当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Siêu máy tính dự đoán Kuwait vs UAE, 0h30 ngày 25/12 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Barca vs Osasuna, 03h00 ngày 28/3: Củng cố ngôi đầu
Thám tử bị “sờ gáy” vì hành vi tống tiền
Nguyễn Văn Khi (31 tuổi, ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh) được mộtkhách hàng thuê theo dõi vợ ngoại tình, nhưng đối tượng Khi đã tương kế tựu kế,dùng tài liệu theo dõi được để đe dọa, tống tiền người vợ của khách hàng để“kiếm chác”.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ theo dõi vợ cho một khách hàng,đối tượng Khi thực hiện được thanh toán 20 triệu đồng. Tuy nhiên, hắn lại tiếptục mạo danh người khác đến tận cơ quan của vợ thân chủ đòi tiền “bồi dưỡng”,nếu không sẽ gửi tài liệu mình có được đến cơ quan chị.
Lo sợ việc Khi làm sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, nạnnhân buộc phải đồng ý và làm theo yêu cầu của đối tượng. Tuy nhiên, khi thám tửnày nhận 10 triệu đồng từ người nhà nạn nhân, Khi đã bị Công an huyện Quế Võ bắtquả tang.
Trước đó, vào năm 2011, một thám tử khác cũng rơi vào vònglao lý khi sử dụng những chứng cứ nhạy cảm “tống tiền ngược” người bị theo dõi.
![]() |
Lê Hồng Thái tại tòa (Ảnh: Công an TP Đà Nẵng) |
Đó là Lê Hồng Thái (1964, trú tại Q. Hải Châu, Đà Nẵng) hành nghề thám tử tưtrái phép. Thái đã phải hầu tòa vì sử dụng thông tin, hình ảnh nhạy cảm để tốngtiền một nhà sư.
Khoảng đầu tháng 10/2011, Thái được bà Đ.N.B.T. (trú tại Q.Thanh Khê, Đà Nẵng) thuê theo dõi đời tư của ông Hứa Văn Tiễn (một người tuhành) với giá thuê là 70 triệu đồng.
Thực hiện thỏa thuận trên, Lê Hồng Thái đã dõi và thu thậpthông tin, hình ảnh về mối quan hệ nam nữ giữa ông Hứa Văn Tiễn và cô Đ.T.L (23tuổi, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế).
Sau khi có được những hình ảnh, chứng cứ “nhạy cảm”, Thái đãđến gặp và uy hiếp ông Tiễn để đòi tiền. Ông Tiễn đã đưa tiền cho Thái làm 2 đợtvới tổng số tiền 70 triệu đồng. Ở lần nhận tiền thứ 2 thì Thái bị công an bắtquả tang. Với hành vi này, Thái đã phải nhận 8 năm tù giam về tội danh cưỡngđoạt tài sản.
Thân chủ thành “con mồi” của thám tử
Thuê thám tử tư luôn là con dao hai lưỡi nếu hợp đồng đókhông thỏa mãn các điều kiện pháp lý. Trước đó, VietNamNet cũng đã đưa tin vềcâu chuyện của anh Đ, một nạn nhân của thám tử “dỏm”.
Theo anh Đ, thời gian gần đây, anh thấy vợ mình có những biểuhiện bất thường như thường đi làm về nhà muộn, hay to nhỏ điện thoại, hay ăn diện,trau chuốt...
Nghi ngờ vợ ngoại tình nhưng do quá bận bịu với công việc cơ quan,anh quyết định thuê thám tử tư của Văn phòngthám tử A tại Hà Nội theo dõi vợ.
![]() |
Nghi ngờ vợ ngoại tình, anh Đ đã tìm đến dịch vụ thám tử tư. (Ảnh minh họa) |
Sau khi trao đổi qua điện thoại cũng như cung cấp mọi thôngtin cần thiết, phía văn phòng thám tử đề nghị mức giá cho công việc mà anh Đ đềnghị. Nhưng do thấy giá cả không hợp lý, anh Đ liền từ chối và yêu cầu không cầntìm hiểu nữa.
Bẵng đi một thời gian. Bỗng đột nhiên anh Đ nhận được điệnthoại từ phía văn phòng thám tử A thông báo đã có đầy đủ thông tin và bắt anhphải thanh toán số tiền theo giá ban đầu.
