Ảnh minh họa Phạm Hải (Nhân vật trong ảnh không liên quan tới bài viết)
“6h chiều những ngày này cháu có lịch học thêm Toán và Ngoại ngữ tại trung tâm. Còn những ngày trong tuần, tôi từ chỗ làm đến đón cháu ở trường rồi đưa tới chỗ học thêm luôn. Hôm nào có thể từ cơ quan về sớm, thì tôi cho cháu ăn bát bún, bát phở ở gần chỗ học rồi mới vào lớp. Nhưng chuyện được ăn bún, ăn phở cũng hiếm hoi lắm”.
Đường phố giờ tan tầm đông nghịt, vừa bụi vừa khói xe, nhưng con cứ phải lôi đồ ra ăn ngay trên đường. Biết rằng mất vệ sinh, nhưng chờ tới nơi mới ăn thì con không kịp vào học, nên cũng đành” – chị Hoa than thở.
Thả con ở chỗ học xong, chị Hoa lại xấp ngửa về nhà cơm nước. Vợ chồng chị và cô con gái ăn xong, chồng chị lĩnh nhiệm vụ đi đón con trai về.
“Chỉ có hai ngày cuối tuần, trước khi đi học thêm cháu được ăn uống tử tế ở nhà, rồi cả nhà mới có mấy bữa cơm chung với nhau”.
“Cảnh các con ngáp ngắn ngáp dài trên xe bố mẹ chở, tay cầm đồ ăn, thì cứ đến trước cổng các trường tiểu học vào buổi sáng mà xem, có đầy ra đấy” – chị Mai Trang (Ba Đình, Hà Nội) vừa cười vừa kể. Hai con chị không là ngoại lệ, một đứa lớp 5, một đứa lớp 2, sáng nào cũng lăm lăm trong tay không bánh mì thì xôi, tới tận cổng trường còn chưa ăn xong.
“Buổi tối đi học về còn phải làm bài tập về nhà, rồi ăn uống, cho con chơi, xem tivi một lát, nên các cháu không thể ngủ sớm được để mà dậy sớm. Nhất là mùa đông, nhìn chúng nó ngủ say không muốn đánh thức quá sớm, nên thành ra thói quen mang đồ ăn theo đi đường” – chị Trang giải thích.
Chuyện “cơm hàng cháo chợ” ở các bữa ăn phụ, thậm chí là cả bữa tối, là việc thường xuyên của những cô cậu học sinh cuối cấp, đặc biệt là lớp 12.
Nguyễn Ngọc Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết lịch hàng ngày của em là “Sáng học ở trường tới 11h30, trưa về nhà ăn cơm. Tới 1h chiều tiếp tục đi học thêm tới 4h30, rồi tranh thủ về ăn cơm nguội của buổi trưa hoặc đồ ăn gì đó mà mẹ mua cho, rồi lại đi học thêm tới tận 9h tối mới về”... Hà kể, có hôm bạn bè rủ mà xin được mẹ, thì em và các bạn lại kéo nhau đi ăn quà vặt như cháo sườn, bún, miến, phở… trước khi vào lớp học thêm lúc 6h. “Không ăn bữa chiều này thì bọn em chẳng có sức mà học. Năm nay thi đại học rồi nên chúng em phải cố gắng”.
Nguyễn Khánh Ngân, học sinh lớp 12, một trường THPT ở Quận 1 (TP.HCM), cho biết, vì lịch học của em dày đặc nên việc không có một bữa cơm đầy đủ, đúng nghĩa gia đình là chuyện bình thường.
Kể lại “lịch trình” hàng ngày của mình, Ngân cho biết buổi sáng đã được mẹ chở đi học và mua đồ ăn sáng dọc đường. Trường học hai buổi và nội trú nên buổi trưa em ăn cơm ở trường. Kết thúc giờ học buổi học chiều thì phải tới lớp học thêm vào lúc 6 giờ tối nên em không có thời gian ăn tối.
Ăn vội cơm hộp trên đường (Ảnh từ clip)
“Để kịp giờ học, hôm nào ra khỏi cổng trường em cũng ăn tạm bánh mỳ, bánh tráng trộn hay bánh bao. Cũng có hôm mẹ em đi đón thì mua sẵn đồ ăn cho em nên mẹ chở còn em ngồi sau xe vừa đi vừa ăn cho kịp giờ” – Ngân cho biết. Nếu muốn ăn cơm ở nhà, thường em sẽ ăn vào lúc 8 giờ tối, có hôm là 9 giờ, sau khi đi học thêm về.
“Nhưng khi em đi học về thì mọi người ở nhà đã ăn cơm trước, nên cũng chỉ một mình em ăn sau”.
