您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Vì sao thịt thủ lợn lại có giá rẻ nhất, ai không nên ăn?
NEWS2025-01-18 14:55:29【Thời sự】0人已围观
简介Tôi rất thích món thịt thủ (đầu lợn) như nấu thịt đông,ìsaothịtthủlợnlạicógiárẻnhấtaikhôngnênătrực ttrực tiếp tây ban nhatrực tiếp tây ban nha、、
Tôi rất thích món thịt thủ (đầu lợn) như nấu thịt đông,ìsaothịtthủlợnlạicógiárẻnhấtaikhôngnênătrực tiếp tây ban nha làm giò, luộc hay nướng. Gần đây, tôi đọc trên mạng, được biết đây là phần thịt rẻ nhất vì chứa nhiều chất độc. Xin chuyên gia tư vấn ăn thịt thủ có hại cho sức khỏe không? Tôi xin cảm ơn! (Hà Thị Duyên - Hoàng Mai, Hà Nội)
Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa (Hà Nội) - tư vấn:
Thịt lợn là thực phẩm chính trong các bữa ăn gia đình. Khi xẻ thịt, người ta phân chia thành các phần khác nhau như thịt thăn, vai, ba chỉ, chân giò và thịt thủ. Trong đó, phần thịt ngon nhất là đế thăn và má đào (bóc từ xương đầu lợn). Thịt thủ được ít người ăn, rất rẻ, trước đây bị coi là phần thịt dành cho người nghèo, người lao động.
Tuy nhiên, vài năm qua, phần thịt này thu hút các nhà hàng, quán ăn vì làm được nhiều món ăn ngon. Người tiêu dùng thích thú với các món giò thủ, má nướng.
Phần thịt thủ bị ghét vì nhiều mỡ và khó làm sạch lông, chứa nhiều u cục, tuyến trao đổi chất, hạch bạch huyết, nang ký sinh trùng. Người chăn nuôi thường tiêm lợn ở phần cổ, gáy.
Các u cục có thể chứa chất độc hại, vi sinh vật, có mùi hôi tanh, nếu sơ chế không kỹ sẽ gây hại cho sức khỏe.
Hơn nữa, phần thủ lợn chứa nhiều mỡ, năng lượng cao dễ gây thừa cân béo phì, tăng cholesterol dẫn tới các bệnh tim mạch.
Những người có bệnh rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì không nên ăn phần thịt này vì chứa nhiều chất béo, không tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn thích thịt thủ, một tuần có thể mua một bữa về đổi món. Lưu ý, bạn cần chọn phần thịt tươi, lọc bỏ hết u cục, cạo sạch lông và phần tụ máu. Khi nấu nên loại bớt phần mỡ cổ chần qua nước sôi hoặc làm sạch với bột mì, muối, chanh tránh bị hôi. Bạn không mua thịt thủ đã có mùi ôi thịu, cổ nhiều tật, hạch và có nang sán.
Chuyên gia mách 2 cách chọn mua thịt bò 'xịn'Thịt bò có giá trị dinh dưỡng cao và đắt hơn các loại loại khác nên dễ được phù phép từ thịt kém chất lượng hơn.很赞哦!(683)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Damac vs Al
- Cô gái Đồng Tháp khiến người ta phải thốt lên body búp bê sống là có thật!
- Ấm áp phiên chợ Tết 0 đồng cho bệnh nhân nghèo ở bệnh viện Thủ Đức
- Gọi tên các loài cua đắt nhất thế giới, có con giá bằng chiếc ô tô
- Nhận định, soi kèo KF Tirana vs Bylis, 19h00 ngày 14/1: Đối thủ yêu thích
- Tâm sự giới trẻ, định 'chạy làng', người yêu lâu năm đưa ra lý do bất ngờ
- 'Đám cưới vàng' sau 50 năm kết hôn của người phụ nữ từng mắc ung thư
- Tiếng cười khúc khích trong phòng tắm khiến nữ giám đốc chết lặng
- Nhận định, soi kèo Nữ Sydney FC vs Nữ Canberra United, 15h00 ngày 15/1: Tiếp tục trôi xa
- Tâm sự tình yêu 2020, không yêu xin anh đừng gây thương nhớ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1: Tiếp đà hưng phấn
Nguyễn Quang và bà ngoại 81 tuổi.
Cũng theo chia sẻ của Nguyễn Quang, bà Nghĩa đã ăn chay trường được hơn 25 năm, chính vì thế dù tuổi cao nhưng sức khỏe của bà khá ổn định và tâm lý lúc nào cũng thoải mái, vui vẻ.