Do nghĩ là lời nói đùa anh Đ bèn cúp máy nhưng những ngày sau đó anh liên tục bịquấy rầy qua điện thoại. Mặc dù đã cố giải thích nhưng càng giải thích anh chỉnhận lại được những lời chửi bới, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Không những thế một số người tự xưng là thám tử tư còn gọi điện “khủng bố” tớicơ quan nơi anh Đ đang làm việc. Hậu quả là anh Đ không những bị gọi lên giảitrình sự việc trước công ty mà còn bị buộc thôi việc.
Qua một số lời khuyên của bạn bè và các trung tâm tư vấn pháp luật anh Đ mớinhận thấy sự bất cẩn do không tìm hiểu rõ về bên văn phòng thám tử để rồi dẫnđến hậu quả là bị o ép, thậm chí là tống tiền.
Có thám tử tư thay vì theo dõi đối tượng cho thân chủ, thì quay ngược lại theodõi chính thân chủ để ăn tiền hai đầu, hay vòi vĩnh chính thân chủ mình.
Báo Tuổi trẻ từng dẫn câu chuyện của bà M. (Q.10, TP.HCM), người có một “kỷ niệmnhớ đời” với các tay thám tử tư.
Theo lời giới thiệu của một người quen, bà tìm đến một "công ty" thám tử trênđường Điện Biên Phủ để nhờ theo dõi một cậu bồ nhí của mình. Hợp đồng theo dõiđược ký kết sau đó với chi phí khá cao.
Sau 2 tuần theo dõi, các thám tử tư trưng ra đầy đủ các bằng chứng về sự phảnbội của cậu tình nhân. Nhưng kèm theo đó, nhóm thám tử này cũng trưng ra cho bàT. những hình ảnh, cuộn phim quay chính các cảnh bà đang tình tự với anh tìnhnhân kia.
Một "tối hậu thư" được nhóm thám tử này đưa ra phải trả ngay cho họ số tiền 20triệu đồng để lấy lại những "tư liệu" độc quyền này, nếu không chúng sẽ đượcchuyển đến tận tay chồng bà.
Sợ chuyện vỡ lở ra thì tan tành mái ấm và xấu hổ với gia đình, con cái nên bà M.phải nghẹn ngào trả cho nhóm thám tử ác ôn kia một số tiền không nhỏ để được yênchuyện.
Lê Hiếu (Tổng hợp)
" alt="Thám tử chộp cảnh “nhạy cảm” tống tiền thân chủ"/>Sau việc ở, đến việc ăn. Mọi chi tiêu trong nhà gia đình chồng được “mặc nhiên quy hoạch” đó là ngân sách do vợ chồng Ngân phụ trách. Dù biết không quan hệ, sẽ ít đụng chạm, nhưng Ngân vẫn hay dòn ngó cô em dâu kế, đang ở riêng. Ngân quan sát thấy cô này thật “kẹo”, dù tuổi trẻ tài cao, luôn niệng khoe cả vợ lẫn chồng có thu nhập cao, thế mà mỗi tháng về thăm cha mẹ chồng, chỉ đi chợ mua được một, hai bữa ăn, ngày Tết biếu mẹ chồng không quá 2 triệu đồng. Tuy nhiên, cô em dâu thứ lại luôn miệng khen chị dâu trưởng đúng là người phụ nữ…thời đại: vừa đảm việc nước, lại giỏi việc nhà, khéo chiều chồng, chăm con lại lo cả cho dòng họ nhà chồng.. “Vậy mới là dâu trưởng chớ!”.
