Huyền thoại 58 tuổi bị căn bệnh ung thư tuyến tụy từ 5 năm trước nhưng không bao giờ muốn nói về vấn đề mà mình trải qua, chỉ tập trung vào công việc và bóng đá.
Vialli lần đầu tiên xác nhận ông bị ốm trong một cuộc phỏng vấn với Corriere della Sera ngày 25/11/2018. Tất cả chỉ có thế và không gì khác. Chỉ vài người thân trong gia đình biết rõ về tình trạng bệnh tật của ông.
Hôm 14/12/2022, Vialli thông báo phải tạm dừng các cam kết của mình với đội tuyển quốc gia Italy (vai trò trưởng đoàn) khi căn bệnh ung thi đi vào giai đoạn cuối.
Những ca phẫu thuật, 8 tháng hóa trị, 6 tuần xạ trị và sau cùng là cuộc chia tay với thế giới. "Vóc dáng của tôi đã trở nên như quái thú", Vialli cười với tinh thần lạc quan trên giường bệnh những ngày cuối đời, trong cuộc trò chuyện riêng với nhà báo nổi tiếng Aldo Cazzullo của tờ Corriere della Sera.
Trong cuộc đời mình, Vialli đã chinh phục đỉnh cao Calcio, nâng cao những danh hiệu bóng đá lớn nhất ở cấp quốc gia và quốc tế, ghi bàn cho đội tuyển Italy và cho CLB mà ông khoác áo. Bản thân ông chiếm được tình cảm đặc biệt của người hâm mộ, trở thành một trong những cầu thủ được yêu thích nhất ở đất nước hình chiếc ủng.
Cầu thủ tài năng và khiêm tốn
Xuất thân từ gia đình giàu có, Vialli là người theo đảng Cộng hòa, giống như "Luật sư" Gianni Agnelli - cựu chủ tịch FITA và Juventus. Ông luôn là cầu thủ bóng đá khác biệt trong 19 năm thi đấu.
Bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp trong màu áo Cremonese, Vialli lên đỉnh cao với Sampdoria và Juventus rồi khép lại cuộc phiêu lưu cùng Chelsea.
Trong thập niên 1980 và 1990, hầu như mọi người luôn nhắc về Vialli. Diego Maradona dành cho ông những lời khen đặc biệt khi họ là đối thủ của nhau. Trong sự nghiệp, Gianluca ghi 259 bàn cho các CLB và 16 bàn cho Italy.
Ở Sampdoria, Vialli kết hợp với Roberto Mancini trở thành một trong những cặp đôi được yêu thích nhất mọi thời đại.
Tình cảm giữa Vialli và Mancini đặc biệt đến mức ông đặt tên cho những chú chó mình yêu thích là Gianluca và Roberto.
Cặp bài trùng Vialli - Mancini không chỉ có bóng đá. Những gì họ thể hiện trên sân cỏ là kỹ thuật, sự tinh tế, lối chơi ngẫu hứng và đầy lãng mạn. Cả hai đưa Sampdoria trở thành thế lực lớn, vào chung kết Cúp C1 năm 1992 và thua Barcelona của Johan Cruyff 0-1, với cú sút phạt thành bàn của Ronald Koeman.
Trận thua Barca trên sân Wembley cũng khép lại hành trình của Vialli với Sampdoria, sau 321 trận đấu - trong đó có 109 trận liên tiếp, quá ấn tượng. Ông quyết định gia nhập Juventus.
Ở Juventus, Vialli có danh hiệu Scudetto thứ hai trong sự nghiệp mùa 1994-95 (trước đó, ông vô địch mùa 1990-91 với Samp).
Một năm sau, ông nâng cao danh hiệu vô địch Champions League với tư cách đội trưởng Juventus. Chiến thắng ấy giúp ông gạt bỏ được cơn ác mộng thua Barca kéo dài suốt 4 năm.
Hết hợp đồng với Juventus, Vialli quyết định ra đi theo luật Bosman vừa được thông qua trước đó không lâu (theo tên của cầu thủ người Bỉ Jean-Marc Bosman, cho phép các cầu thủ được tự do ra đi khi hết hợp đồng). Ông chọn Chelsea, đội bóng đang tìm cách khởi động lại sau thời gian ẩn danh.