Vài năm trước, bà Nghĩa cũng từng leo núi Bà Đen (Tây Ninh) nhưng không cao như Sa Pa, cho đến khi cháu rủ, bà đã quyết định lên đường vì “không đi chẳng biết còn cơ hội nữa không”.
Nhắc đến chuyến đi, Nguyễn Quang cho biết: “Tưởng không vui ai ngờ vui không tưởng, bà ngoại rất “chịu chơi”, hầu như mọi đèo núi, bản làng nào chúng tôi đến bà cũng đều đi theo.
Trên chiếc xe máy “cà tàng” bà cháu đèo nhau qua mọi ngóc ngách trong thị trấn Sapa. Ngay cả chinh phục đỉnh núi Fansipan bà cũng kiên trì”.
Ban đầu Quang dự định đưa bà tham quan bản Cát Cát và những điểm du lịch quanh thị trấn, nhưng kế hoạch thay đổi khi bà ngoại muốn chinh phục đỉnh Fansipan.
Bà Nghĩa hạnh phúc vì chinh phục đỉnh Fansipan.
“Ngày hôm ấy thời tiết ở Sa Pa lạnh 6 độ C, chúng tôi chẳng có gì ngoài những chiếc áo dạ mỏng và một tinh thần khám phá. Ban đầu tôi “dụ” ngoại sẽ ổn thôi vì luôn có chúng tôi đi cùng ngoại. Nhưng lên đến nơi, đặc biệt là giữa núi, bà mới là người thúc đẩy các con.
Ngoại luôn miệng nói với bản thân, “81 nồi bánh chưng, 81 nồi bánh chưng” và “ai cũng làm được mình phải làm được, lên cho biết với người ta chứ” và trong suốt chuyến đi có nhiều khách du lịch thấy thú vị với ngoại nên đã khen ngợi giúp bà có nhiều niềm vui để chinh phục 600 bậc đá và lên đỉnh núi này”. Cả 3 bà cháu đã mất đến 1 tiếng rưỡi để lên được đỉnh Fansipan.
Bà Nghĩa thích đi đây đó để khám phá cuộc sống muôn hình vạn trạng.
Bà Nghĩa luôn giữ thái độ lạc quan và nụ cười tươi trên môi.
Đây cũng là lần đầu tiên bà Nghĩa đặt chân ra miền Bắc. Chắc chắn khoảnh khắc đẹp này sẽ khiến bà nhớ mãi không quên.
Nguyễn Quang cũng kể rằng, kết thúc chuyến đi, trở về nhà, bà Nghĩa luôn “khoe” với mọi người về hành trình chinh phục đỉnh Fansipan. Năm 2020 Nguyễn Quang mong muốn sẽ cùng bà chinh phục Yên Tử (Quảng Ninh).
Sau bà Tân, thêm một cụ bà 82 tuổi quay Vlog ăn uống làm 'dậy sóng' dân mạng
Giữa hàng nghìn hàng vạn YouTuber mới nổi hiện nay, nổi bật lên một người vô cùng đặc biệt. Vì sao đặc biệt? Là vì YouTuber này đã 82 tuổi!
">Ngưỡng mộ cụ bà 81 tuổi leo 600 bậc đá, chinh phục Fansipan
Theo một báo cáo của CNN thống kê vào năm 2017, 85% trẻ em tại Mỹ tin vào việc có ông già Neol. Phụ huynh phẫn nộ
Mới đây, ngày 6/12, trước sức ép của toàn thể phụ huynh, bà Liz Phillips - Hiệu trưởng của Trường Công lập 321, khu Park Slope ở Brooklyn (New York, Mỹ) đã biện hộ rằng, cô giáo bị sa thải không phải là giáo viên chính thức, chỉ là giáo viên thời vụ. 'Tôi cũng bị sốc khi được nghe câu chuyện. Đây là sự việc đáng để lưu tâm và tôi không muốn một giáo viên như vậy đến gần học sinh của mình. Cô giáo này sẽ không được dạy ở lớp nữa. Tôi đảm bảo nhà trường sẽ làm việc này nghiêm túc'.
Sau đó, Isabelle Boundy - người phát ngôn Bộ Giáo dục Hoa Kỳ cho rằng giáo viên dạy thay đã có cách ứng xử kém và cô đồng tình với quyết định của hiệu trưởng khi không để người này tiếp tục đứng lớp.
Giáo viên đã bị đuổi việc vì khẳng định chắc nịch với các học trò của mình rằng, ông già Noel, nàng tiên Răng là sản phẩm của trí tưởng tượng, bố mẹ các em đều đang nói dối.
