Thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 50 của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 2 Điều 75 của Luật Đầu tư năm 2020.
Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ chỉ quy định về thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản, không quy định về thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án (nếu có). Các thủ tục nêu trên thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
“Liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất đối với bên nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai và các pháp luật khác có liên quan” – Bộ Xây dựng nêu rõ.
Dự án khu liên hợp văn hóa thể thao và dân cư Tân Thắng có quy mô 82,5ha, được UBND TP.HCM chấp thuận cho Công ty CP Đầu tư địa ốc Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng (Công ty Thương Tín Tân Thắng) làm chủ đầu tư. Sau đó, Công ty CP Gamuda Land mua lại phần lớn cổ phần của Công ty Thương Tín Tân Thắng.
Liên quan đến dự án này, trước đó, vào tháng 7/2016, Phó Thủ tướng đã giao Thanh tra Chính phủ (TTCP) chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP.HCM kiểm tra, xem xét tố cáo của bà Phạm Thị Kim Loan liên quan đến những sai phạm trong việc thực hiện dự án Khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng.
Trên cơ sở xác minh, TTCP xác định việc UBND TP.HCM cho phép khấu trừ tiền đền bù, hỗ trợ về đất đối với số tiền 514 tỷ đồng vào tiền sử dụng đất phải nộp đối với diện tích đường giao thông nội bộ, đất công viên cây xanh và diện tích mặt nước tại dự án là chưa phù hợp quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Do vậy TTCP đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thu hồi 514 tỷ đồng liên quan đến việc khấu trừ tiền bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng tại dự án Khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng do Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Sài Gòn Thương Tín Tân Thắng làm chủ đầu tư (sau này là Công ty CP Gamuda Land).
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo thu hồi số tiền sai phạm trên của Gamuda Land.
Tuy nhiên, Công ty Gamuda Land sau đó đã có đơn khiếu nại đến Thủ tướng Chính phủ. Tháng 9/2018, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo và giao TTCP chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, UBND TP.HCM kiểm tra, xem xét kiến nghị của Gamuda Land.
Đến tháng 8/2019, tại báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, TTCP cho biết, việc đầu tư xây dựng, quản lý và phát triển Khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng được thực hiện theo quy chế Khu đô thị mới ban hành theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP; chủ đầu tư có nghĩa vụ đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đồng bộ với hệ thống hạ tầng khu vực xung quanh, phù hợp với tiến độ thực hiện dự án khu đô thị mới theo quy định tại Nghị định 02.
Mặc khác, UBND TP.HCM cũng có hai quyết định là 5857 và 5081 thể hiện việc đầu tư các công trình công cộng không có mục đích kinh doanh thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
Theo TTCP, việc UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 5081 điều chỉnh Quyết định số 5857, trong đó điều chỉnh hình thức sử dụng đất từ giao đất sang thuê đất đối với toàn bộ diện tích 820.101,4m2, trong đó cho thuê đất không thu tiền thuê đất đối với 349.515m2 đất giao thông, cây xanh, mặt nước (đất công cộng không có mục đích kinh doanh) là chưa phù hợp quy định.
TTCP cũng cho rằng, UBND TP.HCM cho phép Công ty Tân Thắng, là chủ đầu tư đầu tiên của dự án trước khi bán phần lớn cổ phần cho Gamuda Land, khấu từ 514 tỷ đồng tiền đền bù, hỗ trợ về đất vào tiền sử dụng đất phải nộp đối với diện tích đường giao thông, đất công viên cây xanh và diện tích mặt nước, là chưa phù hợp với quy định tại nghị định 197 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
"Việc Sở Tài chính TP.HCM cho rằng chủ đầu tư của dự án này là Công ty Tân Thắng có sự tham gia góp vốn của Gamuda Land SDN BHD của Malaysia (chiếm 60% vốn điều lệ đăng ký lần đầu, hiện nay chiếm 98% vốn điều lệ) và dự án này thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Nghị định 197 nên việc hoàn trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho chủ đầu tư là phù hợp với Nghị định 197, là chưa phù hợp", Thanh tra Chính phủ khẳng định.
Về vấn đề này, TTCP chỉ rõ: tại thời điểm Gamuda Land SDN BHD nhận chuyển nhượng 60% cổ phần phổ thông của công ty Tân Thắng từ công ty Sacomreal (nay là TTC Land) và được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 3 (ngày 24/3/2010), công tác đền bù giải phóng mặt bằng của dự án đã được thực hiện xong.
