Dông trụng nước sôi tuốt hết da đất, rửa sạch để ráo rồi hơ lửa cho săn lại, mổ bỏ ruột, giữ lại gan và trứng, tách riêng. Dùng sống dao dần mềm, phần nào nấu canh thì băm nhỏ, phần dành làm gỏi thì băm lớn hơn chút.
Ướp mắm hành tiêu đường ớt rồi cho mỡ dông lên, xào vừa chín, cho vào nồi canh dưa hồng. Cho luôn chỗ gan và trứng dông vào.
Dưa hồng thì rẫy đầy. Đang mùa cá nục non và mùa dông, thể nào cũng sẽ có những cây trái nấu cùng.
Hái mớ rau thơm, lá xào dông, lá xoài non, lá me xắt nhuyễn. Xào chỗ thịt dông còn lại (ướp mặn ngọt hơn chỗ nấu canh) thật kỹ rồi trộn chung. Khi ăn thả thêm vài hột đậu phộng, chan vài giọt mắm thấm ớt chanh thật cay rồi xúc bánh tráng.
Xong, dọn cái bàn dưới gốc dừa, rủ hàng xóm qua ăn.
Hồng Phúc chia sẻ: “Sau chương trình, tôi biết có rất nhiều bạn trẻ là người gốc Việt đang ở nước ngoài muốn tìm lại cha mẹ ruột, người thân tại Việt Nam. Phần lớn, họ đều bị cha mẹ vì một lý do nào đó đem cho người ngoài làm con nuôi”.
“Khi trưởng thành, các bạn này khát khao tìm về cội nguồn của mình. Tuy vậy, họ gặp rất nhiều khó khăn vì bất đồng ngôn ngữ, không nắm rõ vị trí địa lý ở Việt Nam.... Thế nên tôi quyết định đi tìm người thân giúp các bạn ấy”, Phúc chia sẻ thêm.
Ngay sau đó, Phúc bắt đầu nhận hồ sơ, thông tin của những người đang sinh sống ở Pháp, Mỹ… gửi về nhờ tìm cha mẹ ruột. Dựa vào các thông tin được cung cấp, Phúc cùng với bạn bè tự bỏ tiền túi đi tìm.
Không chỉ ở TP.HCM, Phúc còn cùng bạn bè mở rộng khu vực tìm kiếm tại các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và một số tỉnh miền Tây. Đến nay, sau 3 năm tình nguyện, Phúc đã tìm thấy, tạo nên những cuộc hội ngộ đầy xúc động cho hơn 10 trường hợp thất lạc nhau suốt 2 thập kỷ.
Đó là trường hợp của cô gái người Việt tên Lisa đang sinh sống ở Pháp. Lisa sinh ra ở Việt Nam nhưng được cha mẹ cho gia đình người Pháp làm con nuôi từ năm 1998.
Trưởng thành, Lisa mong mỏi tìm lại nguồn cội. Cô gửi hồ sơ, nhờ Phúc giúp mình tìm lại cha mẹ ruột đang sinh sống tại Việt Nam.
Những cuộc hội ngộ đầy nước mắt
Dựa trên các thông tin cô gái cung cấp, Phúc tìm đến địa chỉ nơi gia đình Lisa sinh sống lúc cô chào đời. Tuy vậy, khi đến nơi, gia đình này đã rời đi nơi khác.
Không bỏ cuộc, Phúc cố gắng dò hỏi. Cuối cùng, anh tìm được người biết nơi gia đình mẹ ruột Lisa đang sinh sống.
Dưới sự hướng dẫn của người này, Phúc đã tìm được cha mẹ ruột của Lisa. “Sau khi đối chiếu các thông tin, tôi khẳng định bà chính là mẹ ruột của Lisa. Lúc này, chúng tôi mới liên hệ với cô gái. Sau đó, mẹ con Lisa có cuộc gặp qua mạng xã hội sau 22 năm xa cách”, Phúc chia sẻ.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dễ dàng như vậy. Nhiều lần, Phúc phải vượt hàng trăm km để tìm đến địa chỉ được cung cấp. Có lần, anh phải di chuyển giữa TP.HCM và tỉnh Đồng Nai 3-4 lần để tìm kiếm thông tin.
Đó là lần Phúc tìm cha mẹ ruột cho 3 cô gái người Việt đang sống ở Pháp. Sau khi lọt lòng tại tỉnh Đồng Nai, 3 cô gái được cha mẹ đem cho 3 gia đình người Pháp đang sinh sống ở 3 khu vực khác nhau tại đất nước hình lục lăng làm con nuôi.
