![]() |
“Diya Aur Baati Hum”, được dịch với tựa đề “Vợ tôi là cảnh sát” nói về cô gái Sandhya xinh đẹp, do Deepika Singh thủ vai, từ lâu đã mơ mộng được trở thành cảnh sát, cô muốn phá hết những rào cản mà xã hội Ấn Độ đã gán vào tầng lớp trung lưu như cô. Sooraij - do Anas Rashid thủ vai- chồng cô lại là một chàng trai mộc mạc và bình dị.
![]() |
Anh ăn học ít hơn và mở một tiệm bán bánh ngọt khá nổi tiếng trong vùng. Cuộc hôn nhân của họ như cuộc duyên tiền định khi mà gia đình chồng cô vì “thể diện” đã tìm mọi cách cưới vợ cho con trai chỉ trong 15 ngày sau khi cưới hụt một cô gái khác. Sandhya chính là cô gái được chọn trong bối cảnh bố mẹ vừa mất cách đó vài ngày, cuộc hôn nhân mai mối theo đúng truyền thống và tôn giáo Ấn Độ. Cuộc hôn nhân đó tưởng như sẽ bóp chết giấc mơ trở thành cảnh sát của Sandhya, bởi gia đình chồng cô cho đó là tư tưởng lệch lạc, họ ép cô kết thúc vịệc học sớm.
Trong lúc Sandhya tưởng chừng giấc mơ của mình đã tan vỡ, thì anh chồng Sooraj lại âm thầm lặng lẽ giúp cô vượt qua tất cả thử thách. Bộ phim tái hiện sự hỗn loạn tại New Delhi, nói lên ước vọng giải phóng người phụ nữ Ấn Độ khỏi những rào cản gia đình, sự dốt nát mà không phải do chính họ mong muốn, Sandhya là đại diện cho những người phụ nữ Ấn Độ.
Trong những ngày đầu công chiếu, 2 đạo diễn nổi tiếng Sumeet H Mittal và Rohit Raj Goyal, cùng các diễn viên chính luôn gặp phải sự công kích của những người đứng đầu trong phe bảo thủ với lý do bảo vệ tôn giáo chính thống. Nhưng cũng giống như Sandhya, ekip làm phim đã vượt qua những rào cản đó để làm nên một bộ phim được yêu thích nhất không chỉ tại Ấn Độ mà các quốc gia khác. Bộ phim không chỉ hấp dẫn trong các tình tiết tâm lý, hài hước, hành động và đôi lúc được đưa lên cao trào đến nghẹt thở mà còn được trau chuốt từng góc quay, hình ảnh và sự thể hiện của dàn diễn viên đẹp có nhiều kinh nghiệm.
![]() |
Cùng với trào lưu phim truyền hình Ấn Độ, “Vợ tôi là cảnh sát” trên sóng E Channel vào 19h45 hàng ngày hứa hẹn là một món giải trí hấp dẫn không thể thiếu mỗi ngày, giúp cho khán giả Việt Nam hiểu hơn về văn hóa, phong tục, cuộc sống, con người của một đất nước được coi là gốc của những tôn giáo Á Châu.
https://www.facebook.com/Echannel.VTVcab5 hoặc http://echannel.vn/
Anh Vũ
" alt=""/>Bộ phim làm 'dậy sóng' Ấn Độ ra mắt khán giả Việt Nam"Hôm trước đứa cháu trong lúc soi cá trên ruộng đã bắt được con lươn có màu trắng sữa, phần đuôi màu đỏ nhạt. Con lươn này có trọng lượng hơn 300gr, dài khoảng 60cm. Nó thấy con lươn lạ nên không bán mà đem tặng tôi", ông Hùng nói và cho biết đây là lần đầu tiên trong đời ông thấy một con lươn có màu lạ như vậy.
Thấy con lươn lạ mắt, ông Hùng cũng không bán mà giữ lại nuôi trong hồ kính để mọi người đến xem. Ông còn trang bị thêm oxy và cho lươn ăn bằng cá tạp. Hiện, con lươn màu trắng sữa đang phát triển tốt.
Theo một số người dân địa phương, con lươn ông Hùng đang sở hữu có thể do đột biến gen nên có màu lạ. Những người này cũng khẳng định đây là hiện tượng rất hiếm gặp trong tự nhiên.
Thông tin ông Hùng sở hữu con lươn đột biến gen khiến nhiều người tò mò, hy vọng có thể tận mắt ngắm con vật lạ, quý hiếm. Thậm chí, có người còn đồn thổi, con vật đột biến gen này có thể sẽ được giới chơi thú cưng độc lạ săn đón với giá cao.
Trước những thông tin trên, TS Nguyễn Phúc Cẩm Tú, Giảng viên khoa Thủy sản, trường đại học Nông Lâm TP.HCM cho biết, chưa thể nhận định con lươn của ông Hùng là lươn đột biến gen.
TS Cẩm Tú phân tích: “Nhìn bình thường bằng mắt thì khó có thể xác định được con vật trên có phải bị đột biến hay không. Bởi, có nhiều nguyên nhân khiến con vật bị thay đổi màu sắc”.
“Cũng như con người, có người bình thường, có người bị bạch tạng… Như vậy, con lươn trên có thể chỉ là trường hợp hiếm trong quần thể của mình mà thôi”, anh nói thêm.
Cũng theo TS Tú, trước đây đã xuất hiện nhiều trường hợp người dân phát hiện, bắt được các loài thủy sản có màu sắc lạ. Ví dụ như loài cá tra, người dân vẫn thường phát hiện những cá thể cá có màu trắng toàn thân rất độc đáo.
Những cá thể này được xác định bị bệnh bạch tạng và là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, trong một quần thể lớn, việc xuất hiện một cá thể có màu sắc khá lạ với số còn lại sẽ tạo nên sự bất ngờ, gây trí tò mò cho mọi người.
“Theo tôi, con lươn nói trên không có gì gọi là quý giá, giá trị cao ngoài việc nó có màu lạ mắt hơn so với giống loài của mình. Tuy nhiên, nếu người nuôi muốn xác định xem nó có phải là loài đột biến gen hay không thì có thể đem đến các cơ quan chức năng để kiểm tra”, TS Tú nói thêm.
Ngoài việc sở hữu con lươn có màu trắng lạ mắt, ông Hùng còn được biết đến như một nghệ nhân tạo nên loại dừa kiểng bonsai “độc nhất vô nhị”. Sau khi về hưu, ông Hùng trồng và tạo hình 12 con giáp trên trái dừa đang mọc mầm.
Đến nay, ông sở hữu bộ sưu tập hàng chục cây dừa bonsai được tạo hình 12 con giáp, linh vật phong thủy như: cóc ngậm đồng tiền, tỳ hưu…
Ngoài ra, vì quá đam mê đàn ca tài tử, ông đã tự bỏ tiền túi mua nhạc cụ, thành lập một câu lạc bộ Đờn ca tài tử tại thị trấn Trần Văn Thời. Trong câu lạc bộ này, ông Hùng vừa là nhạc công vừa giữ vai trò kết nối những người cùng đam mê.
Ngọc Chúc - Hà Nguyễn
" alt=""/>Lão nông miền Tây sở hữu con lươn màu trắng sữa lạ mắt