Sau khi nghe được lời nói của cô giáo, nhiều học sinh về nhà đã khóc và hỏi người lớn về sự thật này. Sau đó, rất nhiều phụ huynh đã bày tỏ sự phẫn nộ của mình dành cho cô giáo, đồng thời cho rằng các con em của mình đã bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng khi nghe những lời này nhất là lúc Giáng sinh sắp diễn ra.
Ông già Noel ngồi trên ghế với những bao đầy quà, nhìn vào một danh sách dài. 'Lời phán xét tồi tệ'
Năm 2018, một giáo viên tại Trường Cedar Hill ở thành phố Montville (bang New Jersey, Mỹ) đã bị sa thải sau khi nói với nhóm học sinh lớp 1 rằng ông già Noel không có thật trên đời. Theo tờ USA Today , sự việc xảy ra khi cô giáo không được nêu tên này giảng dạy cho một nhóm 22 học sinh từ 6-7 tuổi. Cô giáo còn nói là tuần lộc cũng không có thật. Tuyên bố của giáo viên trên khiến phụ huynh học sinh hết sức phẫn nộ vì khiến con trẻ tuyệt vọng.
Sự việc buộc ông Michael Raj, Hiệu trưởng Trường Cedar Hill, phải gửi thư xin lỗi các bậc cha mẹ. Ông viết: 'Là một người cha của 4 đứa con, tôi thực sự nhận thức được bản chất nhạy cảm của tuyên bố này'. Đồng thời, hiệu trưởng Raj cũng cho biết giáo viên đó không còn được phép làm việc tại trường. Ông đã nói với giáo viên đó rằng 'lời phán xét tồi tệ' của cô trước các em nhỏ 5-6 tuổi là không phù hợp. Các nhà quản lý không tiết lộ tên của giáo viên, mà chỉ đề cập là 'cô M', theo Tribune News Service.
Giới chức học thuật khu Montville cho biết cô giáo trên đã bị sa thải và họ cũng không tán đồng với tuyên bố của cô giáo này vì tước mất niềm vui của trẻ con. Cô Mayra Aboyoun viết trên nhóm Facebook các bà mẹ Montville: 'Ồ, không chỉ ông già Noel, mà còn cả thỏ Phục sinh, nàng tiên Răng, yêu ma và đủ thứ. Cô giáo M nói với lũ trẻ rằng ‘cha mẹ các con đã mua tất cả những món quà đó’.
Trường Công lập 321, khu Park Slope ở Brooklyn (New York, Mỹ). Sau đó, đứa con gái nhỏ của tôi nói với tôi chính xác là: ‘Cô ấy đã lấy đi trí tưởng tượng của chúng con''. Trước đó, cô Rene Rovtar, một nhà quản lý các ngôi trường khu vực Montville cho biết cô cảm thấy 'bối rối và buồn' vì những lời tuyên bố của cô giáo M. Cô Rovta cho biết thời thơ ấu tuyệt vời của cô gắn liền với những ngày lễ và truyền thống, đó là những ngày rất đặc biệt với cô.
Phẫn nộ vì nhà trường giao bài trẻ tìm hiểu sự thật ông già Noel
Mới đây, học sinh lớp 5 (9-10 tuổi) ở Trường Tiểu học Cuthbert's Church of England, Lancashire, Anh, được giao tìm hiểu về sự tồn tại của ông già Noel để tranh luận vào buổi học hôm đầu tuần ở lớp.
Theo Telegraph, bài tập làm dấy lên cuộc tranh luận giữa phụ huynh, nhiều người bày tỏ phẫn nộ. 'Họ chọn chủ đề này để tranh luận vào thời điểm này trong năm, thật sự đáng thất vọng. Điều đó tước đi sự kỳ diệu của Giáng sinh trong mắt con trẻ. Tôi nghĩ nó không phù hợp', một bà mẹ nhận xét.
Diễn viên Paul Simpson đến từ West End, người đàn ông đã đưa dự án nghiên cứu về ông già Noel vào năm trường ở thị trấn Blackburn, Lancashire, phản đối sự chỉ trích này. Sau khi dạy về lễ hội ở các trường tiểu học, anh tiết lộ những cuộc tranh luận của học sinh đi đến kết luận rằng ông già Noel thực sự tồn tại.
'Bài tập này giúp học sinh làm quen và áp dụng kỹ năng về nghiên cứu, trình bày trước đám đông và tranh luận. Tôi rất buồn vì phản ứng của một số phụ huynh. Bọn trẻ thực sự hào hứng khi tham gia tiết học và chúng khẳng định ông già Noel có thật', anh nói.
Michelle Smith, hiệu trưởng của St Cuthbert's, nói thêm: 'Mục đích của chúng tôi không chỉ là nâng cao khả năng lập luận mà còn giúp trẻ học cách tôn trọng quan điểm của người khác'.