Tháng 2/1998, Vialli trở thành cầu thủ kiêm HLV của Chelsea. Ở vai trò này, ông cùng đội giành League Cup và Cúp C2 châu Âu (sân chơi giành cho các đội đoạt Cúp quốc gia; hiện không còn tồn tại). Ông treo giày ở tuổi 35.
"Nhiều cầu thủ Juventus vẫn nhắn rằng tôi là đội trưởng cuối cùng nâng cao chức vô địch Champions League", Vialli từng tâm sự trong thời gian điều trị ung thư. Sau thời điểm ấy, "Bà đầm già" đá 5 trận chung kết khác và luôn thua.
Nhưng Vialli luôn rất khiêm tốn, không bao giờ đề cao chính mình: "Tôi là một tiền đạo may mắn. Tôi được chạy để hỗ trợ cho Mancini, Zola, Baggio, Del Piero...".
Bùa hộ mệnh ở EURO 2020
Năm 2019, sau khi biết mình bị ung thư, Vialli trở lại đội tuyển Italy trong vai trò trưởng đoàn. Ở đây, ông tái ngộ Mancini để gợi nhớ về bộ đôi mà cả thế giới biết đến với biệt danh "I gemelli del gol" (cặp song sinh của bàn thắng).
Vai trò của Vialli nằm giữa một giám đốc và cố vấn phục vụ cho cầu thủ lẫn đội tuyển. Ông luôn ở phía sau, nhưng không bao giờ vắng mặt trong chuyến thi đấu, bất chấp tình trạng sức khỏe yếu do quá trình điều trị y tế.
Vialli đồng hành và hướng dẫn đội cho đến EURO 2020 (thi đấu năm 2021 do ảnh hưởng của Covid-19), giải đấu mà họ Italy giành chiến thắng trong trận chung kết Wembley với Anh.
Đó là vinh quang mà Mancini, dưới sự hỗ trợ của VIalli, giành được sau khi hoàn thành cuộc cách mạng tư tưởng và chiến thuật đã ghi một trang vàng trong lịch sử bóng đá Italy. Kết quả là đội thắng 3-0.
Kể từ đó, Italy quyết định lặp lại như một nghi thức đặc biệt: xe buýt của đội rời đi mà không có Vialli, rồi dừng lại sau vài mét để trưởng đoàn đi lên.
Cái ôm đầy nước mắt giữa Vialli và Mancini sau chức vô địch EURO là hình ảnh khắc sâu trong ký ức người Italy và các tifosi trên thế giới.
Vialli hạnh phúc: "Khoảnh khắc ấy đẹp hơn những cái ôm mà chúng tôi từng dành cho nhau, khi tôi chuyền bóng cho Roberto ghi bàn".
Niềm lạc quan giữa bệnh tật
Sau danh hiệu vô địch châu Âu, căn bệnh ung thư thêm nặng nề hơn."Tôi sẽ rất vui nếu không có thứ xấu xí này", Vialli nói với nhà báo Aldo Cazzullo về việc cắt bớt một số câu thoại và hình ảnh của ông trên giường bệnh, trước khi bài báo đặc biệt được xuất bản.
Bản thân Vialli chưa bao giờ bi quan về sức khỏe. "Nhưng tôi không muốn làm tổn thương những người thương yêu mình. Thật khó khăn khi nói điều này với gia đình. Tôi không muốn bố mẹ tôi, vợ Cathryn, hai cô con gái nhỏ Olivia và Sofia đau lòng".
Từ chiến thắng với Italyvà sự lạc quan trên giường bệnh, Vialli trở thành tấm gương về sự can đảm.
"Tôi không thể chiến đấu với căn bệnh này. Vì thế, tôi chỉ đơn giản coi đây là một giai đoạn của cuộc đời và ta phải sống can đảm, từ đó học được những điều mới mẻ", Vialli tâm sự.
Ông nói về việc luôn mặc kín đáo cả khi trời khá nóng: "Tôi đi khắp nơi với một chiếc áo len dưới áo sơ mi, để những người khác không nhận ra bất cứ điều gì, để vẫn là Vialli mà họ biết".
Nhà báo Aldo Cazzullo hỏi Vialli có nghĩ rằng ông sẽ thắng trận đấu khó khăn nhất cuộc đời không. Gianluca đáp lại: "Điều quan trọng không phải là chiến thắng, mà suy nghĩ theo cách chiến thắng. Cuộc sống là 10% những gì xảy ra với chúng ta, và 90% cách chúng ta đối phó với nó. Tôi hy vọng câu chuyện của mình có thể giúp những người khác đối phó với những gì đang xảy ra theo cách đúng đắn".
