"be" tung chương trình “Hỗ trợ chuyến xe đón xa bị hủy”.
Ứng dụng gọi xe "be" vừa tung ra chương trình “Hỗ trợ chuyến xe đón xa bị hủy” nhằm mục đích hỗ trợ các đối tác tài xế. Theo đó, khách hàng đón khách xa bị hủy chuyến sẽ được cộng thêm 5.000 đồng hoặc 15.000 đồng.
Chương trình được "be" bắt đầu triển khai từ 14/1 đối với các chuyến xe đón xa mà đối tác tài xế "be" đã chấp nhận chuyến và đang trên đường tới điểm đón khách, nhưng bị khách hàng hủy. Mức hỗ trợ đối với tài xế beCar là 15.000 đồng/chuyến và với tài xế beBike là 5.000 đồng/chuyến.
Tuy nhiên, để được hỗ trợ theo chương trình này, tài xế của "be" phải có tỷ lệ chấp nhận chuyến từ 80% trở lên và số sao trung bình từ 4,5 (tính theo ngày).
" alt=""/>Níu chân tài xế, 'be' cộng thêm 15.000 đồng cho đối tác khi bị khách hàng hủy chuyếnTrường hợp vì việc đó mà gây tai nạn cho người khác thì bị xử lý ra sao? (Bạn đọc Nguyễn Hoài Nam, Hiệp Hòa, Bắc Giang)
Bạn Hoài Nam thân mến!
Vấn đề bạn hỏi, luật sư Phạm Thị Bích Hảo (Giám đốc Công ty Luật Đức An, Hà Nội) giải đáp như sau:
Vứt rác bừa bãi nơi công cộng không những thể hiện ý thức kém, mà còn gây ô nhiễm môi trường, phát tán nguồn bệnh và mất mỹ quan. Và quả thực là hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp, người đi đường xả rác, thậm chí vứt túi nôn khi đang lưu thông khiến người đi sau trúng phải bị ngã xe hoặc tai nạn.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo (Giám đốc Công ty Luật Đức An, Hà Nội)
Để hạn chế tối đa tác hại của rác thải, khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định “Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; …”. Đồng thời nghiêm cấm “Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.” (Khoản 5, Điều 7, Luật Bảo vệ môi trường). Do đó không chỉ người ngồi trên xe ô tô mà bất cứ người nào vứt rác bừa bãi ra môi trường có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 20 Nghị Định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cụ thể: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.
![]() |
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo (Giám đốc Công ty Luật Đức An, Hà Nội) |
Trường hợp vứt rác gây tai nạn cho người khác, căn cứ Điều 604 Bộ luật Dân sự thì người vứt rác có thể phải bồi thường thiệt hại (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự). Tuy nhiên theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:
- Phải có thiệt hại xảy ra. (Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.)
- Phải có hành vi trái pháp luật.
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật
- Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.
Lưu ý: Đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.
Như vậy nếu có thiệt hại xảy ra, thì người vứt rác gây tai nạn cho người khác nếu có thiệt hại sẽ phải bồi thường theo thỏa thuận giữa hai bên. Nếu thương lượng, thỏa thuận không thành thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ra Tòa án.
Theo Dân Việt
Đua xe địa hình ngày càng chuyên nghiệp" alt=""/>Ném... túi nôn gây tai nạn cho người khác bị xử lý thế nào?Khi chiếc xe bạn đi bị cuốn khỏi đường bộ và rơi xuống nước, ngay lập tức thực hành tư thế an toàn để chuẩn bị cho việc va chạm có thể xảy ra khi xe tiếp xúc với nước. Bắt chéo hai tay trước ngực. Bàn tay phải ôm chặt vai bên trái và ngược lại. Điều này giúp tay bạn tránh bị chấn thương trong quá trình bị nạn, điều kiện quan trọng cho quá trình thoát hiểm.
Mở cửa sổ của xe ngay khi có thể
Bạn chỉ có vài giây từ lúc xe trượt khỏi đường đến khi tiếp xúc mặt nước. Trong vài giây quý giá đó, hãy ưu tiên cho việc mở cửa sổ hoặc cửa xe ngay khi chúng vẫn ở trên mặt nước vì lúc này hệ thống điện chưa bị vô hiệu hóa.
Đập vỡ cửa kính
Khi xe bắt đầu chìm, bạn sẽ không thể mở bất kỳ cửa nào của xe cho đến khi áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng (tức là bên trong xe hoàn toàn ngập nước). Vì vậy, hãy cố gắng đập vỡ cửa kính xe càng nhanh càng tốt, nước càng tràn ngập vào xe nhanh bao nhiêu bạn càng sớm mở được cửa bấy nhiêu. Đập kính cửa bằng mọi vật nhọn và cứng mà bạn có như gót giày, tuốc nơ vít.
Chú ý: Phá kính hông xe, không phá kính trước vì sẽ làm xe chìm nhanh hơn.
Đừng tháo dây an toàn
Theo bản năng thì bạn sẽ tháo dây an toàn. Nhưng đây là một hành động sai lầm. Khi xe chìm vào nước, bạn sẽ rất dễ bị mất phương hướng và nếu bạn tháo dây an toàn thì rất có thể bạn sẽ bị đẩy xa ra khỏi vị trí cửa sổ hoặc cửa xe là những nơi bạn sẽ thoát ra ngoài.
Nếu công việc tiếp theo là đẩy cửa xe để thoát hiểm thì việc vẫn cài dây an toàn còn cho bạn thêm điểm tựa để tăng lực đẩy khi bạn đang ở trong nước. Vẫn cài dây an toàn còn giúp bạn định vị được vị trí, đặc biệt khi xe bị lộn ngược khi rơi tự do xuống nước hoặc khi đang ở trong nước và nước đang tràn vào xe.
Cởi bỏ bớt đồ gây vướng víu
Nếu xe bạn đang chìm dần xuống nước, nên cởi giày. Nếu bạn mặc đồ jeans, nhanh chóng cởi ra vì chúng có thể gây vướng víu khi bạn thoát thân.
Thoát khỏi xe
Thoát ra khỏi xe, ngoi lên mặt nước. Phía đầu xe nơi để động cơ có thể sẽ chìm nhanh hơn vì nặng, vì thế đuôi xe sẽ ở trên mặt nước lâu hơn. Bạn có thể đập kính từ phía này.
Thoát hiểm khi xe chìm hẳn
![]() |
Hãy rời chiếc xe và bơi về phía bề mặt càng nhanh càng tốt |
Nếu bạn không thể đập vỡ được cửa kính để thoát ra ngoài, đừng lo sợ. Hãy giữ bình tĩnh. Đến khi nước ngập vào toàn bộ xe, áp suất bên trong và bên ngoài xe được cân bằng. Lúc đó bạn có thể thoát ra ngoài bằng cách mở chốt cửa xe gần nhất.
Nếu bạn không biết bơi hướng nào hãy tìm hướng có ánh sáng và bơi về phía đó. Bạn cũng có thể bơi theo hướng những bọt nước. Bọt nước nổi lên phía trên và cũng có thể giúp bạn nổi lên phía trên bề mặt. Tuy nhiên hãy cẩn trọng xung quanh của bạn vì bạn có thể gặp phải những vật cứng như đá, trụ cầu. Ngay sau khi nổi lên trên mặt nước, hãy ra dấu hiệu yêu cầu giúp đỡ càng sớm càng tốt.
(Theo PLO)
Tại sao Việt Nam xuất hiện lắm 'xe điên'?" alt=""/>Kinh nghiệm thoát hiểm khi xe rơi xuống nước