Ông già Giáng sinh, hay là ông già Tuyết (theo cách gọi tại Nga), là nhân vật đóng vai trò như là một nhân tố gắn liền với mùa lễ Giáng sinh, giống như cây thông Noel. Truyền thuyết cho rằng ông già Noel sinh sống tại Bắc Cực với những người lùn. Ông dành đa số thời gian để chuẩn bị quà, đồ chơi cho trẻ em với sự giúp đỡ của những chú lùn.
Vào dịp Giáng sinh, ông nhận được rất nhiều thư từ trẻ em khắp thế giới. Vào mỗi đêm Giáng sinh, ông lại bắt đầu cuộc hành trình của mình với cỗ xe kéo bởi chín con tuần lộc để mang quà và đồ chơi cho các thiếu nhi. Hầu hết trẻ em trên thế giới đều tin vào sự tồn tại của ông già Noel, và chúng tin rằng những món quà được tặng vào đêm Giáng sinh ấy là do ông ban tặng.
Đến thăm quê hương của ông già Noel
Vào mỗi dịp Giáng sinh, khách du lịch từ khắp nơi thường đổ về thành phố Rovaniem (Phần Lan) để tận hưởng không khí ngày lễ và tìm gặp ông già Noel.
">Nhiều giáo viên bị đuổi việc vì nói ông già Noel không có thật
Sự kiện Phật giáo Dharma Yatra quy tụ các nhà sư tới từ 5 quốc gia dọc sông Mê Kông. Đi cùng một nhà sư Việt Nam sang Thái Lan tham dự một sự kiện Phật giáo, tôi chứng kiến những cách ứng xử lạ lùng của người dân nước này dành cho các nhà sư.
Khi còn ngồi cùng tôi ở sân bay Nội Bài, sư Thích Minh Đăng (tu tập tại chùa Nam Thiên, Sóc Sơn, Hà Nội), cũng là người đã có 6 năm học tập Phật giáo tại Thái Lan nói: ‘Xuống sân bay bên kia là chị thấy người ta ứng xử với các sư khác biệt ngay’.
Quả thực, tất cả mọi người từ nhân viên sân bay tới dân thường, khi nhìn thấy nhà sư đi qua đều khom người, chắp tay chào hỏi. Khu vực quá cảnh cho chuyến bay của chúng tôi cách đó khoảng chừng 1km. Để chắc chắn mình đi đúng đường, sư Đăng dừng lại hỏi một nhân viên bán hàng.
Khi vị sư đưa giấy tờ chuyến bay của chúng tôi để cô gái xem, cô không nhận lấy ngay khiến sư Minh Đăng sững lại mấy giây rồi như nhớ ra điều gì đó, sư Đăng quay sang tôi giải thích: ‘Ở bên này, phụ nữ không được nhận đồ trực tiếp từ tay nhà sư, mà phải đặt xuống ghế để họ lấy từ ghế lên. Lâu rồi tôi không quay lại Thái Lan nên quên mất’.
Khi chúng tôi đang ngồi ở khu vực chờ dành cho các chuyến bay quá cảnh, thậm chí một nhân viên sân bay còn chủ động ra hỏi một số nhà sư xem có cần giúp gì không. Dĩ nhiên, những dân thường như chúng tôi không có được vinh hạnh ấy.
Khi chúng tôi đang xếp hàng lên máy bay thì một số nhà sư được một nhân viên dẫn vào lối đi riêng mà về sau tôi mới biết rằng đó là ưu tiên dành cho nhà sư ở các sân bay của Thái.
Người dân đứng xếp hàng để dâng cúng đồ ăn cho các nhà sư. Mặc dù khi ‘check in’, ghế của tôi và sư Minh Đăng sát cạnh nhau, nhưng khi lên máy bay, nhà sư đã được xếp một chỗ ngồi khác, cách tôi một ghế ở giữa. Sư Đăng giải thích: ‘Nhà sư và phụ nữ không được ngồi cạnh nhau, nên họ đã thay đổi chỗ ngồi rồi’.
Chuyến bay quá cảnh từ Bangkok tới Chiangrai bắt đầu khi đã quá 12 giờ trưa. Khi máy bay đã ở độ cao ổn định, nam tiếp viên mang suất ăn trưa tới từng bàn. Nhưng khi đến lượt sư Minh Đăng, anh tiếp viên người Thái chỉ phát một chai nước lọc.
Không đợi tôi thắc mắc, sư Đăng lại cười giải thích: ‘Phật giáo Nam tông chúng tôi chỉ ăn 2 bữa sáng và trưa, nhưng sau 12 giờ trưa là không ăn nữa, chỉ được phép uống nước, sữa hoặc trà. Mặc dù vé của tôi cũng giống vé của chị, bao gồm cả suất ăn, nhưng sau 12 giờ trưa là các hãng hàng không Thái Lan sẽ không phục vụ đồ ăn cho các sư nữa’.