Được tiếng thơm như thế, nhưng hao lắm, bố mẹ chồng đi du lịch với bạn bè, được bao tiền xe, chỉ tốn tiền ăn, không lẽ có gần triệu đồng, mà dâu trưởng gọi dâu thứ để cưa đôi, thôi thì dâu trưởng chi, rồi trong phòng mẹ chồng, tự dưng gạch sàn tróc lên, tốn 3 triệu đồng, để lát gạch lại, mẹ chồng gọi dâu trưởng, chứ có gọi dâu thứ đâu. Dâu trưởng lại ra máy ATM, rút tiền, vừa chép miệng, nhưng vừa cảm thấy được ủi an vì mẹ chồng hay tâm sự với dâu trưởng rằng: “mẹ ngại gọi cho vợ chồng nó, may mà còn có con, mẹ coi con như con gái”…
Nhà mẹ chồng, một năm có bốn đám giỗ của ông bà nội ngoại của chồng, dâu trưởng quên, là có chuyện lớn. Dâu thứ mang trái cây, bia, về nhà chồng trước một ngày được coi là có hiếu, phần còn lại là việc của dâu trưởng, lên thực đơn, nấu, bày ra mâm cúng, rồi dọn. Xong đám giỗ, dâu trưởng phờ phạc, nghe bà con đến ăn giỗ khen cũng cười chứ vui hổng nổi. Tết, dâu thứ cùng chồng sang mừng tuổi bố mẹ chồng, biếu quà, rồi xin phép đi du lịch. “Dâu trưởng đi ai lo dọn bữa cho ông bà đã khuất về ăn Tết?”. Bà mẹ chồng hỏi nhỏ thôi, nhưng dâu trưởng nghe như một chỉ đạo có tính truyền thống gia đình.
Thì cũng phải ráng, nhưng Ngân nhiều lúc cũng “buôn than” với chồng: rán dầu, rán mỡ, chớ ai nỡ rán… dâu hoài! Em oải quá. Có con gái, nhất định không gả cho trai trưởng!
Đối phó “Giặc bên Ngô”
Ngoài 30 tuổi, Nhàn mới lập gia đình, Nhàn là con gái út trong một gia đình không giàu lắm nhưng bố mẹ dư sức chiều con như một cô công chúa. Vì thế, khi ôm chức dâu trưởng, Nhàn từ vị trí công chúa chuyển sang cô bé lọ lem.
Gia đình chồng cô có tinh thần anh em đùm bọc lẫn nhau. Ba mẹ đã về hưu, già yếu, vậy là Nhàn phải cùng chồng lo tìm việc làm cho cậu em trai của chồng, vừa tư vấn cho em chuyện chọn vợ, rồi lại còn giúp em việc cưới hỏi… Tốn tiền không nói mà công sức, thời gian đổ vào trách nhiệm làm chị dâu trưởng bạc cả mặt. Chưa hết, nhà còn cô em chồng mới ngoài đôi mươi, đang học đại học dân lập, về nhà, vào phòng riêng, trùm chăn, nghe nhạc… Đến giờ cơm tối, hiếm khi thấy cô em chồng ngồi trong mâm cùng gia đình, vì bận đi chợi, đi tập thể dục… Việc để dành thức ăn cho cô em, rồi phải dọn chén bát hai ba đợt khiến dâu trưởng phát mệt. Nhưng mẹ chồng lại thấy đó là chuyện bình thường: em nó quen rồi con, từ nhỏ đến giờ, nó không vô bếp, con không để dành thức ăn, nó ăn gói mì cũng xong bữa…
Vậy là dâu trưởng gồng mình lấy lòng cô em chồng. Cô này thích điệu, nhưng chưa sành, nên chị dâu trưởng có cơ hội để kết bạn làm thân. Cũng nhiêu khê lắm, vì cô em gái thích chê hơn khen, thích nói hơn nghe, thích đi chơi hơn làm… chị dâu trưởng phải tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Nhàn than thở với chồng: “Em làm vợ, làm mẹ dù biết vất vả, vẫn ham làm, không để ai làm thay, chứ làm dâu trưởng mệt quá, muốn đẩy mà không biết đẩy cho ai…”. Chồng cô động viên: “May cho em, chứ ngày xưa mẹ anh làm dâu trưởng, có cả 7 đứa em chồng, lo cả chuyện giỗ chạp cho cả họ”. Nhàn vẫn chưa hết lo: “Mới về nhà chồng chưa đến một năm, đã muốn kiệt sức rồi, còn sống cả đời, không biết đủ sức làm dâu trưởng không?”.