Khánh Ngân thủ thỉ “Em cũng chỉ mong được ăn cơm cùng ba mẹ, nhưng lịch học như vậy thì phải chấp nhận, khi nào hoàn thành việc học hành thi cử, mới có những bữa cơm sum họp”.
Phụ huynh tạo áp lực?
Hiệu trưởng một trường ở Quận 1 (TP.HCM) cho biết xảy ra tình cảnh học sinh vừa ăn vừa đi là do học sinh chịu áp lực từ phụ huynh mà phải đi học thêm.
Theo vị hiệu trưởng này, việc học sinh vừa đi vừa ăn có hai lý do. “Lý do đầu tiên là do phụ huynh bận công việc, không thể lo cho các em bữa ăn hằng ngày nên để cho các en tự lo liệu cho bữa ăn của mình theo cách của các em, như ăn cơm hộp. Về vấn đề này, ngoài công việc, phụ huynh cần quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe và an toàn của con”.
Lý do thứ hai, theo cô là phụ huynh muốn con đi học thêm ngoài chương trình chính khóa, vì vậy sau giờ học ở trường học sinh phải tới các lớp học thêm khác.
“Nhưng phụ huynh cần lưu ý, muốn con học tốt đầu tiên phải có sức khỏe. Nếu các cháu không có sức khỏe sẽ không thể tiếp thu được kiến thức. Hãy đặt câu hỏi việc học thêm ấy có tốt không nếu tinh thần, trí tuệ các cháu không minh được minh mẫn, không có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng?”.
“Hiện nay, Bộ GD-ĐT và các Sở GD-ĐT đã có quy định học sinh học chưa tốt trường phải có các lớp dạy phụ đạo cho các em. Phụ huynh nên hợp tác để việc học được tốt hơn” – cô hiệu trưởng đề nghị.
Tuy nhiên, anh Hoàng Hà (Hai Bà Trưng, Hà Nội) không tán thành nhận định này.
“Con chúng tôi, chúng tôi xót chứ. Có phải tự dưng mà chúng tôi muốn con mình ăn uống vớ vẩn ngoài đường như vậy đâu. Không đi học thêm, thử hỏi với chương trình hiện nay, cách dạy ở trường như hiện nay, các cháu có theo kịp không, có vào được một trường cấp 3 hay trường đại học tử tế nào không?”.
Ngân Anh - Lê Huyền
" alt="Con không ăn cơm trên xe mẹ chở thì… ăn xôi, bánh mì"/>
GS. Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội
- Thưa Giáo sư, ông cho biết tiếp cận của Hội thảo Việt Nam học lần này?
GS. Nguyễn Hữu Đức:Hội thảo quốc tế Việt Nam học luôn là diễn đàn của các nhà nghiên cứu Việt Nam ở khắp năm châu đến trình bày các nghiên cứu của mình về Việt Nam, là sự kết nối và phát triển mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam. Các hội thảo trước đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV). Nội dung của Hội thảo lần này được mở rộng hơn, tạo ra diễn đàn học thuật góp phần giải quyết các vấn đề đương đại của Việt Nam, từ vấn đề ngoại giao, hợp tác và hội nhập quốc tế, đến nguồn lực văn hóa; giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao tri thức và công nghệ; kinh tế, sinh kế và biến đổi khí hậu… Càng ngày chúng ta càng hướng khoa học đến với thực tiễn, càng nhận thức rõ vai trò của khoa học - công nghệ và môi trường đối với sự phát triển bền vững của quốc gia. Chính vì thế, Hội thảo lần này không chỉ có sự tham gia của các nhà khoa học và các cơ sở học thuật mà còn có sự quan tâm của cả các Bộ ngành. Bên cạnh các kết quả về khoa học thuần túy, giúp Việt Nam hiểu rõ hơn về chính mình, Hội thảo cũng hướng đến những đóng góp trực tiếp đến việc hoạch định ra các chủ trương, chính sách cho các cấp lãnh đạo, quản lí của Việt Nam.
- Ngoài Việt Nam thì các đối tượng nghiên cứu về “đất nước học” và “khu vực học” như thế này có phổ biến trên thế giới hay không, thưa GS.?
