TP HCM vắng bóng trên tuyển, bạn thân thầy Park lên tiếng
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Brentford vs Man City, 2h30 ngày 15/1 -
- Làm nghề sửa xe trong một con hẻm, mỗi ngày anh Út còn đun dăm chục líttrà đá giúp người nghèo qua đường giải khát hoàn toàn miễn phí. Buổi trưa, trời nắng gắt. Cái nóng nung người của Sài Gòn không làm chậm bước mưu sinh của những người cùng khổ. Chị bán vé số ăn mặc kín người với túi xách nhỏ trên vai dừng lại trước trụ điện - nơi đặt một bình nước với tấm biển ''nước uống miễn phí''. Một tay cầm xấp vé số, tay còn lại chị với lấy chiếc ly đưa vào vòi nước ấn mạnh. Dòng nước mát chảy đầy vào ly.
Chị bán vé số và ly nước nghĩa tình.
Nghĩa tình… ly trà đá
''Mỗi sáng, em ra khỏi nhà từ lúc 8 giờ. Làm một vòng từ Phan Xích Long qua bờ kè Nhiêu Lộc đến chợ Tân Định đôi chân muốn rã rời, cổ họng khô rát. Muốn uống một ly nước dù trà đá cũng phải mất 2.000đ. Thôi thì cố lết về đây với thùng trà đá của anh Út cơn khát sẽ dịu đi để còn tiếp tục đi bán'' - Chị Hoa, người bán vé số là ''khách hàng'' thường xuyên và rất đúng giờ nói với chúng tôi. Cứ trưa mỗi ngày chị đều ghé lại. Một ly nước thấm giọng rồi tiếp tục lên đường vào cuộc mưu sinh đầy khó nhọc.
Anh Út cặm cụi mưu sinh.
Thùng trà đá miễn phí của anh Út nằm ngay đầu hẻm 96 đường Phan Đình Phùng (P.2 Q. Phú Nhuận TP.HCM) đã có từ rất lâu. Không riêng gì chị Hoa, thùng trà đá miễn phí này đã giải tỏa được cơn khát của hàng chục người. Vé số có, xe ôm có, người đi giao hàng có, ai khát cứ ghé vào. Uống xong, chiếc ly được đặt lại vị trí cũ rồi người khác tiếp đến. Thùng này vơi thùng khác được đưa đến làm đầy và cứ thế hết năm này qua năm khác.
Người làm công việc này không phải là một người giàu có. Phải người nghèo mới thấu hiểu và cảm thông được với người cùng cảnh ngộ. Anh là Đỗ Văn Út, 52 tuổi, là thợ sửa xe ngay đầu hẻm.
Hàng ngày, anh dậy sớm nấu khoảng 50 lít nước để nguội. Sau đó, anh làm thêm 8 lít trà cốt từ trà cám mua ở các tiệm trà. Nhiều người hảo tâm thấy việc làm của anh không vụ lợi đã ủng hộ anh khoản trà này.
Đến sáng, anh dọn hàng. Đi kèm máy bơm hơi, dụng cụ sửa xe là thùng trà đá. Anh đặt nó trước trụ điện trên lề đường để ai cũng có thể nhìn thấy và cần giải khát thì cứ ghé vào.
Theo lời bà con trong hẻm, cuộc đời của anh Út đầy sóng gió. Năm 1989, anh bán căn nhà đang ở với giá chưa được 5 lượng vàng để lấy tiền làm vốn buôn xe. Anh về tận An Giang mua các loại xe "nghĩa địa" về tân trang bán lại kiếm lời. Được 2 chuyến, chưa đủ hoàn vốn thì lệnh cấm nhập loại xe này được ban hành. Anh đành chuyển sang tìm mua xe cũ ở thành phố nhưng giá thành cao chi phí sửa chữa nhiều khiến anh lỗ và mất cả vốn.
Tay trắng, anh đành phải chạy xích lô rồi xe ôm để sống qua ngày. Nhưng rồi, cái duyên với con hẻm 96 dường như gắn trọn với cuộc đời anh. Năm 2001 anh quay trở lại dọn đồ nghề ra đầu hẻm vá, sửa xe kiếm sống.
Thùng trà đá anh đặt nơi đây dường như để trả nghĩa cho đời. Những biến cố, những thăng trầm trong cuộc sống đã giúp anh hiểu thêm tình người. Cũng từ đó, anh luôn cánh cánh bên mình nỗi mong muốn cùng được sẻ chia nhằm làm vơi bớt nỗi nhọc nhằn của những người khó khăn cơ nhỡ…
Chiếc quan tài miễn phí
''Một miếng vá tôi lấy 10.000đ. Với người bán vé số trên xe lăn muốn được số tiền đó họ phải bán 10 tờ mới có. Mà người khuyết tật khó khăn lắm mới bán được 1 tờ. Thôi thì khi xe của họ bể bánh hoặc hư hỏng gì mình bỏ chút công giúp họ cũng là một việc nên làm anh nhỉ?'' - anh Út tâm sự với chúng tôi về những trăn trở của mình trong lúc làm nghề.