Sư Thích Minh Đăng nhận đồ cúng dường của các Phật tử. Nói về quy định ăn uống của các nhà sư theo phái Nam tông, sư Đăng cho biết, nếu như phái Bắc tông ăn chay và ăn đủ 3 bữa thì chúng tôi ăn cả đồ mặn và chỉ ăn 2 bữa trong ngày. ‘Phật giáo Nam tông (hay còn gọi là Phật giáo nguyên thuỷ) quan niệm rằng Phật cũng là con người, cũng ăn uống như người bình thường. Và xưa kia khi đi khất thực, chúng tôi ăn những gì được người dân bố thí, dâng cúng. Người dân cho gì thì ăn nấy, nên truyền thống đó còn đến ngày nay’.
Trong suốt các hoạt động của sự kiện Phật giáo Dharma Yatra với sự tham gia của hơn 50 hoà thượng tới từ 5 quốc gia dọc sông Mê Kông, các nhà sư luôn được người dân chào đón và kính trọng. Có những nơi, mặc dù ban tổ chức chỉ dự kiến ghé qua một ngôi chùa nhỏ để làm lễ rồi rời đi ngay, nhưng khi người dân biết tin có đoàn hoà thượng 5 nước ghé thăm, họ ra đường từ sáng sớm, ngồi đợi trên vỉa hè vài tiếng đồng hồ, có người vượt 50-70km để được dâng cúng đồ ăn cho các nhà sư.
Ở các quốc gia như Thái Lan, Lào, Myanmar, hầu như gia đình nào cũng có một chiếc giỏ mây tre hoặc khay sâu lòng làm bằng gỗ, kim loại chuyên đựng đồ ăn cúng dường mỗi khi lên chùa.
Đồ ăn cúng dường sẽ được các hoà thượng san sẻ cho người nghèo. Trên những tuyến đường giáp biên giới vắng vẻ mà chúng tôi đi qua, chúng tôi thường xuyên bắt gặp những nhà sư địa phương đi khất thực trên đường. Họ sẽ gõ cửa nhà dân vào mỗi buổi sáng từ 8 đến 10 giờ. Theo truyền thống của giới khất sĩ, các nhà sư sẽ đi lần lượt qua cổng các gia đình, nhưng không được đi quá 7 nhà, không được phép bỏ sót nhà nào, không lựa chọn, ưu tiên vào những gia đình giàu có, ở phố thị.
Đồ ăn sau khi được cúng dường sẽ được chia thành 4 phần: một phần cho các bạn đồng tu nếu họ không có hoặc có ít, một phần san sẻ cho người nghèo, một phần dành cho động vật sống chung, phần cuối cùng là dành cho mình.
Khi dùng, các nhà sư sẽ xem đồ ăn như là thứ để duy trì sự sống, ngon không ham, dở không bỏ.
Nguồn gốc sâu xa của truyền thống khất thực trong Phật giáo nguyên thuỷ là để ngăn chặn việc người xuất gia làm những công việc không chính đáng để mưu sinh, như bói toán, làm bùa chú, xem ngày giờ tốt xấu… Đây là cách nuôi thân chân chính mà Phật dạy cho các đệ tử xuất gia để đạt sự thanh tịnh trong khi tu tập. Đó cũng là cách để người xuất gia giải thoát khỏi những phiền toái hằng ngày, tập trung toàn tâm toàn trí cho việc quan trọng nhất là giác ngộ cho mình và giúp ích cho người đời.
Xe tải chở đầy bánh kẹo cúng dường cho 500 nhà sư đi khất thực xuyên biên giới
Những chiếc xe tải chở đầy bánh kẹo, đồ khô để phục vụ việc cúng dường cho các nhà sư đi khất thực xuyên biên giới.
">Chuyện lạ ở sân bay Bangkok
Nhận định, soi kèo Malkiya vs Manama Club, 22h59 ngày 16/1: Tiếp đón chu đáo
- Tôi năm nay 67 tuổi, có 2 con trai. Con trai đầu lòng đang sống ở Bình Dương. Con trai thứ 2 cưới vợ được 2 năm.
Ảnh: Y.T Một tháng trước, cháu xin chuyển đến ở cùng bố mẹ vợ. Cháu nói, nhà bố mẹ vợ rộng rãi, lại ở trung tâm thành phố, sẽ thuận tiện cho việc đi làm.
