Cứng tay nghề từ khi chưa ra trườngMột buổi lễ ký kết mới đây giữa VinFast và 5 trường cao đẳng trong nước đã gây chú ý bởi mô hình đào tạo không giống bất cứ chương trình nào trước đó. Thay vì quãng thời gian ra ngoài thực tập chỉ 3-6 tháng, phần lớn thời gian học ở trường như truyền thống, chương trình liên kết của VinFast và các trường sẽ theo hình thức song hành, tức là một nửa thời gian đầu đào tạo ở trường và nửa còn lại ở VinFast, mỗi giai đoạn tối đa 15 tháng.
PGS.TS Nguyễn Tiến Đông - Giám đốc Trung tâm Đào tạo VinFast cho biết đây là chương trình đào tạo được thiết kế theo mô hình của Đức, và được thẩm định bởi Hiệp hội các phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK).
Đặc trưng của chương trình theo mô hình Đức của VinFast là tỷ lệ thời gian thực hành so với lý thuyết là 70/30. Riêng giai đoạn tại VinFast, sinh viên sẽ được đào tạo theo hình thức Work-based Learning và On-the-Job Training, tức là học từ chính các công việc thực tế trong xưởng của VinFast. Tại đây, các em sẽ được luân chuyển các vị trí khác nhau để đạt được nhiều kỹ năng.
Theo ông Phạm Hữu Lộc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng (TP.HCM) - một trong những đơn vị liên kết với VinFast, điều này rất quan trọng bởi chỉ khi tự tay làm, các em mới có thể phát triển tay nghề một cách tốt nhất, thay vì "bơi" trong mênh mông lý thuyết.
“Tôi đã có thời gian tìm hiểu về các chương trình đào tạo nghề của Đức và nhận ra, điểm ưu việt chính là sinh viên được đưa tới doanh nghiệp trong thời gian dài”, ông Lộc cho biết.
Với ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, đây là mô hình hiệu quả bậc nhất thế giới. Điểm ông ấn tượng nhất là ở cách đưa nhu cầu thực tế của doanh nghiệp vào đào tạo. Ông giải thích, điều này có nghĩa, ngoài những kiến thức chung về ngành, sinh viên sẽ được trang bị thêm hiểu biết về tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ của chính doanh nghiệp cụ thể.
"Sau khi học xong ở trường, ngoài kiến thức cơ bản, sinh viên sẽ hiểu được sản phẩm của doanh nghiệp, từ sản phẩm tới lắp ráp, bảo trì, dịch vụ sau bán hàng,... một cách bài bản, chuẩn mực. Người học sẽ nhanh chóng thích nghi và chỉ cần tập trung vào phát triển kỹ năng, tay nghề trong giai đoạn 2 ở doanh nghiệp. Sau khi kết thúc toàn khóa, sinh viên có thể làm việc ngay được mà không cần đào tạo lại", ông Ngọc nói.
Cách làm này đã giải quyết được vấn đề khó của cả các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp lâu nay là chất lượng sinh viên ra trường không đáp ứng được với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Với sinh viên, ông Đồng Văn Ngọc khẳng định, mô hình liên kết hoàn toàn không thu hẹp cơ hội nghề nghiệp, ngược lại, chính các em sẽ có nhiều lựa chọn hơn. "Nếu không làm việc ở doanh nghiệp đã thực tập, sinh viên vẫn có thể chọn nhiều công việc khác với kiến thức cơ bản, tay nghề tốt", vị hiệu trưởng nói.
Đãi cát tìm người đồng hành
Ông Phạm Hữu Lộc cho biết, hầu hết các trường cao đẳng đều hiểu tính hiệu quả của mô hình liên kết đào tạo với doanh nghiệp, nhưng muốn mà không thể làm được.
Một phần nguyên nhân bởi không ít doanh nghiệp thực tế không mấy mặn mà với việc nhận sinh viên vào thực tập, thậm chí có nơi còn sợ bị lộ quy trình, cách làm của riêng mình. Theo ông Lộc, đó là cách suy nghĩ thiếu tầm nhìn, khiến chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam kém sức cạnh tranh với thế giới.
