Cách đây hơn 2 năm, chú Đặng Thanh Sơn, chồng cô phát hiện bị ung thư gan. Dù được gia đình đưa đi chạy chữa tốn kém hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn không qua khỏi. Mùa hè năm 2020, chú Sơn qua đời, để lại cho vợ con một khoản nợ lớn.
Sợ con cái lo lắng, cô Mười nén nỗi đau mất người bạn đời vào lòng. Hằng ngày, cô nhận củ năng về gọt, vừa bán vài thứ hàng tạp hóa lặt vặt để phụ con trả nợ. Mỗi cân củ năng được trả 2 ngàn đồng, đôi bàn tay phồng rộp từ sáng sớm tới tận khuya nhưng số tiền kiếm được chẳng đáng là bao.
Hơn 3 tháng sau khi chồng mất, cô Mười lên sốt cao nhiều ngày không khỏi, thậm chí còn co giật. Các con tá hỏa đưa mẹ đi bệnh viện thì hay, mẹ bị viêm não tủy lan tỏa cấp tính, tình trạng hết sức nghiêm trọng.
![]() |
Chồng vừa qua đời chưa được bao lâu, cô Mười cũng gục ngã vì bệnh nặng. |
Anh Thái Dung Hoài, con trai lớn của cô chia sẻ: “Ba tôi mới mất chưa được 100 ngày thì mẹ đổ bệnh. Trước đó, đứa em út của tôi vừa xin được việc làm, lương thấp nên chẳng hỗ trợ gia đình được bao nhiêu. Vợ chồng tôi bận lo kiếm tiền trả nợ chữa bệnh cho ba nên chẳng thể quan tâm nhiều đến cảm xúc của mẹ. Thường ngày, thấy mẹ tôi vẫn làm việc và chăm cháu nên cứ nghĩ bà ổn”.
Dường như đã đến giới hạn chịu đựng về tinh thần và sức lực, người đàn bà suốt đời chỉ nghĩ cho chồng con gục ngã. Do phải cấy máu trong quá trình điều trị, cô Mười bị nấm huyết.
Bác sĩ Khoa Nhiễm Việt Anh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, loại nấm này kháng thuốc nên phải sử dụng thuốc đắt tiền. Có giai đoạn, chỉ riêng tiền thuốc trị nấm cho bệnh nhân đã 8-10 triệu đồng mỗi ngày, trong khi thời gian điều trị dự kiến phải tính bằng tháng.
![]() |
Anh Hoài bần thần đứng nhìn mẹ bệnh mà không biết phải làm sao. |
![]() |
Nợ mới chồng nợ cũ, đến nay gia đình đã chẳng còn lo nổi viện phí cho cô Mười. |
Từ ngày mẹ lâm bệnh, vợ chồng anh Hoài thay nhau túc trực ở bệnh viện, công việc bấp bênh, thu nhập vì thế cũng giảm sút. Để có tiền đóng viện phí, gia đình anh tiếp tục vay nợ gần trăm triệu đồng. Căn nhà tình nghĩa được chính quyền địa phương hỗ trợ xây từ nhiều năm trước, đến nay đã xuống cấp, cột nứt toang hoác. Nhưng sống cùng nhà còn có người dì bán vé số và người cậu bị tai biến, vì thế mà chẳng dám nghĩ đến chuyện bán nhà cứu mẹ.
Cũng theo chia sẻ của bác sĩ, bệnh của cô Nguyễn Thị Mười có khả năng phục hồi, nhưng cần thời gian dài, chi phí điều trị tốn kém, khoảng 100 triệu đồng. Tuy nhiên đến nay, gia đình chẳng còn ai để cậy nhờ. Vài người thân khuyên nên đưa cô về, nhưng thương mẹ cả đời vất vả, vắt kiệt sức lực để chăm chồng nuôi con, giờ đây vẫn còn khả năng cứu chữa mà bỏ mặc chờ chết, họ lại chẳng nỡ.
Nghe đứa con nhỏ thường xuyên đòi nội, người gần gũi nhất với con mỗi ngày, anh Hoài chẳng biết trả lời con ra sao, chỉ lặng lẽ cầu mong sao mẹ mình gặp được phước lành, vượt qua tai ương lần này.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn, điều quan trọng trước tiên là ứng viên phải hiểu quy trình phỏng vấn. Ban đầu, bạn có thể gặp một người quản lý tuyển dụng hoặc chuyên viên nhân sự. Bất kể là bạn gặp ai cũng hãy cố tạo ấn tượng tích cực.
![]() |
(Nguồn hình: Freepik) |
Tùy thuộc vào vị trí ứng tuyển, đôi khi bạn cũng có thể được yêu cầu làm bài kiểm tra viết có giới hạn thời gian. Có thể nhà tuyển dụng muốn hiểu hơn về các kỹ năng hiện tại của bạn, điều này giúp họ cân nhắc và đưa ra quyết định tuyển dụng đúng đắn.
Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn việc làm, bạn nên lưu ý kỹ những điều sau:
Trang phục: Bạn cần đảm bảo rằng mình sẽ xuất hiện với vẻ ngoài gọn gàng và sạch sẽ. Hãy ăn mặc phù hợp với buổi phỏng vấn bằng cách lựa chọn những loại trang phục công sở và phụ kiện đơn giản, chuyên nghiệp.