Vợ chồng tôi suy nghĩ rất nhiều. Ông bà thông gia bên đó có 2 con gái, 1 cháu đang du học nước ngoài. Nếu vợ chồng con trai tôi đến ở, ông bà sẽ vui. Tuy nhiên, ở góc độ của người cha sinh ra con trai, tôi lại không muốn.
Tôi đã bàn với vợ, cho chác cháu mảnh đất 80m2 ở ngoại thành thành phố.
3 hôm trước, tôi đến gặp thông gia và nói về việc này. Tôi cũng đặt vấn đề, mong ông bà thông gia hỗ trợ các cháu tiền xây nhà. Như vậy, một bên cho nhà, 1 bên cho đất, các cháu sẽ có cuộc sống tốt hơn.
Ai ngờ, ông thông gia không đồng ý. Ông nói, nếu muốn ông cho tiền xây nhà thì phải bán mảnh đất chúng tôi định cho đi. Sau đó, mua đất, xây nhà ở chỗ khác. Ông ấy không thể chi tiền xây nhà trên mảnh đất đang mang tên tôi.
Tôi nói với ông ấy, tôi đương nhiên sẽ sang tên cho 2 đứa khi quyết định cho các cháu. Tuy nhiên, ông thông gia vẫn nói giọng rất khó chịu khiến tôi bức xúc bỏ về.
Thú thật, vợ chồng tôi là công chức về hưu, ngoài 2 mảnh đất tổ tiên để lại, chúng tôi không có tiền xây nhà cho các cháu. Trong khi đó, ông bà thông gia còn trẻ, nhà buôn vàng giàu có, nên tôi mới mạnh dạn nhờ cậy. Ai ngờ, ông thông gia lại nghĩ sâu xa quá.
Về nhà, tôi kể lại sự việc với các con và hỏi chúng cách giải quyết. Con trai tôi không đồng tình với việc tôi đến gặp thông gia. Nhưng cách nói của ông thông gia với tôi cũng khiến cháu không hài lòng.
Cháu tuyên bố sẽ không bán đất và cũng không xin bố mẹ vợ 1 đồng nào khi xây nhà. Con dâu tôi thấy chồng giận bố mẹ mình thì bực bội.
Bây giờ, chúng đang chiến tranh lạnh với nhau. Không khí gia đình rất nặng nề.
Tôi cảm thấy hối hận về việc làm của mình, nhưng cũng không biết phải giải quyết thế nào?
Mong mọi người cho tôi lời khuyên.30 tuổi, tôi trầm cảm vì ôm về một đống nợ sau khi start up
Áp lực về công việc mới, cơm áo gạo tiền, lo lắng về cái nhìn của những người xung quanh khiến tôi bị trầm cảm nặng.
">Tâm sự, cho tiền xây nhà, bố vợ giàu có đề nghị con rể làm chuyện bức xúc
- Tháng Chạp, thời tiết lạnh tê tái nhưng ở đỉnh núi Mẫu Sơn thuộc xã Công Sơn (Lộc Bình, Lạng Sơn), bà con dân tộc Dao đang hối hả đón Tết. Tết của người Dao được phân thành hai: Tết năm cũ và Tết năm mới.
Tết năm cũ hay còn gọi là Tết qua năm, Tết tổng kết và thường được tổ chức từ ngày 13 - 30 tháng 12 âm lịch. Đây là một tập tục, lưu truyền từ nhiều đời nay của người Dao.
Người Dao ở Lộc Bình (Lạng Sơn) thường ăn 2 cái Tết trong 1 năm. Mặc dù người dân tộc Dao có ở khắp các tỉnh như Phú Thọ, Thanh Hóa, Lào Cai, Tuyên Quang… nhưng nghi lễ đón Tết cũ ở Công Sơn có nhiều nét khác biệt.
Anh Triệu Chằn Sửu - cán bộ văn hóa xã Công Sơn, đồng thời là người dân tộc Dao Lù Gang cho biết, ngay từ nhỏ, vào khoảng 13 tháng Chạp, anh đã thấy người lớn trong nhà tạm dừng mọi công việc, dọn dẹp nhà cửa, ban thờ tổ tiên, nhờ thầy chọn ngày đẹp làm lễ.
Người dân tộc Dao rất coi trọng chữ hiếu, không chỉ ngày Tết mà vào các ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, họ cũng thường dâng lễ vật cúng tổ tiên.