(Theo Tuổi Trẻ Cười)
" alt="'Có con gái, nhất định không gả cho trai trưởng!'"/>Nhận định, soi kèo Unirea Slobozia vs Petrolul Ploiesti, 22h30 ngày 28/3: Khách tự tin
Nghèo khổ, công việc cực nhọc so với tuổi tác nhưng vợ chồng ông Trai - bà Thương luôn hạnh phúc bên nhau.
Người dân xã Hương Vinh hầu như ai cũng rõ câu chuyện hiếu thảo hiếm có của bà Thương. Gia đình nghèo khó, bố mất sớm, mẹ đau yếu, nên dù thông minh nhưng bà phải nghỉ học từ rất sớm để kiếm tiền lo cho mẹ và em trai. Ngoài việc đồng áng, bà còn bươn chải làm thuê làm mướn khắp nơi để mẹ và em không bị đói. Để chia sẻ gánh nặng với chị, người em trai Nguyễn Văn Sinh học đến lớp 6 thì vào miền Nam học nghề thợ mộc. Nhưng vào Nam được vài năm thì Sinh trở về quê với căn bệnh tâm thần, suốt ngày chửi bới, phá phách. Một thời gian sau thì mẹ bà ngã bệnh nặng rồi bị mù mắt. Bệnh tật của mẹ và em khiến sức ép cơm áo càng đè nặng lên đôi vai bà Thương...
Nổi tiếng chăm chỉ lại nết na đức hạnh nên khi đến tuổi đôi mươi, bà được nhiều chàng trai theo đuổi. Nhưng trước cảnh ngộ éo le của gia đình, bà quyết định hy sinh hạnh phúc riêng tư để lo cho em và làm tròn chữ hiếu với mẹ. Biết việc đó, mẹ bà kiên quyết ngăn cản nhưng không thể làm bà lay chuyển quyết định. Có chàng trai mê mẩn bà, hứa sẽ hết mình chăm sóc cho người thân của bà nếu nhận lời làm vợ anh ta, nhưng bà vẫn không đồng ý. Lúc đó bà nghĩ, nếu mình vướng bận chuyện chồng con thì không thể toàn tâm toàn ý lo cho mẹ, cho em, mà người ta nói lời chắc gì đã giữ lấy lời.
Thời gian như bóng câu qua cửa, tuổi xuân của bà qua nhanh theo những ngày tháng cực nhọc. Khi mẹ bà qua đời thì bà gần 60, mái tóc đen mượt một thuở đã điểm bạc...
Tình yêu không có tuổi
Ông Trai sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Bình Thành, thị xã Hương Trà. Ông bị mù từ nhỏ nên không thể đến trường. Năm 1992, khi Hội Người mù thị xã Hương Trà thành lập, ông xin vào hội kiếm việc nuôi thân. 6 năm trước, ông chuyển đến Hội Người mù xã Hương Vinh làm tăm tre, chổi đót. Bà Thương quen ông trong những lần đến đây nhận quà hỗ trợ. Những lần gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ giúp hai người hiểu về hoàn cảnh của nhau để rồi trở nên thân thiết.
Thương ông Trai mù lòa và muốn giúp ông kiếm thêm thu nhập, bà tự nguyện dẫn đường đưa ông đi bán vé số. Những lần cầm tay ông Trai dẫn đường, bà cảm nhận được sự chân thành và nghị lực sống mãnh liệt ở người đàn ông mù lòa này. Con tim tưởng chừng như đã héo úa vì tuổi tác của bà đã rung động khi cảm nhận sức ấm từ đôi bàn tay ông. Muốn được chăm sóc ông như chăm sóc người mẹ quá cố mù lòa của mình, bà chủ động ngỏ lời nhưng bị ông Trai từ chối.
Lúc đó, ông Trai thành thật: “Tui rất thương bà, nhưng nếu tui đến với bà thì chỉ khiến cho bà thêm khổ. Bà sáng mắt nên chăm sóc được tui, còn tui mù lòa mần răng chăm sóc bà. Hơn nữa, bà còn phải lo cho em trai nữa…”. Nhưng rồi lời nói tận đáy lòng của bà khiến hai người trở thành vợ chồng: “Tui thương mẹ tui như răng thì thương anh như rứa”.