Vialli gửi đi thông điệp vào cuối đời: "Tôi ước một ngày nào đó có ai đó nhìn tôi, nghĩ về tôi và nói: Cũng nhờ có bạn mà tôi chưa bỏ cuộc". Ông bảo rằng việc từ bỏ sẽ dẫn đến một thói quen xấu.
Huyền thoại Vialli, một trong những người được yêu thích nhất lịch sử Calcio, đã rời bỏ bóng đá. Cách tốt nhất để tưởng nhớ về ông là đừng bao giờ bỏ cuộc!
Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Bùi Tiến Công, khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết hoa thủy tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi nhưng mảnh hơn. Tất cả các bộ phận của cây hoa thủy tiên đều có độc, nhất là củ.
Trong thành phần của cây chứa chất Lycorine là một Alkaloid, gây ức chế Enzym cholinesterase, gây ra các triệu chứng Cholinergic như nôn, buồn nôn, đổ mồ hôi, nhịp tim chậm.
Nếu vô tình ăn phải hoa thủy tiên với số lượng lớn có thể gây co giật, ức chế tuần hoàn, hô hấp và hôn mê. Bên cạnh đó, củ của hoa thủy tiên chứa thành phần Oxalat nếu nuốt phải có thể gây bỏng và kích ứng niêm mạc môi lưỡi, họng.
Ngoài hoa thủy tiên, một số loại cây khác như cây kim tiền, khoai nước cảnh cũng có thể gây bỏng, kích ứng miệng, họng khi trẻ ăn nhầm.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần tìm hiểu kỹ thông tin về các loại cây trong nhà để đảm bảo an toàn cho trẻ; Tránh trồng hoặc trưng bày các loại cây có độc ở những nơi có trẻ nhỏ, phải để xa tầm tay của trẻ.
Trong trường hợp trẻ không may ăn phải hoa thủy tiên hoặc các loại cây có độc, cha mẹ không tự ý móc họng gây nôn cho trẻ; cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
![]() |
Tòa nhà La Sainte Enfance hiện nay - Ảnh: Quỳnh Trân |
Một công trình độc đáo
Năm 1858, Pháp nổ súng vào Đà Nẵng và chỉ một năm sau thì chiếm thành Gia Định. Lúc này, do chiến tranh loạn lạc nên trẻ em mồ côi đói rách, lang thang cơ nhỡ... bị bỏ rơi khá nhiều, lại thêm bệnh dịch tả hoành hành dữ dội tại Sài Gòn - Gia Định. Đức cha Dominique Lefebvre, lúc ấy là Giám quản tông tòa giáo phận Tây Đàng Trong, thấy tình cảnh quá cấp thiết đã viết thư mời các nữ tu dòng Thánh Phaolô đang làm việc tại Hồng Kông sang tiếp sức và họ tới Sài Gòn ngày 20.5.1860.
Để có chỗ ở ổn định cho các sơ cùng trẻ mồ côi, được sự giúp đỡ kinh phí của giáo hội bên Pháp và nhiều người Việt thiện nguyện, mẹ Benjamin (vị sáng lập và bề trên tiên khởi dòng Thánh Phaolô tại Viễn Đông) và mọi người bắt đầu lên kế hoạch xây dựng Nhà Giám tỉnh ở số 4 Boulevard de la Citadelle (nay là Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM).
Bên trong nhà nguyện khi trùng tu lối kiến trúc của Nguyễn Trường Tộ vẫn được giữ nguyên vẹn. (Ảnh: Quỳnh Trân) |
Nữ tu Anna - phụ trách Văn khố dòng Phaolô cho biết: “Việc xây dựng ngôi nhà nguyện có kiến trúc Gothic này được thực hiện là nhờ một chủng sinh gọi là thầy Học (hay thầy Lân), chính là Nguyễn Trường Tộ, được Đức giám mục Gauthier tin tưởng giao phó. Bản vẽ kiến trúc do ông Nguyễn Trường Tộ thiết kế các khu nhà theo hình chữ U, gồm 3 khối nhà: cô nhi viện, nhà nữ tu ở và khu nhà nguyện. Khu nhà nguyện có thiết kế đặc biệt, nhìn từ trên cao xuống rất giống cây thánh giá, bên trong có thêm nhiều cột đỡ vững chãi, không gian xung quanh là những bức họa, mái vòm uốn lượn và đặc biệt là một cây tháp vươn cao nhất Sài Gòn mà thuyền bè ngược xuôi trên sông đi ngang qua đều thấy...”.