‘Người Dao ngành Lù Gang (Công Sơn) sống rải rác trên các ngọn núi, làm nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc. Tết cũ là nghi lễ đặc biệt quan trọng của người Dao chúng tôi. Theo đó, mỗi dòng họ sẽ chọn một ngày khác nhau để cúng. Họ Hoàng chọn ngày Ngọ, họ Đặng chọn ngày Dần, còn họ Triệu chọn ngày Mão hoặc ngày Sửu…
Tuy nhiên, vì sao các dòng họ lại chọn ngày riêng biệt như vậy, lớp trẻ chúng tôi không rõ. Có người cho rằng, mỗi một dòng họ ở xã Công Sơn có một linh vật bảo vệ. Họ sẽ chọn cúng Tết vào ngày ứng với linh vật đó nhưng đây cũng chỉ là lời nói truyền miệng’, anh Sửu cho hay.
Sau công đoạn chuẩn bị, gia chủ mời thầy đến cúng. Do số người làm thầy cúng ít, một ngày có khoảng 2 - 3 nhà làm lễ nên các gia đình trong thôn, bản cố gắng bố trí thời gian lệch nhau, luân phiên từ sáng đến chiều, tạo điều kiện cho thầy di chuyển.
Một buổi lễ cúng Tết năm cũ thường diễn ra trong 2 tiếng đồng hồ. Thầy cúng thay mặt gia đình, báo cáo những kết quả lao động, sản xuất trong một năm qua với tổ tiên. Đồng thời gia chủ nhờ thầy cúng giải hạn, xua những đen đủi của năm cũ và mời tổ tiên, người đã khuất về đón năm mới. Trong quá trình cúng, thầy sẽ đọc những bài khấn bằng tiếng Dao. Sau buổi lễ cúng Tết năm cũ, gia chủ thường chuẩn bị một ít tiền và gạo đưa thầy để tỏ lòng cảm ơn.
‘Tính chất cộng đồng, làng bản được thể hiện rõ nét qua Tết năm cũ. Các gia đình trong thôn, bản không ăn riêng mà quay vòng. Nhà nào cũng làm khoảng 3 - 4 mâm cỗ, mời họ hàng, làng xóm, bạn bè đến chung vui. Hôm nay ăn nhà này, mai ăn nhà khác. Cứ thế Tết cũ kéo dài đến gần dịp Tết Nguyên đán.
Trước ngày diễn ra lễ cúng Tết năm cũ, người có tiếng nói trong gia đình sẽ sang mời mọi người, đồng thời nhờ thanh niên, trai tráng qua nhà giúp nấu cỗ. Sáng sớm, không khí tất bật, vui như trảy hội.
Mâm cúng Tết năm cũ gồm: Một con vịt, một con gà, kèm thêm bánh, trái cây, rượu, tiền vàng và được để thờ trong 2 ngày. Trên mâm cỗ Tết cũ có các món ăn là đặc sản của địa phương. Nhà nào có điều kiện hơn còn mổ một con lợn, làm khoảng 10 mâm cỗ’, anh Sửu nói.
Anh Sửu chia sẻ thêm, sau khi ăn Tết cũ xong, người Dao ăn Tết Nguyên đán giống như người dân cả nước nhưng không có lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp).
Tết Nguyên đán được đồng bào dân tộc Dao gọi là Tết năm mới, kéo dài từ 30 tháng Chạp đến hết 15 tháng Giêng.
‘Sáng sớm 30 Tết, mọi người trong gia đình dậy từ sớm, mổ gà, mổ lợn, làm mâm cơm cúng tất niên. Lúc này, trên ban thờ có thêm bánh chưng, được làm từ 27, 28 Tết. Ngoài ra người Dao cũng có bày thêm cây mía, cây tỏi.
Tết năm mới, đồng bào Dao không mời thầy cúng mà tự làm lễ, cầu xin một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đạo bình an.
Sau bữa cơm tất niên, người Dao Lù Gang đun nồi nước từ các loại lá cây, rễ cây mọc trên núi, tắm rửa với mục địch tẩy trần, xóa sạch bụi bẩn, xấu xa của năm trước, bước vào năm mới.
Các thành viên trong gia đình, từ già trẻ, trai gái đều thay trang phục truyền thống đẹp nhất của mình đón giao thừa’, vị cán bộ văn hóa xã kể.
Trang phục của người Dao rất rực rỡ, đan xen màu vàng và màu cam. Trước Tết vài tháng, phụ nữ Dao Lù Gang bắt đầu thêu quần áo mới bằng sợi chỉ màu.
Phụ nữ Dao mặc áo dài bốn thân bổ tà trước ngực, bên trong áo có yếm thêu hoa văn, gắn các ngôi sao bằng bạc và trang trí hạt cườm kèm mũ to bản thêu màu cam.
Trang phục đàn ông người Dao đơn giản hơn nhiều. Áo màu đen, đính tua chỉ ngũ sắc để trang trí. Quần ống rộng buộc bằng sợi dây gai có đồng xu để giữ.
Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người Dao Lù Gang kiêng bước ra khỏi cửa mà ngồi quây quần bên nhau chúc tụng năm mới, bố mẹ nhắc nhở con cháu học hành, chăm chỉ lao động.
Cách ủ rượu Mẫu Sơn truyền thống của người dân tộc Dao.
Vị cán bộ văn hóa xã chia sẻ thêm, một thứ không thể thiếu trong hai cái Tết là rượu Mẫu Sơn - loại rượu được truyền qua rất nhiều đời người Dao Lù Gang sinh ra trên đỉnh cao sương phủ này.
Nguyên liệu để chưng cất rượu Mẫu Sơn gồm nước suối trong vắt chảy ra từ ngọn núi cao, men rượu được làm từ 30 loại thảo dược như: trầu rừng, rễ dây nước, dây ngọt…
Để đón Tết, người Dao Lù Gang thường chuẩn bị ủ rượu trước hàng tháng trời. Khi có khách đến chơi nhà, họ thường mang loại rượu này ra tiếp, bày tỏ sự hiếu khách.
Đám cưới Lạng Sơn, chú rể vái lạy hơn 300 lần, cô dâu thay áo giữa đường
Phong tục cưới xưa của người dân tộc Dao Lù Gang ở Lạng Sơn, chú rể phải làm lễ vái lạy hơn 300 lần, còn cô dâu thay quần áo mới trước khi vào nhà chồng.
">Tết Nguyên đán ở Lạng Sơn của cộng đồng người Dao
- Lo sợ dịch viêm phổi do virus corona, người dân Hà Nội đổ xô đến các điểm nhận khẩu trang miễn phí tại phố Thái Hà, Chùa Láng và Bà Triệu từ 8 giờ sáng nay (31/01/2020). Do lượng người khá đông nên chỉ hơn 1 giờ sau đã hết sạch khẩu trang, nhân viên tại các địa chỉ này phải đi mua gom từng hộp khẩu trang để tiếp tục phát miễn phí.
Một công ty kinh doanh mỹ phẩm ở Hà Nội đã tổ chức phát khẩu trang miễn phí cho người dân tại các địa điểm 70 phố Thái Hà, 66 phố Chùa Láng và 226 phố Bà Triệu từ 8h sáng nay. Do khẩu trang đang khá khan hiếm, nhiều người hỏi mua thêm nhưng nhân viên tại đây cho biết chỉ phát miễn phí. Tại địa chỉ 70 Thái Hà mỗi người được nhận 3 chiếc khẩu trang miễn phí. Đây là địa điểm đã vài năm qua đặt chiếc tủ nhận quần áo cũ để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Phóng viên, nhà báo đến đưa tin cũng đeo khẩu trang phòng lây nhiễm virus corona. Tại địa chỉ 66 phố Chùa Láng do số lượng khẩu trang không nhiều nên mỗi người chỉ được nhận tối đa 2 chiếc khẩu trang. 66 phố Chùa Láng cũng là địa điểm tồn tại chiếc tủ quần áo từ thiện từ vài năm nay. Chị Vân, nhân viên cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm 66 phố Chùa Láng cho biết do dịch viêm phổi cấp nguy hiểm đang có nguy cơ lây lan ở Việt Nam nên lãnh đạo công ty đã chủ trương phát khẩu trang miễn phí cho người dân. Công ty phải cử người đi mua gom khẩu trang ở khắp nơi do vật dụng này đang rất khan hiếm. Cũng tổ chức phát khẩu trang miễn phí từ 8 giờ sáng nay, nhưng đến hơn 9 giờ, số lượng khẩu trang đã hết sạch do nhiều người dân đến nhận. Người dân vẫn liên tục đến nhận khẩu trang nên anh Thịnh, nhân viên bảo vệ tại địa chỉ 226 phố Bà Triệu phải hẹn mọi người đến trưa hoặc chiều. Nhân viên tại địa chỉ 226 phố Bà Triệu phải đi mua gom từng hộp khẩu trang mang về phát miễn phí cho người dân. Tại địa chỉ 226 phố Bà Triệu, mỗi người cũng chỉ được nhận 2 chiếc khẩu trang. Cô Hạnh (bên phải), nhà ở phố Trương Định vui vẻ nhận 2 chiếc khẩu trang phòng lây nhiễm virus corona. Gia đình hủy du xuân, chấp nhận mất nhiều tiền vì lo sợ virus corona
Nhiều gia đình đã quyết định hủy chuyến du lịch đầu năm do lo lắng virus corona dù mất số tiền không hề nhỏ.
">Người Hà Nội vội vàng đi nhận khẩu trang miễn phí phòng virus corona