Trong nhiều lớp học ngôn ngữ Anh trên khắp nước Mỹ, không còn nhiều các bài tập yêu cầu đọc tiểu thuyết dài. Thay vào đó, một số giáo viên tập trung vào một số đoạn văn ngắn. Điều này cho thấy xu hướng hiện nay là thời lượng tập trung ngắn hơn trước, sức ép phải chuẩn bị cho các bài kiểm tra chuẩn hóa và thầy cô cảm giác rằng nội dung dạng ngắn sẽ giúp học sinh thích nghi với thế giới số hiện đại.
Hội đồng Giáo viên Tiếng Anh Mỹ đã thừa nhận sự thay đổi này trong tuyên bố năm 2022: "Đã đến lúc đọc sách và viết luận không còn là đỉnh cao của giáo dục ngôn ngữ Anh".
![]() |
Học sinh Mỹ không còn nhiều thời gian đọc sách. Ảnh minh hoạ: Manila Times. |
Tuy nhiên, việc tập trung vào các nội dung số dạng ngắn không phù hợp với tất cả học sinh.
Maryanne Wolf, một nhà khoa học về thần kinh nhận thức tại Đại học UCLA, người chuyên nghiên cứu về chứng khó đọc, cho biết đọc sâu là điều cần thiết để tăng cường hoạt động cho các mạch trong não liên quan đến xây dựng kiến thức nền tảng, kỹ năng phản biện và trên hết là sự đồng cảm.
“Chúng ta phải cho thế hệ trẻ cơ hội hiểu được người khác, không phải qua những bức ảnh chụp nhanh mà qua việc đắm mình vào cuộc sống, suy nghĩ và cảm xúc của người khác”, Wolf cho biết.
Điều này đúng với Chris, người mắc chứng khó đọc. Với cậu bé, âm thanh không giúp việc đọc trở nên dễ hơn mà thay vào đó, khiến cậu bé chán nản với sách.
Nhìn chung, học sinh Mỹ đang đọc ít sách hơn. Dữ liệu toàn quốc Mỹ từ năm ngoái cho thấy chỉ 14% thanh thiếu niên cho biết có đọc sách để giải trí hàng ngày so với 27% vào năm 2012.
Các giáo viên cho biết sự sụt giảm này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Covid-19.
“Khi Covid-19 xảy đến, cả giáo viên và học sinh đều để các em ngừng đọc tiểu thuyết dài vì tâm lý bị sang chấn. Nhưng đến giờ, thầy và trò vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi điều đó”, Kristy Acevedo, giáo viên tiếng Anh tại một trường trung học dạy nghề ở New Bedford, Massachusetts, cho biết.
Năm nay, Kristy cho biết sẽ không chấp nhận việc học sinh lơ là đọc sách. Bà có kế hoạch dạy học sinh chiến lược quản lý thời gian và yêu cầu các em sử dụng giấy và bút chì trong hầu hết thời gian học.
Một số giáo viên khác thì cho rằng xu hướng trẻ em không còn đọc nhiều xuất phát từ việc phải đáp ứng các bài kiểm tra chuẩn hóa và ảnh hưởng từ công nghệ giáo dục. Nhiều nền tảng số hiện có thể cung cấp chương trình tiếng Anh hoàn chỉnh với hàng nghìn đoạn văn ngắn phù hợp tiêu chuẩn các tiểu bang. Tri thức đều được cung cấp mà không cần đến một cuốn sách nào.
Tình trạng này phần nào khiến học sinh Mỹ ngày càng cảm thấy khó đọc sách. Hiện chỉ khoảng một phần ba học sinh lớp 4 và lớp 8 đạt trình độ đọc hiểu thành thạo trong Đánh giá tiến bộ giáo dục quốc gia Mỹ năm 2022, giảm đáng kể so với năm 2019.
Leah van Belle, giám đốc điều hành của liên minh xóa mù chữ Detroit 313Reads, cho biết khi con trai bà đọc Peter Panvào năm cuối tiểu học, hầu hết trẻ em trong lớp đều thấy quá khó. Bà than thở rằng trường của con trai bà thậm chí không có thư viện.
Trong khi một số trường gặp khó khăn về nguồn lực sách, những trường giàu có hơn vẫn thiếu một thứ khác: thời gian.
Terri White, giáo viên tại trường trung học South Windsor ở Connecticut, cho biết lớp ngôn ngữ Anh của bà không còn yêu cầu học sinh đọc hết cuốn To Kill A Mockingbird (Giết con chim nhại)như trước nữa. Bà chỉ giao cho học sinh đọc khoảng một phần ba cuốn sách và tóm tắt phần còn lại. Bà cho biết các em phải nhanh chóng chuyển sang phần khác vì giáo viên cũng có sức ép phải nhồi nhét nhiều hơn vào chương trình giảng dạy.
Bà cũng giao ít bài tập về nhà hơn vì lịch học của học sinh quá dày đặc với nhiều môn thể thao, câu lạc bộ và các hoạt động khác.