Một thực tế khác được vị hiệu trưởng nêu lên là nếu không tìm được đúng địa chỉ, sinh viên tới doanh nghiệp có thể bị sử dụng "như công nhân, có gì làm đó". Khi đó, kiến thức và kinh nghiệm thu được với sinh viên chỉ là con số 0.
Bởi thế, ông Phạm Hữu Lộc cho rằng, việc tìm được những “người đồng hành” là các đối tác có tầm nhìn, chiến lược bài bản như VinFast rất quan trọng. “Tôi rất kì vọng vào lần hợp tác này”, ông nói.
Còn ông Đồng Văn Ngọc thì cho rằng, “không thể yên tâm hơn” khi cơ sở vật chất kỹ thuật của VinFast có dây chuyền sản xuất, dàn robot của những hãng nổi tiếng nhất thế giới. Đây là cơ hội hiếm có để sinh viên được thực hành một cách tốt nhất với công nghệ sản xuất hiện đại.
Trong sự liên kết này, ông Ngọc nhận định, cũng là áp lực để chính các nhà trường thay đổi chất lượng giáo dục. Với mô hình giáo dục theo chuẩn của Đức, việc đánh giá chất lượng sẽ được thực hiện một cách nghiêm ngặt bởi cơ quan độc lập. Đây sẽ là cách làm đảm bảo đánh giá chương trình khách quan.
PGS.TS. Nguyễn Tiến Đông khẳng định, trong quá trình đào tạo, VinFast sẽ cử giảng viên, chuyên gia đến trường thực hiện công việc đánh giá và tư vấn về chất lượng đào tạo. Ngược lại, giảng viên các trường cũng có thể đến VinFast để chuẩn hóa năng lực và cùng triển khai, theo dõi, đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ đào tạo học viên.
Đại diện doanh nghiệp cho biết sẽ không thu bất cứ khoản phí nào từ phía nhà trường và học viên. Ngoài ra, VinFast sẽ hỗ trợ một phần chi phí ăn ở, đi lại, bảo hiểm sức khỏe và kinh phí đào tạo của học viên trong giai đoạn 2, đồng thời trao học bổng hàng quý cho những học viên có thành tích học tập xuất sắc.
"Việc liên kết sẽ giúp tiết kiệm được nguồn lực về thời gian, kinh tế cho cả học viên, nhà trường, doanh nghiệp và tiết kiệm chung cho toàn xã hội", ông Đông nói.
5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với VinFast là trường Cao đẳng (CĐ) Cơ điện Hà Nội, CĐ nghề Công nghiệp Hà Nội, CĐ Công nghiệp Huế, CĐ Công nghệ Hà Tĩnh và CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng (TP.HCM). Giai đoạn 1 học viên sẽ học toàn bộ tại nhà trường, sau đó tham gia thi tuyển chuyển tiếp giai đoạn 2. Học viên đạt tiêu chí chuyển tiếp giai đoạn 2 sẽ được đào tạo tập trung tại Trung tâm Đào tạo VinFast. Mỗi giai đoạn sẽ kéo dài không quá 15 tháng. Chương trình bắt đầu từ năm học 2020-2021, với chỉ tiêu tuyển sinh 150 học viên hai ngành Cơ điện tử và Kỹ thuật ô tô. |
Minh Tuấn
" alt=""/>Cú bắt tay ‘chuẩn Đức’ của VinFast
Đến giờ, cuộc sống đối với chị Phạm Thị Huệ (43 tuổi, quê Hưng Yên) đã thực sự toàn màu đen như những gì chị cảm nhận thông qua đôi mắt. Nhìn đứa con trai mà chị chẳng bao giờ biết mặt đau đớn trên giường bệnh, tim chị đau thắt lại. |
Căn bệnh ung thư hiểm ác đang đe dọa đến tính mạng bé Phạm Hữu Hùng |
Ngược về quá khứ, số phận chị Huệ vốn bất hạnh ngay từ lúc mới sinh ra. Chị bị khiếm thị bẩm sinh. Thế giới bao phủ quanh chị là một màn đêm đen đặc vô định.
