Nhóm “DigitalEurope” (DE) bao gồm Airbus, Amazon, Google, GFK, Nokia, Qualcomm, Philips, SAP, Siemens và Sony cho hay, bộ luật về dữ liệu không đáp ứng kỳ vọng của các doanh nghiệp.
“Đạo luật này sẽ đặt cả ngành công nghiệp châu Âu vào thế bất lợi khi yêu cầu các công ty phải từ bỏ những dữ liệu khó thu thập, cũng như quyền tự do thương thảo hợp đồng. Điều này có thể dẫn đến làn sóng phi công nghiệp hoá mới và tạo ra những thách thức về an ninh mạng”, tổng giám đốc nhóm DE, Cecilia Bonefeld-Dahl cho biết trong một tuyên bố.
Trong khi đó, Hiệp hội Công nghiệp Máy tính và Truyền thông (CCIA) - nhóm vận động hành lang lĩnh vực công nghệ, nói rằng quy định mới gây bất lợi với những công ty bị coi là nền tảng trực tuyến lớn theo phân loại của EU, từ đó có thể hạn chế quyền lựa chọn của người tiêu dùng.
“Đạo luật nghiêm cấm người dùng tự ý chuyển dữ liệu tới các thiết bị hay dịch vụ kết nối bị xác định là thuộc vận hành của những doanh nghiệp công nghệ phổ biến”, CCIA lý giải.
Tổ chức này cho biết, việc thiếu những biện pháp bảo vệ thích hợp có thể dẫn đến tình trạng các đối thủ cạnh tranh tự do sử dụng dữ liệu của nhà sản xuất thiết bị và các công ty cung cấp dịch vụ.
Về phía khách hàng, Tổ chức Người tiêu dùng châu Âu (BEUC) nhận định đạo luật mới không giúp ích gì nhiều đối với họ, do “EU đã trao cho các công ty quyền linh hoạt ngăn người dùng chia sẻ dữ liệu với những nhà cung cấp dịch vụ khác, chẳng hạn chỉ với việc dán nhãn cơ sở dữ liệu đó là bí mật thương mại”, phó tổng giám đốc BEUC Ursula Pachl khẳng định.
(Theo Reuters)
Hội thảo quốc tế Châu Á lần thứ 18 của Hiệp hội Phát triển Nguồn Nhân lực Quốc tế (AHRD) “Phát triển nguồn nhân lực: Đổi mới và phát triển trong kỷ nguyên số” được tổ chức ở Hà Nội.
Tại hội thảo, hơn 120 đại biểu bao gồm nhiều học giả, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, nhà quản trị nhân lực trong và ngoài nước đã cùng nhau thảo luận với 4 bài phát biểu đề dẫn, 8 nhóm chuyên sâu và 65 bài nghiên cứu được trình bày trong các phiên khai mạc và các phiên song song.
Các nghiên cứu tập trung vào 10 nhóm vấn đề liên quan tới phát triển nguồn nhân lực bao gồm: Phát triển nguồn nhân lực trong nước, khu vực và quốc tế; Phát triển nguồn nhân lực và phát triển bền vững; Phát triển năng lực lãnh đạo; Đào tạo tại doanh nghiệp, đào tạo tại nơi làm việc; Phát triển nghề nghiệp; Phát triển tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh; phát triển nguồn nhân lực và giáo dục; Trách nhiệm xã hội và đạo đức trong phát triển nguồn nhân lực; Công nghệ thông tin và truyền thông với phát triển nguồn nhân lực; Các vấn đề mới và đổi mới sáng tạo trong phát triển nguồn nhân lực.
Tại buổi họp báo, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ: “Phát triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô và vi mô là một nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, vì nguồn nhân lực quyết định năng suất, năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của các quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp.
Trong các nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, các vấn đề liên quan tới phát triển nguồn nhân lực cần phải được đánh giá và triển khai một cách hiệu quả và toàn diện hơn”.
Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương cho rằng, Hội thảo cũng mở ra một chương mới cho nghiên cứu và đề xuất chính sách về phát triển nguồn nhân lực trong một nền kinh tế đang chuyển đổi và năng động của Việt Nam.
Trường Giang
Sau 10 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, nhiều địa phương chia sẻ đạt được những tín hiệu tích cực.