Anh Út vá xe cho khách. Trên vách tấm pano điểm giúp hòm từ thiện trợ táng miễn phí.
Trong suốt thời gian làm nghề anh Út đã từng miễn phí cho hàng trăm người khuyết tật khi phương tiện mưu sinh của họ xảy ra sự cố. Hầu như người khuyết tật nào trong khu vực này cũng đều biết đến anh, đến nghĩa cử mà ít người có thể làm được.
Anh Út vẫn cứ lầm lũi với công việc hàng ngày. Kiếm được bao nhiều ăn bấy nhiêu. Gánh nặng gia đình không đè trên vai anh bởi con anh cũng đã lớn.
Trong lúc trò chuyện cùng anh chúng tôi bất chợt nhìn lên vách. Một tấm biển với dòng chữ: ''Cơ sở mai táng Vạn Phúc, điểm giúp hòm từ thiện, trợ táng miễn phí phục vụ 24/24 kể cả ngày lễ và Chủ nhật'' đập vào mắt tôi.
“Cơ sở này là thế nào vậy anh?” Anh từ tốn giải thích, con hẻm 96 này trước kia thông ra kênh Nhiêu Lộc. Hồi ấy có nhiều nhà sàn, nhà ổ chuột của bà con nhập cư về trú ngụ. Nhiều người rất cơ cực. Có gia đình có người thân qua đời mà không một đồng dính túi.
Hẻm 96 Phan Đình Phùng. Bến trái là tiệm vá xe lưu động của anh Út.
“Đã nhiều lần tôi cám cảnh lăn vào phụ giúp họ. Tiền thì tôi không có nhưng công sức thi lúc nào cũng sẵn sàng. Lần nọ, một gia đình có đứa con chết vì tai nạn giao thông. Cả nhà dáo dác chạy tới chạy lui không biết phải làm gì. Xác đứa con đang trùm kín nằm đó. Hỏi thăm thì ra cả nhà không ai có được hơn 100.000đ. Tiền đâu mua hòm, tiền đâu khâm liệm chôn cất?
Nhìn họ, nhìn lại mình cũng chẳng khá hơn họ. May thay, tôi sực nhớ lời một người bạn mách có trại hòm Vạn Phúc chuyên làm từ thiện tặng hòm cho người nghèo, tôi lao đến ngay. Quả đúng như thế. Sau khi nghe tôi trình bày, chủ trại hòm xuất ngay một chiếc và cho xe chở đến tận nơi.
Tang gia hết sức mừng rỡ và cảm kích. Từ đó, tôi và trại hòm Vạn Phúc luôn đồng hành. Nhiều cỗ quan tài đã đến được với người nghèo không những trong xóm mà được mở rộng ra các quận nội thành…”.
Trần Chánh Nghĩa
Kỳ 2: Tủ thuốc từ thiện và xe cấp cứu 2 bánh
"> Người tử tế ở Sài Gòn: Thùng trà đá và chiếc quan tài từ thiện -
Cả làng họp đêm, góp gần 100 triệu đồng đưa chàng trai nghèo vào đại họcNghe tiếng loa truyền thanh, 350 hộ dân cử đại diện, có mặt đông đủ tại nhà văn hóa để họp bàn việc quyên góp, hỗ trợ kinh phí vào học đại học cho Thắng.
Ông Nhật cho biết, Thắng là con trai cả trong gia đình có 3 anh em, hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Bố mẹ Thắng là nông dân, kinh tế gia đình phụ thuộc vào vài sào ruộng và một số gia súc, gia cầm.
Tai họa ập đến gia đình khi tháng 6 vừa qua, chị Lê Thị Thanh Tú (SN 1981, mẹ của Thắng) phát hiện mắc phải căn bệnh u não ác tính.
"Hai em của Thắng một cháu học lớp 10, một cháu học lớp 4. Khổ nhất là chị Tú đang hôn mê sâu, 15 ngày chưa hồi tỉnh. Sau một ngày Thắng biết điểm thi thì mẹ cháu lên bàn mổ u não. Thấy hoàn cảnh của cháu quá éo le, nên tôi đã dùng loa truyền thanh của xóm, kêu gọi bà con hưởng ứng, giúp đỡ để cháu Thắng có thêm kinh phí vào đại học. Đặc biệt hai em nhỏ của Thắng, nếu không có sự giúp đỡ của mọi người thì không thể học tiếp", ông Nhật cho hay.