Hơn 40 tuổi, chị chưa được một lần nếm trải cảm giác được yêu. Thế nhưng, mọi thứ hoàn toàn thay đổi kể từ khi chị vào gánh hát rong người mù. Tại đây, chị Huệ gặp anh Ngô Văn Dũng (cũng sinh năm 1976, quê Bắc Giang).
Vốn cùng bị khiếm thị bẩm sinh, anh chị nhanh chóng đồng cảm với nhau. Thế rồi, hai số phận bất hạnh đó dần nảy sinh tình yêu. Năm 2014, chị Huệ và anh Dũng kết hôn. Ba năm sau, họ sinh ra cháu Phạm Hữu Hùng (cháu bé lấy theo họ mẹ).
Cuộc đời chị Huệ thay đổi hoàn toàn. Dù cho, chị chẳng bao giờ được nhìn thấy khuôn mặt con song chỉ cần nghe tiếng con, chị hạnh phúc biết nhường nào.
|
Hai vợ chồng chị Huệ bất lực vì quá nghèo, chỉ biết khóc vì thương con |
“Người mù chúng tôi tuy chẳng bao giờ nhìn thấy con nhưng chúng tôi vẫn nghe thấy, cảm nhận thấy. Lắng nhe nhịp thở, tiếng khóc, cười từ con, trong tim tôi luôn có một ánh sáng nào đó chú ạ. Chắc người bình thường khó lòng cảm nhận được điều này. Đối với tôi, chỉ vậy là đủ rồi”, chị Huệ vô tư chia sẻ.
Tuy nhiên, đôi lúc con tạo vẫn trêu ngươi số phận những con người vốn dĩ quá ư bất hạnh. Tháng 9/2019, cháu Hùng mới 2 tuổi mắc căn bệnh ung thư võng mạc. Giọt nước mắt chảy tận trong trái tim bởi nguồn ánh sáng hy vọng của chị Huệ bị dập tắt.
Nỗi thống khổ từ hai con người khốn cùng
Hai vợ chồng mù gần như chẳng thể làm được gì để tạo ra thu nhập ổn định dành cho gia đình. Giờ đây, họ phải đối mặt với sự kiệt quệ về kinh tế khi con trai duy nhất bị ung thư.
Từ ngày cháu Hùng nhập viện, nghe những tiếng gào khóc từ con, chị Huệ quặn đau từng khúc ruột. Bản thân chị cũng mới hình dung ra căn bệnh ung thư này vì được nhiều gia đình bệnh nhân chia sẻ.
“Ban đầu tôi cũng chẳng biết bệnh này nguy hiểm thế nào. Nhưng sau đó, nghe mọi người nói bệnh này nặng, chúng tôi đau khổ lắm chú ạ”, chị Huệ bộc bạch.
|
Hoàn cảnh đáng thương của bé Hùng đang rất cần được mọi người giúp đỡ |
Chưa một lần nhìn thấy mặt con, chị cảm nhận bằng trái tim. Những ngày con đau đớn khôn cùng, chị chẳng biết làm gì chỉ biết ôm con thật chặt để hơi ấm làm dịu đi những đau đớn đó.
Nhiều khi, tiếng khóc từ con mãi chẳng ngừng, chị chỉ biết dỗ dành: “Con ơi nín đi con. Nếu có thể đánh đổi nốt mạng sống của mẹ, mẹ sẵn sàng để con được sống khoẻ mạnh”.
Chứng kiến hoàn cảnh vô cùng xót xa đó, nhiều người không khỏi rơi nước mắt. Có vẻ, màn đêm đen đặc kia vẫn bủa vây lấy hai số phận khốn cùng. Số phận quá ư bất công với họ cho đến tận ngày hôm nay.
Phạm Bắc- Bá Định
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Phạm Thị Huệ, Thôn Ngô Xuyên, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên. SDT: 0972943742 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.309 Phạm Hữu Hùng Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Liên hệ: chị Phạm Thị Huệ. Địa chỉ: thôn Ngô Xuyên, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên. Số điện thoại: 0972943742
" alt=""/>Vợ chồng mù khóc nghẹn xin cứu con bị ung thư võng mạc