" alt=""/>Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên sốĐây là loại máy bay không người lái siêu nhỏ, được chuyển giao cho Kiev thông qua thoả thuận viện trợ của Na Uy và Vương quốc Anh vào tháng 8/2022. Trong đó, hai nước cam kết cung cấp cho Ukraine 850 UAV Black Hornet như một phần của gói viện trợ trị giá 64 triệu USD.
Do đó, việc Nga thu giữ được chiến lợi phẩm nêu trên có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu để áp dụng hoặc phát triển công nghệ tương tự trong bối cảnh UAV/drone “lên ngôi” trong cuộc xung đột đang diễn ra.
Đối với Black Hornet, đây không phải lần đầu tiên thiết bị có kích cỡ bằng lòng bàn tay này bị “bắt sống” trên chiến trường. Vào năm 2020, lực lượng Syria được cho cũng đã thu hồi được một UAV loại này gần khu vực Tal Tamr.
Từ năm 2019, quân đội Mỹ đã bắt đầu biên chế Black Hornet 3 cho các đơn vị khác nhau, trong đó các nhóm biệt kích vốn hoạt động sâu rộng tại Syria, đã sử dụng UAV này ít nhất từ năm 2015.
Máy bay không người lái siêu nhỏ này được sản xuất bởi công ty Teledyne FLIR của Mỹ tại Na Uy, xuất phát từ nỗ lực phát triển của Prox Dynamics AS, một công ty Na Uy bị FLIR thâu tóm vào năm 2016.
Vai trò trong cuộc chiến
Black Hornet đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức tình huống bằng cách cho phép trinh sát các khu vực ngoài tầm nhìn, chẳng hạn như xung quanh các góc khuất hoặc ngoài bức tường, từ đó có thể xác định mối đe dọa đang ẩn nấp đối với các cuộc tuần tra định kỳ ở làng mạc hay địa điểm mục tiêu.
UAV được thiết kế với lớp vỏ đúc bằng nhựa bền bỉ, mang lại sự chắc chắn trong nhiều điều kiện tác chiến khác nhau, kể cả gió bão. Với hình dạng khí động học, UAV này có thể duy trì sự ổn định trong suốt thời gian hoạt động.
Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng UAV Nano trang bị ba camera giám sát đặt ở phần đầu, nhằm tăng cường khả năng trinh sát. Hệ thống PD-100 Black Hornet hoàn chỉnh bao gồm hai UAV và một trạm cơ sở, tạo thành một thiết lập toàn diện trong triển khai hoạt động.
Phương tiện bay không người lái này có kích thước nhỏ gọn, chiều dài khoảng 100mm với sải cánh quạt 120mm, cùng trọng lượng nhẹ, chỉ 32 gram đã bao gồm camera giám sát tích hợp.
Do thiết kế siêu nhỏ, máy bay không người lái Black Hornet được coi là phương tiện lý tưởng cho quân đội Ukraine, cho phép các đơn vị triển khai kín đáo để khảo sát mục tiêu kín trong không gian bị chiếm giữ bởi đối phương, từ đó giảm thiểu rủi ro bị phục kích cùng các mối đe doạ tiềm ẩn khác.
Black Hornet gần như không phát ra tiếng cánh quạt trong quá trình hoạt động, giúp nó dễ dàng xâm nhập qua cửa sổ hoặc lỗ hổng trên tường thực hiện nhiệm vụ trinh sát bên trong toà nhà.
Khả năng này tỏ ra rất có giá trị trong các cuộc tấn công và chiến đấu trong môi trường đô thị, hỗ trợ các lực lượng Ukraine thu được thông tin chi tiết quan trọng và nâng cao hiệu quả hoạt động của họ.
Song, máy bay không người lái Black Hornet được thiết kế chủ yếu cho các hoạt động cấp chiến thuật hơn là trinh sát dài hạn trên một khoảng cách rộng.
Nó có khoảng cách hoạt động tối đa lên tới 2 km từ người điều khiển, bởi vậy chỉ có thể triển khai tầm gần. Ngoài ra, thời lượng pin của Black Hornet cho phép thiết bị hoạt động liên tục 25 phút trước khi cần sạc lại.
(Theo EurAsian Times)