Ngay trong đêm bàn bạc, các thành viên trong thôn của ít lòng nhiều, người có tiền góp tiền, người có gạo góp gạo, chúng tôi đưa đến nhà Thắng, động viên cháu.
"Do mẹ đau nên bố cùng đứa em trai kề Thắng phải ra Hà Nội chăm sóc mẹ. Ngoài việc kêu gọi tiền, chúng tôi bàn bạc với nhau, gửi em út của Thắng (cũng đang mắc bệnh sán) tới một gia đình hàng xóm chăm sóc trong thời gian bố mẹ vắng nhà", Bí thư, Trưởng ban Mặt trận thôn Thượng Tứ kể.
Mong có phép màu để người mẹ bị u não chóng lành bệnh
Ngay sau lời kêu gọi trên loa truyền thanh, 350 hộ dân trong thôn đã tích cực ủng hộ, quyên góp được 45 triệu đồng trong ngày đầu tiên.
"Chúng tôi cũng đã họp ban liên lạc gồm Mặt trận, các chi hội trong thôn, hội Nông dân, hội Phụ nữ... cử ra một người ghi lại rành mạch từng đồng tiền của xóm làng và các mạnh thường quân ủng hộ. Ai góp gạo cũng được ghi rõ ràng vào sổ. Cả thôn quyết tâm ủng hộ, tiếp sức để Thắng có kinh phí vào đại học. Đến nay số tiền ủng hộ cháu Thắng đã lên tới hơn 80 triệu đồng", ông Bùi Văn Thuận, Trưởng thôn Thượng Tứ nói.
Nhắc đến hoàn cảnh và nghị lực của Thắng, chị Ngô Thị Hồng Hải (người dân thôn Thượng Tứ) cho biết, Thắng luôn nỗ lực học tập.
"Từ nhỏ đến lớn, Thắng là cậu bé ham học, ngoan ngoãn. Cảm thương hoàn cảnh của cháu, chúng tôi mỗi người đóng góp, hỗ trợ một ít để cháu không nghỉ học ngang giữa chừng. Mong có phép màu để mẹ cháu sớm lành bệnh", chị Hải kể.
Xúc động trước tình cảm ấm áp, nghĩa tình của bà con trong thôn, em Bùi Đình Thắng cho biết: "Bố em phải cùng em trai ra Hà Nội chăm sóc mẹ. Còn em gái út thì sức khỏe yếu phải nhờ hàng xóm chăm sóc hộ. Em là con trai cả phải ở nhà giúp bố mẹ trông nom và chăm lo việc nhà. Thấy mẹ qua hình ảnh điện thoại, nằm bất động, em thương nhiều lắm. Rất may trong thôn, các ông bà, cô chú đều yêu thương, nâng đỡ gia đình em".
Nam sinh cho biết, với số điểm này, bản thân tự tin đậu vào nguyện vọng 1, ngành Giáo dục tiểu học của Trường Sư phạm - Đại học Vinh.
"Em từng nghĩ đến việc tạm dừng việc học, tìm việc làm gần nhà để kiếm tiền lo viện phí cho mẹ, nuôi các em ăn học, nhưng mọi người trong thôn động viên, nên em sẽ cố gắng để duy trì việc học tập, sau này thành công có cơ hội báo đáp ân nghĩa của xóm làng", Thắng trải lòng.
Bố của Thắng là anh Bùi Trung Kiên đau ốm thường xuyên. Cả gia đình sống phụ thuộc vào mấy sào ruộng. Trong thời gian mẹ của Thắng nằm viện, ngoài số tiền tích góp, gia đình phải bán hết trâu bò để lo kinh phí điều trị nhưng vẫn đang cần kinh phí điều trị dài ngày.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Em Bùi Đình Thắng, trú thôn Thượng Tứ, xã Bùi La Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT 0944.846.053
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.199 (Em Bùi Đình Thắng)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản:
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
Thiện Lương - Sỹ Thông
Ba mẹ con nghèo chắt chiu, góp trăm triệu xây cầu vượt lũDù kinh tế gia đình khó khăn nhưng anh Võ Đình Phúc cùng mẹ và anh trai ở thôn Mỹ Hưng, xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương, Nghệ An góp tiền, tự thiết kế để xây cầu qua khe suối..."> -
Nghe lỏm chuyện trong phòng ngủ, tôi biết bộ mặt thật 8 năm ở rể của chồngCâu chuyện của chồng với mẹ đẻ khiến tôi không khỏi suy nghĩ và lo ngại. Ảnh minh họa: Pexels. Sau khi cưới, anh dọn đến nhà tôi ở do bố mẹ tôi không muốn con gái phải sống cảnh nhà trọ chật chội. Gia đình tôi từng có anh trai nhưng chẳng may qua đời sớm vì tai nạn. Cho nên, tôi trở thành người sẽ gánh vác việc gia đình trong tương lai. Từ ngày có chồng, tôi cảm thấy như được san sẻ phần nào.
