搜索

Chất lượng SV Sư phạm: Tồn vong của trường hay lợi ích quốc gia?

发表于 2025-01-20 21:49:52 来源:NEWS

 - Với 3 điểm cầu,ấtlượngSVSưphạmTồnvongcủatrườnghaylợiíchquốhagl 560 đại biểu tới từ 245 trường đại học, cao đẳng, nhiều vấn đề của giáo dục đại học đã được đặt ra tại Hội nghị Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm năm 2018 sáng ngày 28/12.

{ keywords}
Hội nghị Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm năm 2018 được tổ chức ở 3 đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thảo

Yêu cầu phải có điều kiện 

Một trong những vấn đề được bàn thảo nhiều nhất là tuyển sinh của các trường sư phạm với sự thay đổi lớn trong mùa tuyển sinh năm 2018 - đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

Các đại biểu đồng tình với chủ trương này nhằm nâng cao chất lượng sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, GS. Phạm Hồng Quang – Giám đốc ĐH Thái Nguyên có đưa ra một thực tế:  nhiều trường sư phạm không tuyển nổi 50-60%. “Ở các khu vực miền núi phía Bắc, thí sinh trúng tuyển đếm trên đầu ngón tay. Điều này mâu thuẫn với tình trạng thiếu giáo viên từ nay đến năm 2021 của các Sở GD-ĐT”.

Ông Quang đề xuất, cần phải có chính sách đặc biệt với các thí sinh vùng sâu vùng xa, đặc biệt với cấp tiểu học, mầm non.

“Hiện nay có 114 cơ sở đào tạo giáo viên trên cả nước, nhưng nếu xét theo bộ chuẩn mà chúng ta xây dựng thì chỉ còn 18-19 cơ sở”.

Đại diện Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh khẳng định: “Mâu thuẫn lớn nhất là sự tồn tại của các trường sư phạm hay lợi ích quốc gia?”

“Đây là một bài toán không đơn giản” – ông Minh nói.

Nếu vì sự tồn tại của trường, trường sẽ bằng mọi cách tuyển sinh, gây ra những dư chấn điểm chuẩn thấp như năm 2017. Còn nếu vì lợi ích quốc gia thì các trường phải chấp nhận nhiều thứ.

“Việc quy hoạch sắp tới cần đảm bảo sự cân bằng và có lộ trình cần thiết. Điều đó đòi hỏi các giải pháp vĩ mô”.

GS. Minh kết luận: Muốn đổi mới thành công thì phải có thầy cô giỏi. Muốn có thầy cô giỏi thì cần đặt ra yêu cầu, nhưng yêu cầu phải có điều kiện. Điều kiện ở đây là đảm bảo đầu ra cho sinh viên sư phạm – đó là việc làm, là chế độ tiền lương.

“Nếu không làm được những việc này thì dù chúng ta có hô hào đến mấy thì cũng không có học sinh giỏi vào sư phạm”.  

{ keywords}
Toàn cảnh Hội nghị Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm năm 2018. Ảnh: Nguyễn Thảo

Thực quyền của hội đồng trường

Vấn đề thực quyền của hội đồng trường (HĐT) tiếp tục được bàn thảo và đưa giải pháp.

Ông Trần Trung Dũng – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên nêu 2 vấn đề của hội đồng trường: “Thứ nhất là thành phần mời từ bên ngoài: Không có cơ chế nào ràng buộc trách nhiệm của họ với các hoạt động của nhà trường. Hai là nếu không có cơ chế kiểm soát quyền lực thì hội đồng trường bị ‘méo’ đi”.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng: “Theo tôi, quan trọng nhất không phải là làm sao để HĐT có được quyền lực. Cái đó luật đã quy định rồi, mà phải làm sao để hoạt động đó thúc đẩy sự phát triển của các trường. Việc mời người ngoài tham gia HĐT là tốt nhưng phải chọn người tâm huyết, có năng lực, tầm nhìn để đóng góp ý kiến cho các hoạt động của trường”. Ông Sơn chia sẻ kinh nghiệm Bách khoa Hà Nội: trường mời vào HĐT chủ yếu là cựu sinh viên thành đạt trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và họ đã có những đóng góp hiệu quả cho việc xây dựng chính sách của trường.