Tòa nhà có tên gọi La Sainte Enfance bắt đầu khởi công năm 1862 và khánh thành vào năm 1864. Theo nữ tu Anna, công trình có lối kiến trúc độc đáo gồm 3 tầng: trệt, giữa và tầng trên mà các nhà thờ lúc đó ở Sài Gòn không có. Phần xây dựng trên mặt đất sử dụng hoàn toàn bằng gỗ, có chạm trổ, điêu khắc hoa văn rất tinh xảo. Sử dụng được 20 năm thì xuống cấp, do mối mọt nên phải trùng tu lại nhưng giữ nguyên vẹn theo bản vẽ của Nguyễn Trường Tộ.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nhận xét: “Theo tôi, đây là công trình độc đáo của người VN, vôi gạch và thợ thuyền cũng là người VN. Người xưa đã xây dựng được một khu nhà có tháp cao theo kiểu kiến trúc Tây phương. Trong khi để xây các công trình ở Sài Gòn, người Pháp phải đưa vật liệu xây dựng, kiến trúc sư, kỹ sư qua và thuê nhân công người Hoa có kinh nghiệm thi công, thì với tòa nhà Giám tỉnh dòng Thánh Phaolô, chính người Việt đã chứng tỏ không thua kém ai. Điều đặc biệt là lúc ấy chưa có xi măng cốt sắt nhưng không hiểu sao ông Nguyễn Trường Tộ vẫn thiết kế được những mái vòm uốn lượn đẹp như thế và các khối đá xanh lấy từ Biên Hòa (Đồng Nai) về dùng làm trụ móng chỉ bằng vôi và mật ong mà vẫn dính chặt vào nhau, chứng tỏ tài năng của ông Nguyễn Trường Tộ quá giỏi”.
Tuyệt tác hơn 150 năm
Được sự cho phép của nữ tu bề trên, PV Thanh Niên đã được sơ Anna cho vào tham quan toàn bộ công trình đã hơn 150 tuổi. Những cánh cửa mở vào khu nhà nguyện, gạch lót nền và những hoa văn chạm trổ... vẫn gần như nguyên vẹn. Sơ Anna cho biết: “Không hiểu sao bàn ghế và gạch ở nhà nguyện không cần lau nước mà chỉ cần chùi bằng sáp là đã bóng loáng. Phần vôi vữa kết dính giữa các viên gạch chắc như đá. Muốn thay viên nào thợ phải đục cả tiếng đồng hồ. Phần tường nhà, trần, móng nền, dù nằm ngay sát bờ sông, nhưng theo thời gian vẫn chẳng có gì thay đổi, tòa nhà hoàn toàn không có hiện tượng lún nứt như một số công trình bây giờ”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho biết thêm: “Năm 1940, máy bay của quân Đồng minh đã ném bom làm sụp đổ một góc nhỏ của tòa nhà buộc phải sửa chữa lại, riêng cây tháp cao nhất Sài Gòn bị bom “chém” cụt mất. Thật đáng tiếc. Lối kiến trúc của ông Nguyễn Trường Tộ theo đường cong vòm khi ấy tuyệt vời lắm. Dinh Thống đốc mà người Pháp còn phải mua của người Anh ở Singapore mang qua Sài Gòn lắp ráp thì với công trình tuyệt vời này, đủ thấy người VN giỏi đến mức nào rồi”.
Ông Nguyễn Trường Tộ (ảnh) sinh năm 1828, quê ở Nghệ An, là một nhà Hán học sâu sắc, từng giúp Đức giám mục Gauthier trong việc giảng dạy chữ Nho cho các tu sĩ để làm linh mục. Nguyễn Trường Tộ là người có tài thiên bẩm về kiến trúc mà công trình La Sainte Enfance do tự tay ông thiết kế là một điển hình. Sau này, theo lời mời của triều đình Huế, ông còn tham gia khai thông hệ thống đường thủy kênh Sắt ở Nghệ An bằng cách pha chế thuốc nổ tự tạo ra mìn. Ông mất năm 1871 tại quê nhà. |
Theo Lê Công Sơn(Báo Thanh niên)