Anh rất được lòng bố mẹ tôi vì biết cư xử, quan tâm nhà vợ, khéo léo trong giải quyết mọi vấn đề phát sinh. Từ ngày có anh, bố mẹ tôi thêm phần tự hào.
Trái ngược với sự cấm cản ban đầu, giờ đây, mẹ tôi luôn khoe với bạn bè về chàng rể "vàng mười". Nhìn anh hợp với bố mẹ, tôi cảm thấy quyết định đi đến hôn nhân không hề sai lầm.
Mẹ tôi là người khá kỹ tính, hay dò xét nên chỉ chấp nhận cho con rể ở chung nhà, không muốn gia đình bên chồng lên chơi. Bà cho rằng, bố mẹ chồng lên chơi sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của mọi người.
Tôi thoáng tính hơn mẹ, vì bố mẹ chồng lên chơi chỉ vài ba ngày, chưa đến mức gây đảo lộn. Mọi người cố gắng một chút, không khí trong nhà sẽ êm ấm.
Mới đây, mẹ chồng tôi phải phẫu thuật ở viện. Quá trình đó chỉ là tiểu phẫu nhưng cần ở lại thành phố để thăm khám thêm trước khi về quê. Tôi bảo chồng cứ đón mẹ về ở trong nhà. Mẹ tôi không thích nhưng đành chiều lòng con gái.
Sau ngày đầu tiên trôi qua vui vẻ, hôm sau, mẹ tôi bắt đầu tỏ thái độ hách dịch. Tôi không hài lòng nhưng đó là tính của mẹ, không ai có thể thay đổi.
Mẹ chồng tôi dường như hiểu chuyện nên không đi lại nhiều mà chỉ nằm trong phòng. Mẹ đẻ tôi than vãn, nhà có người ốm đau không khí u ám, nếu ở mãi như vậy không ổn. Tôi bảo, thời gian này chỉ kéo dài 2 tuần, mẹ tôn trọng thông gia cũng là cách giúp con gái được lòng nhà chồng.
Nói xong rồi đâu lại vào đó, mẹ tôi chẳng nói gì khi cả nhà cùng ăn cơm, không khí nặng nề như có mâu thuẫn lớn. Sau bữa cơm, tôi đi phơi quần áo, còn chồng nói chuyện với mẹ đẻ trong phòng riêng.
Tôi bước xuống cầu thang, nghe được câu chuyện sau cánh cửa của hai mẹ con. Chồng tôi mong mẹ thông cảm và cố chịu đựng. Anh bảo với mẹ, mấy năm qua, anh nhẫn nhịn rất nhiều chỉ vì tương lai sau này. Anh không thích bố mẹ vợ chút nào, song đã chọn con đường này nên sẽ cố gắng.
Anh thổ lộ với mẹ đẻ, căn nhà của gia đình tôi tăng giá rất nhanh mấy năm qua. Cách đây 3 năm, căn nhà có giá 3 tỷ đồng nhưng bây giờ lên 5 tỷ đồng, mấy năm nữa chắc chắn sẽ lên 7-8 tỷ đồng.
Anh đang cố gắng để sau này được thừa hưởng thành quả bố mẹ vợ để lại. Nếu không vì khối tài sản đó, anh đã yêu cầu tôi cùng con cái dọn ra ngoài sống.
Tôi hơi chạnh lòng khi nghe anh nói chuyện với mẹ đẻ. Thực ra, anh đang cố gắng xây dựng hình ảnh con rể tốt trong mắt bố mẹ vợ nhằm đạt được mục đích lớn hơn chứ không phải thật tâm.
Gia sản sau này chắc chắn thuộc về vợ chồng tôi, nhưng suy nghĩ của anh có phải là sự tính toán quá sớm không? Một người tốt bằng cả trái tim, liệu có thực dụng đến cạn tình như vậy?
Mấy hôm nay, suy nghĩ này cứ ở trong tâm trí tôi. Tôi sợ một ngày đạt được mục đích, chồng sẽ thay lòng đổi dạ, vì những gì anh làm là kịch bản tính toán, không phải vun vén cho tổ ấm này.
Theo Dân Trí
Chàng tài xế bối rối khi mẹ bạn gái khuyên ở rể, bỏ nghề
Dù ưng ý cô bạn gái lần đầu gặp nhưng chàng tài xế vẫn bối rối vì lời khuyên của nhà gái.">