NASA nói chính Trung Quốc và Ấn Độ đang làm hành tinh chúng ta xanh hơn, nhưng thế là chưa đủ
作者:Bóng đá 来源:Bóng đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-16 03:34:48 评论数:
Trái Đất đang đứng trước khủng hoảng khí hậu,óichínhTrungQuốcvàẤnĐộđanglàmhànhtinhchúngtaxanhhơnnhưngthếlàchưađủgia vang ngay hom nay nhưng cùng lúc đó, ngày càng xuất hiện thêm cây xanh trên mặt đất. Dựa theo nghiên cứu mới do NASA thực hiện, phần lớn cây xanh xuất hiện trên đất Ấn Độ và Trung Quốc. Nói cách khác, hai nước đông dân nhất nhì thế giới đang giúp cho hành tinh ta đang sống xanh hơn.
Nghiên cứu dựa trên các hình ảnh chụp từ vệ tinh đã được đăng tải trên tạp chí khoa học nổi tiếng Nature. Nó cho thấy kể từ khi nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới, diện tích đất được phủ xanh đã tăng 5%, tương đương 5.180.000 km2. Từng đó tương được với tổng diện tích rừng mưa nhiệt đới Amazon. Đáng buồn thay, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh việc tăng diện tích phủ xanh không bù đắp được tốc độ chặt phá rừng cũng như đảo ngược được các hiệu ứng cực đoan mà việc phá rừng gây ra.
Có được việc tăng diện tích phủ xanh là nhờ những dự án trồng cây của cả Trung Quốc và Ấn Độ, trong nỗ lực tăng trưởng nông nghiệp.
"Ấn Độ và Trung Quốc đã đóng góp 1/3 lượng cây mới trồng, tạo nên 9% diện tích đất được phủ xanh – đây là phát hiện đáng ngạc nhiên, khi xét tới diện tích đất trồng tại các quốc gia đông dân cư đang ngày một xuống cấp", Chi Chen, người đứng đầu dự án nghiên cứu nói.
Giữa khoảng thời gian 2000 và 2017, hệ thống cảm biến quang phổ kế sóng vô tuyến MODIS của NASA đã ghi lại dữ liệu chất lượng cao về bề mặt Trái Đất. Hai thiết bị đặt trên hai vệ tinh là Terra và Aqua đã đưa về vô vàn thông tin đáng chú ý trong suốt khoảng thời gian 17 năm hoạt động.
Dựa trên dữ liệu MODIS thu được, các nhà nghiên cứu nhận thấy Trung Quốc chiếm 1/4 công sức phủ xanh mặt đất, dù chỉ chiếm 6,6% diện tích trồng cây của thế giới. Trong số lượng cây trồng thêm, có 42% là rừng và 32% là mùa màng. Diện tích rừng của Trung Quốc tăng rõ rệt là kết quả của nỗ lực bảo tồn không ngừng nghỉ: chính phủ Trung Quốc muốn cải thiện chất lượng không khí, chống xói mòn đất đai để đối mặt với "kẻ địch" cuối cùng, biến đổi khí hậu.
Còn về Ấn Độ, họ đóng góp 6,8% vào lượng màu xanh phủ lên vỏ Trái Đất, với 82% là mùa màng và 4,4% là rừng xanh.
Cả hai nước đều tăng sản lượng lương thực, nhờ những "kỹ thuật canh tác mới", cho phép thu hoạch được nhiều lần trên một khoảnh đất trong một năm. "Sản lượng ngũ cốc, rau tươi và hoa quả đã tăng khoảng 35-40% tính từ năm 2000, để nuôi sống số lượng dân cư lớn", NASA nói.
Rama Nemani đang công tác tại NASA, đồng tác giả nghiên cứu có những thông tin bên lề rất hay: "Khi Trái Đất bắt đầu có dấu hiệu xanh lại, chúng tôi đã tưởng khí hậu ấm hơn, ẩm hơn cùng với lượng carbon dioxide lớn trong bầu khí quyển đã khiến cây mọc nhiều lá hơn ở những vùng rừng, đơn cử rừng phương Bắc chẳng hạn".
"Nhưng nhờ dữ liệu thu về từ MODIS, chúng tôi đã hiểu được hiện tượng xanh lại của Trái Đất, đó chính là nhờ con người", Nemani nói. "Sự thật giúp các nhà khoa học dự đoán tương lai Trái Đất dễ dàng hơn, giúp các nước đưa ra quyết định sáng suốt hơn trong quá trình cải thiện môi trường".
Lại phải nhắc lại một lần nữa lời nhấn mạnh của NASA: lượng rừng tăng không bù đắp được tác hại của việc chặt phá rừng. "Độ xanh tăng lên, đa số ở vùng có khí hậu ôn hòa của Bán Cầu Bắc và vùng có vĩ độ cao, không bù được lượng rừng mất đi ở các vùng nhiệt đới", nghiên cứu viết rõ, lấy ví dụ về những vùng rừng bị chặt phá ở Congo, Brazil hay Indonesia.
Nhưng không có lý do gì để ta bi quan cả, các nhà nghiên cứu rất hồ hởi với kết quả nghiên cứu. "Một khi chúng ta nhận ra có vấn đề, ta sẽ tìm cách sửa chữa", nhà khoa học Nemani nói. "Ấn Độ và Trung Quốc thập kỷ 70 và 80, thiếu hụt rau củ là vấn đề rất nghiêm trọng. Họ nhận ra vấn đề năm 90. Đến ngày nay, tình hình đã được cải thiện. Loài người vốn rất kiên cường mà. Đó chính là những điểm sáng hiện lên trên dữ liệu vệ tinh".
Thomas Pugh, nhà nghiên cứu đang công tác tại Trường Khoa học Địa lý, Trái Đất và Môi trường nói nghiên cứu của NASA đã mở rộng tầm hiểu biết của các nhà khoa học toàn cầu, hiểu hơn về tình hình biến đổi khí hậu. Chính Pugn đã từng nói với báo giới về việc cây xanh nhiều thêm là do CO2 trong không khí quá nhiều, ông đã thay đổi nhận định khi đọc báo cáo mới.
Ông Pugn cũng đưa ra lời khuyên, mối liên hệ giữa lượng cây xanh toàn cầu tăng và việc giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khá mơ hồ, nhưng không thể tách biệt rõ ràng hai thứ được. Chúng ít nhiều có sự liên quan, lượng cây xanh tăng lên có thể khiến khí hậu toàn cầu hưởng lợi. Ông giải thích:
"Ở một số hệ sinh thái như rừng rậm, việc tăng cường diện tích phủ xanh có thể là dấu hiệu của lượng khí carbon trong không khí giảm, có điều chúng không liên quan trực tiếp tới nhau. Ở những nơi trồng hoa màu, mối liên hệ giữa phủ xanh đất trống và giảm khí carbon lại càng kém rõ rệt.
"Thế nhưng, hoàn cảnh từng địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mức phản chiếu của bầu không khí, theo hai chiều hướng làm không khí nóng lên hay lạnh đi. Bề mặt đất phủ xanh sẽ đưa nhiều năng lượng vào việc làm nước bay hơi hơn, giảm lượng năng lượng vốn làm mặt đất nóng lên, vậy nên nhiệt độ không khí sẽ giảm, sẽ hạn chế được phần nào ảnh hưởng của biến đổi khí hậu".
Theo GenK