Lớn lên, bằng một cách thần kỳ nào đó, 3 chị em sinh 3 khác trứng này lại tìm được nhau. Biết được mình là người gốc Việt, 1 trong 3 cô gái quyết định liên hệ, nhờ Phúc tìm lại cha mẹ ruột của mình.
Phúc kể: “Sau khi xem xong hồ sơ, tôi biết được gia đình các bạn này ở Đồng Nai nên đã sắp xếp công việc đi tìm. Quá trình tìm kiếm khá khó khăn nhưng cuối cùng chúng tôi cũng tìm được mẹ đẻ của các cô gái”.
“Khi xác định được họ là mẹ con, tôi cho họ gặp nhau qua mạng xã hội. Lúc này, mẹ con họ òa khóc. Chứng kiến cảnh ấy, ai cũng xúc động. Cô gái này cho biết, cô đã mua vé máy bay và sẽ về thăm gia đình, thăm mẹ ruột trong thời gian tới”, Phúc kể thêm.
Mới đây nhất, ngày 26/05, Phúc cũng tìm được người thân tại Việt Nam của cô gái gốc Việt tên Kim Hoa sau 26 năm xa cách. Điều đáng buồn là mẹ ruột cô gái đã qua đời. Gia đình của Hoa tại TP.HCM hiện chỉ còn ông bà ngoại.
Hiện nay, số lượng hồ sơ gửi về nhờ Phúc tìm kiếm người, cha mẹ ruột ở Việt Nam ngày càng nhiều. Thế nên, gần như những ngày cuối tuần, Phúc đều tranh thủ đi tìm kiếm. Đặc biệt, hoạt động này của Phúc là hoàn toàn phi lợi nhuận.
Các chi phí phát sinh trong việc tìm kiếm người thân cho người bị thất lạc gia đình của Phúc đều do anh và các bạn của mình tự chi trả. Phúc không nhận bất kỳ chi phí, quà tặng nào từ hoạt động này.
Mỗi khi tìm được người thân cho người nhờ mình hỗ trợ, Phúc sẽ tạo một nhóm chat. Sau đó, những người này sẽ trực tiếp trò chuyện với nhau trên mạng xã hội. Phúc sẽ nhờ một người bạn làm nhiệm vụ phiên dịch để hai bên có thể trò chuyện với nhau.
Nam kiến trúc sư nói: “Mỗi lần tìm được người thân cho một bạn nào đó, tôi rất vui và cảm thấy thật sự thỏa mãn. Đó là cảm giác được thỏa mãn trong niềm đam mê của mình”.
“Tôi xem công việc này như một niềm đam mê của bản thân nên không nhận tiền hay gì khác của những người cần tôi giúp đỡ. Niềm vui của tôi là thấy những con người thất lạc tìm thấy nhau, thấy được sợi dây tình thân kết nối lại sau nhiều năm xa cách”, Phúc nói thêm.
Hà Nguyễn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
" alt=""/>Chàng trai hơn 3 năm giúp người gốc Việt tìm lại cha mẹ ruộtTheo Britannice, đan xen trong các cuộc phiêu lưu hấp dẫn, Nghìn lẻ một đêmkể những câu chuyện ngụ ngôn đáng suy ngẫm, thông điệp về tình yêu, triết lý sống. Bên cạnh đó, một số yếu tố đáng sợ, từ ma quái thần bí đến cái ác rùng rợn cũng xuất hiện trong bộ truyện cổ tích nổi tiếng này.
Vị vua sát nhân máu lạnh
Câu chuyện bao trùm xuyên suốt bộ Nghìn lẻ một đêmmang đến cảm giác kinh hãi hơn bất kỳ chi tiết nào khác. Sau khi phát hiện vợ mình không chung thủy, vua Shahrayar trở nên hung bạo. Để thoả cơn thịnh nộ, ông quyết định cưới một cô gái mỗi ngày, qua đêm và giết cô ấy vào lúc bình minh.
Chuỗi hành động giết người vô cớ, tàn nhẫn này chỉ ngừng lại khi ông gặp Shahrazad (Scheherazade), người con gái thông minh, tài trí, lên kế hoạch giải cứu vương quốc khỏi tay nhà vua.
Mỗi đêm, nàng Scheherazade kể cho Shahrayar một câu chuyện. Những chuyến phiêu lưu hấp dẫn luôn bị cắt ngang khi bình minh ló dạng. Nhà vua không muốn bỏ lỡ đoạn kết nên cho phép Shahrazad sống và tiếp tục câu chuyện vào đêm hôm sau.
Sau 1.001 đêm ông từ bỏ ý định của mình. Tuy nhiên, không khó để hình dung Shahrayar là một kiểu nhân vật phản diện tối tăm.