Nghiên cứu đất nước, con người, giá trị và các tính chất hàm chứa của các quốc gia luôn là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học ở trên thế giới. Lĩnh vực nghiên cứu ngày có thể gọi chung là lĩnh vực “quốc học”. Trong các cơ sở dữ liệu quốc tế như ISI, Scopus… chỉ cần gõ tìm tên của một nước trong tên bài báo, tóm tắt hoặc từ khóa có thể tìm được ngay tất cả thông tin. Ví dụ như thử tìm kiếm theo từ khóa “Trung Quốc” hoặc “Nghiên cứu Trung Quốc” trong cơ sở dữ liệu Scopus có thể tìm được đến hơn 600.000 bài báo, bao gồm các nghiên cứu từ khoa học xã hội, khoa học nhân văn, kinh tế; khoa học tự nhiên, y học; công nghệ và môi trường… Tương tự đối với từ khóa “Thái Lan” cũng tìm được hơn 60.000 bài. Trong cơ sở dữ liệu này, có gần 40.000 bài nghiên cứu về Việt Nam. Như vậy, Việt Nam đã là một đối tượng nghiên cứu được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm.
So sánh số lượng công bố quốc tế về nghiên cứu Việt Nam của các nước đối với tất cả các lĩnh vực KH&CN (nguồn Scopus)
- Số lượng thư tịch khoa học trên có thể phân tích theo rất nhiều chiều cạnh. GS quan tâm theo khía cạnh nào?
Bước đầu, tôi tạm có 3 nhận xét sau.
Thứ nhất, số thư tịch khoa học nghiên cứu về Trung Quốc và Thái Lan có sự tương đồng cao về một số xu thế, ví dụ như về tỷ lệ các bài nghiên cứu về KHXH&NV (đều chiếm khoảng 25%). Tỷ lệ này đối với Việt Nam là 36,8%. Có nghĩa là các nhà khoa học trên thế giới có quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề KHXH&NV của Việt Nam.
Thứ hai, việc triển khai các nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu về lĩnh vực “quốc học” chủ yếu là các kết quả nội sinh, do các nhà khoa học của nước đó thực hiện. 66% số lượng bài báo nghiên cứu về Trung Quốc do các học giả Trung Quốc thực hiện. Con số này đối với Thái Lan là 55%. Còn đối với Việt Nam, tỷ lệ này chỉ đạt 27,5%, tức là các nghiên cứu về Việt Nam được công bố quốc tế chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện.
Thứ ba, trong 10 cơ sở nghiên cứu mạnh nhất về Trung Quốc thì tất cả đều là các viện nghiên cứu và trường đại học của Trung Quốc (và Hồng Kông). Đối với Thái Lan, 10 đơn vị nghiên cứu hàng đầu về Thái Lan cũng đều là các đơn vị quốc nội. Còn đối với Việt Nam thì ngược lại, trong top 10 các đơn vị nghiên cứu mạnh về Việt Nam chỉ có 2 cơ sở của Việt Nam. Đơn vị có nhiều kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế về Việt Nam nhất cũng thuộc về nước ngoài.
- GS. vừa nhận xét về tỷ lệ các công bố quốc tế nghiên cứu về Việt Nam trong lĩnh vực KHXH&NV. GS. có thể phân tích thêm về các số liệu này?
Theo các tiếp cận chung vừa nêu cho tất cả các lĩnh vực KH&CN, cũng có thể đưa ra hai nhận xét sau đây cho riêng lĩnh vực KHXH&NV. Đó là, các nghiên cứu về khoa học nhân văn và kinh tế của Việt Nam chiếm tỉ trọng thấp hơn các nước khác. Thêm vào đó, đối với lĩnh vực KHXH&NV nói chung, trong top 10 cơ sở đào tạo và nghiên cứu Trung Quốc và Thái Lan có nhiều công bố nhất chỉ có một cơ sở bên ngoài (Đại học Quốc gia Singapore), còn 9 cơ sở còn lại đều là quốc nội. Đối với nghiên cứu Việt Nam, 8 cơ sở mạnh nhất là quốc tế, chỉ có 2 cơ sở trong nước có công bố đáng kể là ĐHQGHN và Đại học Kinh tế quốc dân. Đại học quốc gia Úc, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Monash, Melbourne… là các cơ sở có nhiều nghiên cứu về Việt Nam. Đây là lý do mà ĐHQGHN muốn tăng cường kết nối, xây dựng mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam, phục vụ cho sự phát triển của Việt Nam.
Top 10 cơ sở công bố nhiều nghiên cứu về Việt Nam trong lĩnh vực KHXH&NV (nguồn Scopus)
- Tình hình nghiên cứu Việt Nam trên thế giới trong lĩnh vực KHXH&NV có nhiều thay đổi không trong 30 năm đổi mới và 5 năm gần đây, thưa GS.?
