Con rắn lục nằm trong cổ xe máy khiến trẻ tưởng là chiếc lá cây (Ảnh: BV).
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, các bác sĩ trực ghi nhận trẻ sưng bầm bàn tay phải lan lên cổ tay, vết rắn cắn ở ngón trỏ tay phải chảy máu thấm gạc, vẻ mặt bệnh nhi lừ đừ. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhi bị rối loạn đông máu nặng.
Cộng với việc người nhà mang theo con rắn bắt được, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị rắn lục đuôi đỏ cắn và xử trí truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu cho trẻ. Sau 6 giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn, tình trạng trẻ có cải thiện và được tiếp tục theo dõi, điều trị.
Các bác sĩ lưu ý hiện nay đang trong giai đoạn thời tiết thay đổi, mưa bão hoành hành, nên các loài vật như rắn, bò cạp… sẽ tìm nơi trú ẩn, chạy vào nhà, nên có thể xảy ra các tai nạn nguy hiểm với trẻ nhỏ.
Do đó, người dân cần phát hoang bụi rậm xung quanh nơi ở, giữ cho nhà cửa thông thoáng sạch sẽ, an toàn, không để các loài rắn hay côn trùng độc hại xâm nhập, gây ra các sự cố đáng tiếc.
Khi lao động, làm việc vùng đồng cỏ, ruộng vườn phải mang giày ủng, tránh đi chân đất. Ngoài ra, việc trèo cây cũng có thể bị rắn lục cắn hoặc gây nguy cơ té ngã.
Một trường hợp bé trai bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào bàn tay trái, gây rối loạn đông máu (Ảnh: BV).
Trước đó vài tháng, một bé trai 8 tuổi (ngụ huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) ra sau nhà bếp đánh răng thì bất ngờ bị rắn lục đuôi đỏ cắn ở bàn tay trái, gây đau và chảy máu.
Tại cơ sở y tế địa phương, bệnh nhi được sơ cứu, truyền dịch rồi chuyển lên tuyến trên. Thời điểm vào Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, các bác sĩ trực ghi nhận trẻ sưng bầm tay, lừ đừ, rối loạn đông máu nặng.
Bệnh nhi được xử trí truyền tổng cộng 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu mới qua được giai đoạn nguy hiểm.
Theo Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, khi đã bị rắn cắn, cần tránh những cách sơ cứu sai lầm như rạch vết thương, hút nọc độc, bôi các chất lạ vào vùng bị cắn, đắp lá cây... Việc sơ cứu không đúng sẽ gây nhiễm trùng, hoại tử, thậm chí phải đoạn chi, nguy hiểm tính mạng.
Thay vào đó, cần đưa nạn nhân rời khỏi hiện trường an toàn, rửa, băng ép và nẹp cố định vùng chi bị rắn cắn. Sau đó nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được cấp cứu, truyền huyết thanh kháng nọc độc rắn phù hợp nếu có chỉ định.
" alt=""/>Chơi trong nhà, bé trai bị rắn độc nằm ở cổ xe máy cắn nguy kịchỞ giai đoạn sớm, ung thư vòm họng thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi ở giai đoạn bệnh tiến triển tại chỗ hoặc giai đoạn muộn, người bệnh thường xuất hiện một hay một vài các triệu chứng sau:
- Đau hoặc chảy máu miệng.
- Đau họng.
- Nuốt khó.
- Khàn giọng.
- Ho kéo dài hoặc ho ra máu.
- Đau tai, giảm thính lực hoặc ù tai.
- Nghẹt mũi, chảy máu mũi kéo dài.
- Nhìn mờ, nhìn đôi hoặc lé.
- Có khối bướu/hạch ở cổ.
Tuy nhiên, những triệu chứng trên có thể là biểu hiện của các bệnh lý vùng đầu cổ khác, ít nghiêm trọng hơn so với ung thư vòm họng. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh tình.
Theo các chuyên gia, phần lớn các trường hợp u vòm họng ác tính đều bắt nguồn từ một trong ba nguyên nhân: hút thuốc lá, uống nhiều rượu và nhiễm virus HPV.
Thuốc lá
Khi hút thuốc lá (chủ động) hoặc hít phải khói thuốc (bị động), một lượng hóa chất gây ung thư đã xâm nhập vào phổi của bạn. Đây là lý do thuốc lá trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Không chỉ vậy, các bộ phận khác của cơ thể tiếp xúc với thuốc lá, bao gồm vùng cổ họng, cũng dễ dàng bị tế bào ung thư tấn công.
Rượu
Nếu thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, thì rượu là tác nhân khiến cho bệnh nặng hơn. Nghiên cứu cho thấy uống rượu trong khi hút thuốc sẽ tăng đáng kể nguy cơ ung thư vùng đầu cổ so với việc chỉ hút thuốc hoặc chỉ uống rượu. Nguyên nhân là rượu hoạt động như một chất kích thích trong miệng và cổ họng, đưa các hóa chất trong thuốc lá xâm nhập vào tế bào một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, rượu cũng làm chậm khả năng phân hủy và loại bỏ các hóa chất độc hại của cơ thể. Hai điều này tạo thành một "combo" vô cùng có lợi cho tế bào ung thư hình thành và phát triển.
Virus u nhú ở người - HPV
Trước đây, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vòm họng. Trong những năm gần đây, virus u nhú ở người (HPV) đã trở thành nguyên nhân phổ biến nhất của căn bệnh này.
HPV là một nhóm gồm khoảng 100 loại virus lây lan qua quan hệ tình dục bằng đường sinh dục hậu môn và miệng; trong số đó có một số loại có khả năng gây ung thư. Các chuyên gia cho rằng, tình trạng quan hệ tình dục bằng miệng sẽ dẫn đến sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư vùng họng liên quan đến HPV.
Ngoài ba nguyên nhân chính là thuốc lá, rượu và HPV, còn một số yếu tố nguy cơ khác gây u ác tính ở vòm họng, bao gồm: Sắc tộc, dinh dưỡng, nghề nghiệp, nhai trầu...
" alt=""/>9 dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ ung thư vòm họng