bài đăng trong nước quá dễ? Để khắc phục những tiêu cực này, Bộ GD-ĐT chỉ cần yêu cầu công bố trong các tạp chí quốc tế có uy tín. Khó có ai dám nhận viết thuê để đăng trong những tạp chí có uy tín này vì chỉ những bản thảo có giá trị khoa học thực sự mới được nhận đăng.
Về ý kiến nói rằng nên để “sàn” công bố thấp để các cơ sở đào tạo tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đào tạo tiến sĩ: Cơ sở đào tạo nghiêm chỉnh chắc chắn không cần đến cái sàn của Bộ. Còn những cơ sở lấy sàn thấp thì sao? Xã hội có đủ sức biết tiến sĩ nào thật, tiến sĩ nào rởm không? Ở các nước phát triển, người ta luôn đòi hỏi các tiến sĩ đi xin việc nộp danh sách công bố quốc tế hay các chứng chỉ phát minh sáng chế. Nếu đào tạo tiến sĩ không đòi hỏi những thứ này, thì lấy cái gì để đánh giá trình độ tiến sĩ. Thế mới có chuyện có những người lấy bằng tiến sĩ chỉ sau vài lần "đi chơi nước ngoài" tại những cơ sở đào tạo rởm mà vẫn được cơ quan của họ tin dùng, thậm chí lên chức sau khi có bằng tiến sĩ mang mác nước ngoài.
Phải chăng Bộ GD-ĐT muốn tăng số lượng tiến sĩ bất kể chất lượng đào tạo thế nào nên mới hạ tiêu chuẩn công bố xuống thấp như thời kỳ có nhiều tiêu cực trước năm 2017. Với tiêu chuẩn đầu ra thấp như vậy, tôi cho rằng quy chế mới đã cấp giấy thông hành cho việc đào tạo tiến sĩ không đảm bảo chất lượng trong xã hội.
Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh yêu cầu luận án tiến sĩ có công bố quốc tế là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để có "tiến sĩ thật". Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các “tiến sĩ rởm”. Chỉ cần vài năm đào tạo tiến sĩ theo Quy chế mới thì xã hội sẽ lại "dậy sóng" khi nhìn đâu cũng thấy tiến sĩ, thật - giả lẫn lộn.
Vì vậy, tôi đề nghị Bộ GD-ĐT sửa lại Quy chế đào tạo tiến sĩ mới theo tinh thần “học thật, thi thật, nhân tài thật”, để đem lại niềm tin của xã hội đối với phát biểu của Thủ tướng.
GS.TSKH Ngô Việt Trung
GS Nguyễn Xuân Hùng: 'Công bố quốc tế để hội nhập thế giới'
Theo GS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Viện trưởng Viện CIRTech, Đại học Công nghệ TP.HCM, Chủ tịch Hội Chuyên ngành Cơ học Việt Nam, thì công bố quốc tế là một cách rất hiệu quả để giáo dục Việt Nam hội nhập với thế giới.
Cao ốc văn phòng và căn hộ hạng sang DB Tower nằm trên đường Điên Biên Phủ, quận Bình Thạnh bị bỏ hoang hơn 4 năm nay
Dự án này do Công ty TNHH thương mại và đầu tư Cận Viễn Đông làm chủ đầu tư với tổng số tiền lên đến 689 tỷ đồng.
Công trình bắt đầu được khởi công từ năm 2010 nhưng đến năm 2012, khi đã đổ xong phần sàn thô thì chủ đầu tư bất ngờ dừng thi công.
Có mặt tại công trình này, PV nhận thấy tòa cao ốc này giống như một đống “phế thải” nằm trơ trọi giữa lòng thành phố hiện đại.
Công trình mới xây dựng được phần thô nên sắt thép vẫn ngổn ngang, nhô ra ngoài
Công trình đến nay vẫn nham nhở, bề bộn khi chỉ mới xây dựng được phần thô bên ngoài. Bên trong tòa cao ốc, gạch, vữa vẫn ngổn ngang, lõi sắt thép nhô ra khỏi lớp bê tông đã hoen rỉ.
Bên cạnh đó, một số hộ dân sống quanh công trình thường phải hứng chịu bụi bặm bay vào nhà.
Dù chưa xây xong nhưng có nhiều chỗ xuất hiện rạn nứt, xuống cấp
“Tôi không hiểu sao một tòa cao ốc được đầu tư hàng trăm tỷ đồng lại bỏ hoang một cách lãng phí như vậy. Mỗi khi có gió, bao nhiêu bụi bẩn từ toà nhà này lại trút hết xuống nhà chúng tôi. Mặt khác tòa cao ốc này làm lãng phí tiền của, xấu mỹ quan đô thị”, ông Nam, một người dân sống gần tòa nhà này cho biết.
Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận chiều 8/6:
Cao ốc bỏ hoang nằm ở khu vực trung tâm, đông dân cư
Qua 4 năm tòa cao ốc vẫn không được thi công trở lại, trơ trọi giữa khu dân cư
Dự án tòa nhà văn phòng V-Ikon hạng A, có chiều cao đến 125,8 m, gồm 4 tầng hầm và 26 tầng cao
Công trình cao ốc bỏ hoang làm khổ những hộ dân sống xung quanh khi trời gió, bụi bay khắp nhà
Công trình hàng trăm tỷ chỉ là đống phế liệu phơi giữa trời
Mỗi khi đi qua tòa cao ốc này người dân đều lắc đầu ngao ngán trước sự lãng phí, mất mỹ quan của công trình
评论专区