Trước ý kiến của các trường về sự khó khăn khi mở các ngành mới không có trong danh mục của Bộ đưa ra, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học trả lời:

“Hiện nay theo thông tư 24, 25, danh mục ngành đào tạo chỉ mang tính chất thống kê, chứ không mang tính chất quy phạm. Các thông tư quy định mở ngành đã quy định rõ rằng khi các trường mở ngành mới thì yêu cầu là gì. Sau khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi có hiệu lực, nếu các trường đã kiểm định rồi thì được tự chủ mở các ngành trình độ đại học. Trường đã kiểm định các ngành trình độ đại học rồi thì được tự chủ mở ngành trình độ thạc sĩ… Đó là quyền tự chủ của các trường và các trường nên chuẩn bị để tiếp nhận quyền tự chủ này một cách hiệu quả nhất”.

Bình đẳng trong tự chủ

Nói đến tự chủ đại học, ông Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM bày tỏ nguyện vọng “mong các trường tự chủ hết đi”.

“Hiện tại, học phí của chúng tôi là 19 triệu đồng/ năm, trong khi các trường bên cạnh học phí chỉ có 9 triệu. Như vậy tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng trong tuyển sinh”.

Ngoài ra, vị hiệu trưởng này cũng đề xuất các trường hãy theo xu thế của thế giới: cho các em chọn ngành vào năm thứ 2 thay vì gò bó đăng ký ngành nào phải học ngành ấy. “Một em vùng sâu vùng xa làm sao biết ngành nghề nào để chọn cho đúng và các em sẽ chọn đại”.

Ông Dũng thẳng thắn cho rằng ông chưa thấy đổi mới trong phương pháp giảng dạy và đánh giá ở trường đại học. “Ngày nay việc học đã chuyển sang hướng khác. Ngày xưa học trước làm sau, bây giờ vừa học vừa làm, thậm chí làm trước học sau. Chúng ta phải tạo văn hoá thay đổi cách học. Bộ cần có chỉ thị làm sao để đổi mới phương pháp dạy, học, kiểm tra, đánh giá để theo kịp xu thế thời đại”.

Phản hồi những đề xuất này, Thứ trưởng Lê Hải An nói, cơ cấu ngành nghề đạo tạo cũng như đổi mới kế hoạch giảng dạy là việc các trường phải chủ động, tự chủ. Bộ hoàn toàn ủng hộ việc này.

Quan trọng là xã hội hiểu được và chia sẻ

{ keywords}
Thứ trưởng Lê Hải An phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thảo

Phát biểu chỉ đạo, ông Lê Hải An nhấn mạnh 2 đề án quan trọng của ngành giáo dục trong năm tới: Đề án sắp xếp lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm; Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục đại học.

Đồng thời, năm 2019, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo xây dựng trình Thủ tướng trong năm 2020 về Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Về công tác tuyển sinh của các trường sư phạm, Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiên quyết dừng tuyển sinh những cơ sở vi phạm các quy định.

Với cơ sở giáo dục đại học, Thứ trưởng lưu ý các vấn đề: kiện toàn HĐT chuẩn bị cho tự chủ đại học; công khai điều kiện đảm bảo chất lượng, mức học phí; đẩy mạnh kiểm định chất lượng; thực hiện trách nhiệm giải trình; đảm bảo đầu ra cho sinh viên; tang cường hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công tác truyền thông cho giáo dục đại học.

Thứ trưởng Lê Hải An cho rằng, dù có làm tốt nhưng quan trọng hơn là phải để xã hội hiểu được, đồng hành và chia sẻ với ngành giáo dục.

Nguyễn Thảo 

 

SV sư phạm được vay tiền sinh hoạt tối đa 3,5 triệu đồng/tháng ngoài học phí

SV sư phạm được vay tiền sinh hoạt tối đa 3,5 triệu đồng/tháng ngoài học phí

Dự kiến theo Luật Giáo dục sửa đổi, sinh viên sư phạm sẽ vay tín dụng thay vì được miễn học phí như trước đây. Ngoài học phí, sinh viên được vay tiền sinh hoạt tối đa 3,5 triệu đồng/tháng.

随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Chất lượng SV Sư phạm: Tồn vong của trường hay lợi ích quốc gia?,NEWS   sitemap

回顶部