Ngày ông Trai dẫn vợ về quê ra mắt, bà con lối xóm ai cũng vui mừng. Họ mừng vì cuối cùng ông cũng có một bờ vai để chia sẻ yêu thương, cho dù cả ông và vợ đều đã ở bên kia dốc cuộc đời. Làng xóm mỗi người góp dăm ba chục ngàn tổ chức đám cưới ấm cúng cho ông bà. Nhưng bên cạnh sự vui mừng ấy, cũng không ít người ái ngại cho bà Thương. Ái ngại vì thấy bà đã già yếu nhưng vẫn phải chăm sóc cho người em không hơn gì đứa trẻ lên ba, nay lại “đèo bòng” thêm người đàn ông mù nữa. Nhưng bà Thương gạt đi: “Đã yêu thương nhau thì nào ai so tính thiệt hơn. Tui làm bờ vai cho ông ấy, còn ông ấy cho tui niềm tin và nghị lực…”.
Cặp đôi hạnh phúc
Ngày nắng cũng như ngày mưa, từ tờ mờ sáng, ông Trai và bà Thương đã dìu dắt nhau đi kiếm sống. Bàn tay gầy gò, đen đúa của bà luôn nắm chặt bàn tay chắc nịch, chai sạn của ông. Họ dắt nhau đi khắp xã Hương Vinh và nhiều tuyến đường ở TP.Huế để bán vé số. Công việc vất vả so với tuổi tác nhưng trên khuôn mặt của hai người lúc nào cũng thường trực nụ cười. “Vì rứa mà mọi người thường gọi vợ chồng tui là “cặp đôi hạnh phúc”- ông Trai ngượng ngùng nói.
Tiếp lời chồng, bà Thương bảo, thực ra công việc bán vé số chỉ cần một mình bà làm cũng được, vì ông Trai bị mù không thể nhận biết vé số cũng như tiền của khách trả. Thương chồng, rất nhiều lần bà bảo ông ở nhà nhưng ông không chịu. Một lần, trước sự năn nỉ của bà Thương, ông Trai gượng gạo đồng ý ở nhà, nhưng khi vợ vừa mang vé số rời khỏi nhà vài chục phút thì ông đã nhờ hàng xóm dẫn đến chỗ vợ. Ông Trai bảo, ông đi cùng chỉ khiến cho vợ thêm vất vả, nhưng lúc nào ông cũng muốn đi bên vợ. “Lạ lắm. Cứ xa bà ấy một lúc là tui nhớ, nên lúc nào tui cũng muốn ở bên cạnh bà ấy”- ông bộc bạch.Nhiều người dân xã Hương Vinh kể rằng, cuộc sống của vợ chồng ông Trai thuộc diện cùng cực nhất xã Hương Vinh, nhưng từ ngày lấy nhau đến nay hai người chưa từng lời qua tiếng lại hay đơn giản chỉ là thể hiện sự buồn phiền trên khuôn mặt. Một người hàng xóm của cặp vợ chồng già này tấm tắc: “Thời đại ni, nhiều gia đình nghèo đói vợ chồng “choảng” nhau như cơm bữa, nhưng vợ chồng ông Trai nghèo rớt mùng tơi mà luôn quấn quýt bên nhau, suốt ngày thủ thỉ tâm sự. Tuổi gần đất xa trời rồi mà trông họ lúc nào cũng lạc quan như cặp tình nhân trẻ tuổi”.
Chính tình yêu đã đưa lại cho vợ chồng ông Trai nghị lực và niềm lạc quan để vượt qua những khó khăn, bi kịch. Đã rất nhiều lần hai vợ chồng bị kẻ gian lợi dụng sơ hở cuỗm mất hàng trăm tờ vé số trên đường mưu sinh. Mỗi lần như vậy ông bà đều phải đền cho chủ đại lý hàng triệu đồng. Không có tiền đền ngay nên vợ chồng phải trích tiền lời ít ỏi từ bán vé số hàng ngày để trả nợ từ từ... “Sau những lần đó nhiều khi hai vợ chồng không có tiền mua gạo, lo thuốc thang cho em. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua, vẫn được yêu thương nhau là nhất rồi”- bà Thương chia sẻ.
(Theo Dân Việt)
" alt="Chuyện tình cảm động của cặp đôi bán vé số"/>