Đường đi: Nếu bạn nhận được email mời phỏng vấn, hãy mang theo địa chỉ đề phòng khi cần xác định lại thông tin về địa điểm phỏng vấn. Hãy ước lượng xem sẽ mất khoảng bao nhiêu thời gian cho việc đi lại bằng xe máy cá nhân hoặc phương tiện công cộng. Tốt nhất bạn nên xuất hiện ở điểm hẹn 10 phút trước giờ hẹn.
Nghiên cứu công ty: Hãy chắc rằng bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng về nhà tuyển dụng trước khi đến dự phỏng vấn, bởi vì có thể bạn sẽ được hỏi nhiều câu hỏi để đo lường mức độ hiểu biết, quan tâm của bạn đối với doanh nghiệp của họ.
Danh sách câu hỏi: Hãy chuẩn bị một danh sách những câu hỏi, để bất kỳ khi nào cần thiết hoặc lúc người phỏng vấn đề cập đến thì bạn có thể trả lời ngay.
7 vật dụng nên mang theo
Giấy tờ tuỳ thân: Nếu bạn đến một công ty có văn phòng nằm trong các tòa nhà, bảo vệ có thể yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc bạn cần có đủ thông tin để hoàn thành hồ sơ xin việc. Vì thế, hãy nhớ mang theo bên mình chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, bằng lái xe hoặc các loại giấy tờ có chức năng nhận dạng.
Sổ tay và bút: Đừng quên mang theo những thứ này vì có thể bạn sẽ cần phải ghi chú lại những thông tin quan trọng về công ty, người phỏng vấn, chi tiết công việc hoặc thậm chí là những câu hỏi xuất hiện trong đầu khi bạn đang dự phỏng vấn.
Tên người cần liên hệ: Hãy ghi lại tên của phỏng vấn viên. Không ai trong chúng ta muốn bị xấu hổ và khó xử vì không gọi được tên người đang phỏng vấn mình. Ngoài ra, bạn cũng cần biết tên của người đã sắp xếp buổi phỏng vấn cho mình, để có thể liên hệ với bộ phận tiếp tân công ty hoặc khai báo cho bảo vệ toà nhà khi đến điểm hẹn.
(Nguồn hình: Freepik) |
Bản sao hồ sơ: Hãy in ra và mang theo vài bản sao sơ yếu lý lịch rút gọn (resume) của bạn để gửi cho những người có mặt trong buổi phỏng vấn theo yêu cầu hoặc khi thấy cần thiết. Giữ lại một bản cho chính mình, nó sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình chia sẻ thông tin hoặc điền tờ khai ứng tuyển theo mẫu của công ty.
Thông tin tham khảo: Hãy in ra giấy và mang theo danh sách người tham khảo để cung cấp cho nhà tuyển dụng. Thường mỗi ứng viên cần ít nhất 3 nguồn tham khảo và thông tin liên lạc của họ.
Ví dụ mẫu về công việc: Tùy thuộc vào loại hình công việc bạn đang phỏng vấn, trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải đưa ra ví dụ về các công việc mình đã, đang hoặc có thể làm được.
Hồ sơ công việc: Đây là phương tiện hữu ích để bạn liệt kê và “đóng gói” tất cả các thành tựu, danh mục công việc từng làm, cùng thông tin nổi bật về bản thân liên quan đến nghề nghiệp để mang đến các cuộc phỏng vấn. Việc này cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn biết cách tổ chức và có thể chuẩn bị cung cấp các nguồn tài liệu theo yêu cầu.
Những điều không nên làm khi đến dự phỏng vấn
Cần đặc biệt lưu ý rằng nếu bạn làm những điều sau đây khi dự phỏng vấn, có thể bạn sẽ phá hỏng cơ hội nhận việc của chính mình.
Đầu tiên, bạn không nên mang theo khẩu phần cà phê sáng của bạn hay dẫn theo cha mẹ, bất cứ ai khác đi cùng bạn đến nơi hẹn. Đồng thời, bạn không nên nhai kẹo cao su hay ngậm kẹo mút trong buổi phỏng vấn.
Tiếp đến, bạn cũng không nên mặc quần áo quá thoải mái như quần jean, đồ tập thể dục, dép xỏ ngón và đội các loại mũ nón. Cần chuẩn bị chu đáo cho ngoại hình của mình, không nên xuất hiện với khuôn mặt nhợt nhạt, đầu tóc rối bù. Hãy chắc chắn tóc của bạn sạch sẽ, gọn gàng và không loà xoà che hết mặt mũi. Và lưu ý rằng, không nên sử dụng nước hoa có mùi quá nồng bởi bạn không thể biết được là có ai trong văn phòng bị dị ứng với mùi hương hay không.
Cuối cùng, bạn không nên đến buổi phỏng vấn trong tư thế đang mải mê nói chuyện hoặc cắm cúi nhắn tin trên điện thoại. Hãy tắt điện thoại hoặc ít nhất là chuyển nó sang chế độ rung và cất nó trong túi trước khi bạn bước vào văn phòng.
(Nguồn: CareerBuilder.vn)
" alt=""/>7 vật ‘không thể quên’ khi đến phỏng vấn tuyển dụng