Về lâu dài, phương pháp đọc tóm tắt như vậy sẽ gây hại cho sự phát triển tư duy phản biện của học sinh, Alden Jones, giáo sư văn học tại Đại học Emerson ở Boston cho biết.
Will Higgins, giáo viên tiếng Anh tại Trường trung học Dartmouth ở Massachusetts, thì cho biết ông vẫn tin vào việc giảng dạy các tác phẩm kinh điển. Tuy nhiên, sức ép về thời gian cũng khiến ông phải cắt giảm số lượng sách.
“Chúng tôi không từ bỏ Jane Eyrevà Pride and Prejudice. Chúng tôi không từ bỏ Hamlethay The Great Gatsby. Nhưng chúng tôi đã từ bỏ việc giao những tác phẩm khác như A Tale of Two Cities”, Higgins cho biết.
Trước sức ép về chương trình học, trường của ông đã tìm cách khuyến khích học sinh đọc sách thông qua các câu lạc bộ sách do chính các em điều hành. Ông Higgins nói: “Rất thú vị là nhiều học sinh cho biết đây là lần đầu tiên các em đọc hết một cuốn sách sau một thời gian dài”.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Lo ngại khi học sinh Mỹ đọc ít sách hơnMẹ ruột Vân Dung là nghệ sĩ Bích Liên, từng là một diễn viên múa xinh đẹp của Đoàn ca múa Tây Bắc, sau bà đều chuyển về Quân khu I cùng chồng là đạo diễn.
Khi còn nhỏ, Vân Dung sống cùng bố mẹ ở Thái Nguyên. Lúc mới 3-4 tuổi, chị đã thích cùng chị gái Vân Trang đóng kịch, khi thì giả thành nàng công chúa, lúc lại biến thành cô tiên toàn phép màu nhiệm.
Vào lớp 2, gia đình Vân Dung chuyển về Hà Nội sinh sống. Lúc đầu, cả 4 người ở nhà ông bà nội tại Quán Thánh, nhưng chật quá, nên đến năm Vân Dung 10 tuổi, bố mẹ chị quyết định chuyển về sống trong ngôi nhà nhỏ tại Hoàng Cầu - cũng chính là nơi ở hiện tại của Vân Dung. Lúc đó nhà chị chỉ rộng có 6m2, đủ kê một chỗ nấu ăn và chiếc giường nhỏ.
Mẹ ruột Vân Dung thời điểm đó vẫn phải công tác nên 2 con gái đã sớm biết làm việc nhà. Vân Dung lúc ấy, ngày nào cũng phải đi gánh tới hai chục thùng nước để cả nhà sinh hoạt. Gánh nước, không phải vào thùng nhựa nhỏ, mà vào hẳn thùng tôn to. 10 tuổi, Vân Dung biết nấu cơm, quét nhà, dọn dẹp nhà cửa như người lớn.
Trải qua những ngày tháng vất vả, gia đình Vân Dung có cuộc sống ổn định hơn xưa. Họ có cuộc sống bình dị nhưng chan chứa yêu thương.
Mẹ ruột Vân Dung theo thời gian đã trở thành bà ngoại. Ở tuổi xế chiều, bà dành nhiều thời gian chăm sóc các cháu. Đặc biệt với Vân Dung, do chịu cảnh "chồng Nam, vợ Bắc" nên được bà quan tâm yêu thương nhiều hơn.
Chính Vân Dung cũng bày tỏ sự biết ơn với mẹ trong Ngày của mẹ cách đây 1 năm. "Táo bà" viết: "Đến khi con lập gia đình, con cũng trở thành một người Mẹ, con mới hiểu được rằng, sẽ chẳng có bất kỳ từ ngữ nào có thể diễn tả hết sự vất vả hy sinh lớn lao mà mẹ đã dành cho chúng con. Mẹ đã luôn ở bên cạnh con, cho dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra, con luôn muốn được chạy về nhà gục đầu vào lòng mẹ. Mẹ vòng tay chở che, ôm ấp vỗ về, dịu dàng trò chuyện: "Ngoan nào, mọi chuyện đều ổn cả, có mẹ ở đây rồi". Con rất tự hào và biết ơn vì được làm con của mẹ. Cảm ơn mẹ đã luôn hy sinh, lo lắng cho con suốt những năm tháng qua. Con yêu mẹ rất nhiều! Cảm ơn mẹ - người phụ nữ xinh đẹp, tuyệt vời nhất thế gian này".
Sau khi, việc nhà Vân Dung ổn định, mẹ ruột chị thảnh thơi an hưởng tuổi già. Bà dành thời gian đi chơi và chăm sóc bản thân mình nhiều hơn. Dù đã lên chức bà ngoại nhưng vẻ ngoài của mẹ ruột Vân Dung vẫn trẻ đẹp. Mỗi khi khoe hình ảnh lên Facebook, bà đều nhận được những lời khen của người hâm mộ.