Ngôi nhà ma ám
Ngôi nhà ma ám, một yếu tố xuất hiện thường xuyên trong thể loại kinh dị hiện đại, cũng có mặt trong Nghìn lẻ một đêm. Câu chuyện Ali the Cairene và ngôi nhà ma ám ở Baghdad kể về một thương nhân tên Ali trong chuyến đi đến Baghdad.
Ông ta hỏi thăm về một ngôi nhà trong khu phố và biết rằng nơi đó bị Jinn ám. Bất cứ ai ở lại qua đêm sẽ chết trước khi trời sáng. Người dân địa phương rất sợ hãi, không dám bước vào. Họ dùng dây thừng để lôi các thi thể ra khỏi ngôi nhà.
Mặc dù câu chuyện có phần rùng rợn, những người hâm mộ ngôi nhà ma ám hiện đại sẽ thất vọng với cái kết: Ali qua đêm trong nhà, nhưng Jinn không làm ông ta sợ hãi hay hành hạ. Thay vào đó, họ chào đón và đưa cho Ali nhiều vàng bạc.
Quỷ Jinn (Thần đèn)
Jinn là một kiểu sinh vật siêu nhiên, có khả năng thay đổi hình dạng, xuất hiện rải rác trong các câu chuyện của Nghìn lẻ một đêm. Trong thần thoại tiền Hồi giáo, Jinn là những linh hồn lang thang trên sa mạc Ả Rập.
Thần thoại nói rằng cơ thể của Jinn được tạo thành từ lửa. Jinn về bản chất không ác độc. Trong một số câu chuyện, họ ban điều ước và giúp đỡ những người gặp khó khăn. Nhưng đối mặt một Jinn giận dữ là trải nghiệm đáng sợ.
Chẳng hạn, trong The Merchant and the Jinn, một thương gia phải đối mặt với Jinn quyền năng, đòi tiêu diệt ông vì tội bất cẩn khi ném hạt chà là, giết chết đứa con trai vô hình của Jinn.
Cuối cùng người thương gia có thể tránh được kết cục bi thảm khi 3 ông già xuất hiện, mê hoặc Jinn bằng những câu chuyện, nhưng trong tương lai, chắc chắn ông ta phải suy nghĩ kỹ về nơi ném hạt chà là.
Thành phố bỏ hoang
Một trong những tình tiết đáng sợ nhất trong Nghìn lẻ một đêmlà câu chuyện Thành phố Đồng thau. Trong đó, nhóm thám hiểm lần theo một con đường dài, có những bức tượng đáng sợ, lâu đài u tối chứa đầy mộ, đi đến một thành phố có tường bao quanh.
Ở bên ngoài, họ gặp các cô gái trẻ quyến rũ. Nhưng khi xem xét kỹ hơn, nhóm nhận ra đó chỉ là một hình thức nguỵ trang tinh vi, lừa những người xâm nhập nhảy khỏi tường.
Một số người đàn ông bị giết trước khi phát hiện ra ảo ảnh. Những người còn lại dấn thân vào bên trong. Họ nhìn thấy những tòa nhà sang trọng, bề mặt dường như được dát vàng và đá quý. Nhưng thành phố lại im lặng một cách đáng sợ. Cư dân duy nhất là xác người, một số vẫn còn ngồi trong nhà và cửa hàng. Dường như cuộc sống ở đây rơi vào trạng thái đóng băng.
Cuối cùng, cả nhóm cũng đi đến gặp nữ hoàng của thành phố. Đôi mắt lấp lánh của bà khiến họ tưởng rằng đó là một người sống. Tuy nhiên, họ nhanh chóng nhận ra nữ hoàng cũng đã chết và ánh sáng đôi mắt đến từ thủy ngân được người ướp xác đặt cạnh bên.
Một phiến đá gần đó ghi lại toàn bộ sự việc: thành phố bị nạn đói tấn công, khi người dân đã kiệt sức, không còn hy vọng, họ quay trở lại nơi ở và chờ đợi số phận. Cuối cùng, đó là một câu chuyện cảnh báo về sự nhất thời của vật chất.
Ma cà rồng
Nguồn gốc của từ tiếng Anh ghoul (ma cà rồng) là ghūls trong thần thoại Ả Rập. Đây là một loài sinh vật đáng sợ, đi lang thang trong vùng hoang dã vào ban đêm.
Không giống như jinn, ghūl luôn nham hiểm, chúng thèm ăn thịt người, thường ẩn nấp trong các nghĩa địa và xuất hiện với những hình dạng đẹp mắt để dụ con người vào nơi vắng vẻ.
Theo văn hóa dân gian Ả Rập, có thể giết ghūl bằng một cú đánh nhưng đòn thứ 2 sẽ khiến sinh vật đó sống lại.