“Gamuda Land không trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; do đó, không thể áp dụng Nghị định 197 để hoàn trả chi phí đền bù, hỗ trợ về đất cho Công ty Tân Thắng được” – báo cáo của TTCP nêu.
Từ kết quả kiểm tra, rà soát, TTCP tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND TP.HCM thu hồi về cho ngân sách nhà nước số tiền là 514 tỷ đồng mà trước đây UBND Thành phố đã cho phép Công ty Tân Thắng khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp đối với diện tích đường giao thông, đất công viên cây xanh và diện tích mặt nước.
- Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành kiểm tra, làm rõ việc UBND TP.HCM cho Công ty CP Gamuda Land thuê 34,6ha đất giao thông, cây xanh, mặt nước không thu tiền sử dụng đất có phù hợp quy định pháp luật.
![]() |
Đại biểu Phan Thành Long phát biểu tại cuộc họp |
Theo ĐB này công tác xét duyệt bố trí, cho thuê mua nhà ở xã hội đã thực hiện đúng mục đích, có hội đồng xét duyệt.
Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra tình trạng chuyển đổi tên, cho thuê, cho ở nhờ, tự ý thay đổi công năng căn hộ.
“Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng, hiện nay có 3.236/9.679 căn hộ được sử dụng không đúng mục đích chiếm tỷ lệ 33% như tự ý chuyển đổi tên, cho thuê lại, ở nhờ…
Đối với nhà ở xã hội ngoài ngân sách, hiện chưa có hướng dẫn cụ thể trong công tác xét duyệt, đối tượng, điều kiện cho các chủ đầu tư. Vì vậy, có nhiều trường hợp đã lách quy định để mua nhà ở xã hội”, ông Long thông tin.
![]() |
Một khu chung cư xã hội trên địa bàn Đà Nẵng |
Để khắc phục hạn chế này, ĐB đề nghị TP kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 100, bổ sung các điều kiện xét duyệt nhà ở xã hôi, đồng thời quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Xây dựng TP về xét duyệt hồ sơ ban đầu.
Bên cạnh đó, nghiên cứu sửa đổi quy chế quy định về đối tượng mua, thuê nhà ở xã hội được đầu tư vốn ngoài ngân sách, bổ sung các đơn vị liên quan để xét duyệt thâm định hồ sơ.
Thành phố cũng cần tính toán lại thời gian ưu đãi để xem xét thu hồi nhà ở xã hội đối với các trường hợp ưu đãi, diện thu hút của thành phố.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho biết, về tiêu chuẩn, tiêu chí cần phải rà soát lại. Với đối tượng sử dụng không đúng, đề nghị UBND TP chỉ đạo, rà soát và xử lý để làm sao đảm bảo công bằng.
“Có nhiều người không có nhà ở trong khi đó nhiều người có điều kiện vẫn chiếm dụng căn hộ chung cư. Như thế là không được. Vấn đề này thường trực HĐND TP sẽ nghe lại và thông tin lại cho các đại biểu”, ông Trung nói.
Hồ Giáp
Bộ Xây dựng vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giảm lãi suất cho vay nhà ở xã hội (NOXH) từ 4,8%/năm xuống 4%/năm. Lý do là các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay để khắc phục khó khăn vì đại dịch Covid-19.
" alt=""/>Hơn 3.000 căn hộ chung cư ở Đà Nẵng sử dụng không đúng mục đíchĐây là trường hợp đột quỵ thứ 3 mà BVDC 2.3 đã chẩn đoán, xử trí kịp thời, thành công và là ca bệnh thứ 2 áp dụng hiệu quả phương pháp siêu âm đường kính bao dây thần kinh thị giác hậu nhãn cầu để đánh giá tình trạng tăng áp lực nội sọ. Phương pháp này được đánh giá có thể hỗ trợ tích cực trong chẩn đoán, điều trị, tiên lượng đột quỵ não cấp trong điều kiện dã chiến, trang thiết bị y tế thô sơ.
Các cán bộ chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 chính thức lên đường đến Cộng hòa Nam Sudan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc vào ngày 23/3/2021. Đây là lần thứ 3 Việt Nam tổ chức bệnh viện dã chiến tham gia gìn giữ hòa bình quốc tế. Trước khi lên đường, các bác sĩ đã trải qua thời gian huấn luyện tổng thể về tiếng Anh, chuyên môn quân y, chính trị, hậu cần kỹ thuật, kiến thức về gìn giữ hòa bình và kỹ năng sinh tồn.
Nguyễn Liên
" alt=""/>Bác sĩ Việt cứu thành công nhân viên Liên Hợp Quốc bị đột quỵ não