Theo số liệu khảo sát thì bức tranh công bố quốc tế đối với các nghiên cứu về Việt Nam trong 30 năm đổi mới không khác bức tranh chung nhiều lắm. Nhưng tính riêng trong khoảng 5 năm trở lại đây tình hình có một vài chuyển biến quan trọng. Mặc dù số lượng công bố quốc tế còn khiêm tốn, nhưng xuất hiện trong top 10 các cơ sở nghiên cứu Việt Nam đã có nhiều hơn các trường đại học của Việt Nam, trong đó ĐHQGHN đã vươn lên đứng đầu và Trường Đại học Kinh tế quốc dân xếp thứ 3. Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận xu thể phát triển chung về nghiên cứu “quốc học”, đã vươn lên dẫn đầu và đang cố gắng trở thành “thánh địa” của nghiên cứu Việt Nam học. Chúng ta nghiên cứu Việt Nam để hỗ trợ cho sự phát triển của quốc gia, chứ không chỉ có các đồng nghiệp của ta nghiên cứu để tìm hiểu Việt Nam theo mục đích của họ.
Top 10 cơ sở công bố nhiều nghiên cứu về Việt Nam trong lĩnh vực KHXH&NV trong giai đoạn 2010-2016 (nguồn Scopus)
- Xin chúc mừng ĐHQGHN đã thành công bước đầu trong việc thực hiện sứ mệnh của người Việt. Thưa GS., trong thời gian tới ĐHQGHN có kế hoạch gì để thúc đẩy các nghiên cứu Việt Nam?
Bên cạnh việc thúc đẩy các nghiên cứu trong chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN về “Định vị và phát triển KHXH&NV Việt Nam”, để Việt Nam nói chung và ĐHQGHN nói riêng trở thành “thánh địa” của nghiên cứu Việt Nam, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam học toàn cầu, quy tụ đội ngũ nghiên cứu Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên môn khác nhau. Đặc biệt, cần phải xây dựng được một Trung tâm tư liệu nghiên cứu Việt Nam hiện đại và lớn nhất thế giới. Như đã nêu ở trên, tư liệu của thế giới viết về Việt Nam khá nhiều, đồng thời số tư liệu của Việt Nam bị thiên di đi khắp thế giới cũng rất lớn, từ châu Á, châu Âu đến cả châu Mỹ. Hệ thống tư liệu ấy cần được thu thập, quy tụ để kết hợp cùng với hệ thống tư liệu đang có trong nước hình thành một trung tâm phục vụ cho các nghiên cứu đầy đủ và toàn diện nhất về Việt Nam.
Xin trân trọng cảm ơn GS!
Ngọc Diệp
" alt="Thế giới quan tâm đến nghiên cứu Việt Nam như thế nào?"/>
Bé Triệu An “Cún” - con gái của diễn viên Văn Anh và Tú Vi - đã quen thuộc với khán giả Việt Nam. Cô bé hay khóc nhè khiến các bảo mẫu và ê-kíp ai cũng yêu. Hứa Vĩ Văn tưởng bé Cún sẽ mè nheo, đòi về nhưng khi đã quen mọi người, bé lại rất hợp tác. "Con thông minh, nhiều khi nói những câu khiến mọi người đều "đứng hình" vì quá sâu sắc và đáng yêu", anh kể.
Các bảo mẫu cũng thể hiện phong cách khác nhau của mình: Hứa Vĩ Văn chu đáo, Mạc Văn Khoa đảm nhiệm vai "cây hài" nhà chung, Phương Lan và Lan Hương thân thiện. Trong đó, Hứa Vĩ Văn - "anh cả" dàn bảo mẫu - gây ấn tượng với sự dịu dàng, quan tâm đến từng chi tiết nhỏ của các bé như xách balo cho các con, lo mũ đội đầu cho bé tránh nắng,...
"Đây là lần đầu tôi phải chăm sóc nhiều em bé đến thế, ở nhà tôi chỉ có vài cháu thôi. Chúng tôi phải phân chia nhau chăm sóc sức khỏe, lo chuyện sinh hoạt và tổ chức trò chơi cho các bé. Rất áp lực nhưng chúng tôi nhận lại sự chân thành, đáng yêu của trẻ nhỏ", diễn viên tâm sự.
Trong khi đó, Mạc Văn Khoa có nhiều kinh nghiệm nhất từ việc chăm sóc con nhỏ. Dù vậy, đôi lúc anh không khỏi bối rối khi phải chăm sóc đến 6 bé với vô số tình huống bất ngờ,
"Phải thú nhận tôi chưa phải là bảo mẫu tốt. Tôi có thể hoạt náo chương trình, khiến không khí sôi nổi và vui vẻ nhưng khó để hiểu, an ủi và dỗ dành các con. Nhờ Khu rừng nhỏ, tôi có cơ hội lắng lại, nhìn xem mình còn gì thiếu sót trong việc chăm sóc, làm bạn với con", diễn viên nói.
" alt="Hứa Vĩ Văn, Mạc Văn Khoa chật vật làm bảo mẫu"/>