Cuộc vượt cạn của bà mẹ ung thư giai đoạn cuối mang song thai
Sau nhiều năm kết hôn,ộcvượtcạncủabàmẹungthưgiaiđoạncuốâm hôm nay bao nhiêu chị N.T.T (38 tuổi, trú tại Phú Lương, Thái Nguyên) vẫn chưa được làm mẹ dù đã nhiều lần thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Ba năm trước, chị lại bất ngờ phát hiện bản thân mình mắc căn bệnh ung thư vú.
Dù mang trọng bệnh, người chồng sức khỏe cũng bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam, chị T. vẫn khát khao thực hiện ước mơ làm mẹ nên quyết định làm thụ tinh trong ống nghiệm một lần nữa.
Khi điều trị bệnh ổn định, tháng 5/2023, chị đặt phôi và may mắn có được song thai. Tuy nhiên, đến những tuần giữa của thai kỳ, bệnh ung thư của chị có dấu hiệu tái phát di căn.
Đứng trước hai sự lựa chọn giữ thai và điều trị bệnh, chị T. vẫn quyết định sinh con dù biết tính mạng của mình gặp nguy hiểm. Từ giữa tháng 11/2023, chị được theo dõi tại Bệnh viện K với hy vọng "thai nhi trong bụng mẹ thêm ngày nào tốt ngày đó".
Khi thai nhi bước sang tuần 34, diễn tiến bệnh của chị T. phức tạp, các bác sĩ buộc phải cân nhắc ngừng thai kỳ. Ngày 5/12, ê-kíp bác sĩ Bệnh viện K và Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã quyết định mổ bắt con cho thai phụ. Hai em bé gái song sinh nặng 1,8kg chào đời.
PGS.TS.BS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K, cho biết bệnh nhân T. vào viện khi đang mang song thai 32 tuần và ung thư vú trái tái phát di căn hạch thượng đòn trái xâm lấn da. Khó khăn đặt ra với ê-kíp bác sĩ điều trị đó là vừa kiểm soát sự tiến triển của khối u, vừa đảm bảo an toàn cho song thai phát triển.
Khối u hạch chèn ép gây đau đớn cho người bệnh. Bác sĩ phải chỉ định chống đông xử lý huyết khối của khối u tránh nguy cơ tắc nghẽn phổi. Suốt 2 tuần qua, các bác sĩ Bệnh viện K phải đưa ra các phương án điều trị, chăm sóc đặc biệt dành cho sản phụ này...
Các bác sĩ nhận định khối u phát triển rất nhanh nếu không phẫu thuật sẽ gây xâm lấn, vỡ tắc mạch, chèn ép, khó thở. Cuộc mổ được cân nhắc, tính toán kỹ để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi. Ca mổ diễn ra trong vòng 1 giờ vào trưa 5/12. Sau mổ, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, tiếp tục được theo dõi và điều trị.
Qua trường hợp này, các bác sĩ Bệnh viện K khuyến cáo phụ nữ đã bị ung thư, sau điều trị nên theo dõi sức khỏe, tái khám đúng hẹn. Đặc biệt, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về nguyện vọng sinh con để được tư vấn, kiểm tra sát sao nhất, hạn chế tối đa rủi ro tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
9 triệu chứng ung thư vòm họng giống cảm cúmUng thư vòm họng là loại ung thư nguy hiểm, người mắc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan.相关文章
Siêu máy tính dự đoán Ipswich vs Brighton, 2h30 ngày 17/1
Phạm Xuân Hải - 16/01/2025 05:25 Máy tính dự2025-01-18- Hãy trả lại cho đàn ông quyền rửa bát
'/>Nữ sinh ĐH Luật viết tâm thư gửi Lê Hoàng
- - Bỏ qua những ánh mắt hoài nghi của người đời, 1 cậu sinh viên nghèo, 1 cô bé học lớp 10, 1 phụ nữ bán sữa đậu nành… đã không ngại ngần giúp đỡ, cưu mang những con người cô đơn, bất hạnh khác dù cuộc sống của chính họ cũng còn rất nhiều khó khăn.
Cậu sinh viên nghèo cưu mang người tàn tật
Xem phim “Tình cha” phát trên VTV3 nhiều người đã phải ngưỡng mộ trước tấm lòng của nhân vật Lâu Chí Quân. Người đàn ông này đã lần lượt nhận nuôi 3 đứa trẻ dù anh bị bệnh nặng, nhà nghèo và đặc biệt, giữa họ không có quan hệ máu mủ. Người xem đã rất cảm động trước tấm lòng của người cha ấy nhưng ít ai ngờ rằng, trong đời thường cũng có những câu chuyện như thế, những con người có tấm lòng đẹp như những thước phim.
Chuyện về chàng sinh viên nghèo nuôi một người hàng xóm bị liệt toàn thân được nhiều người nhận xét là “1 câu chuyện cổ tích có thật”. Em là Hồ Công Danh (sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn), người đã tình nguyện chăm sóc anh Nguyễn Thanh Tùng (32 tuổi) ở xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, Quảng Nam.
'/>Tùng và chú Danh trong căn phòng trọ. (Ảnh: Tuổi trẻ) Nhận định, soi kèo Punjab vs Mumbai City, 21h00 ngày 16/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
Hư Vân - 16/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g2025-01-18
最新评论