Trong số 10 ngành nghề được khảo sát, IT phần mềm và Công nghệ thông tin (CNTT) thuộc nhóm có lương cao nhất khi so sánh về nhân sự có cùng thâm niên.
" alt=""/>Kỹ sư IT Việt đang nhận lương bao nhiêu?Vào thời La Mã, đảo Poveglia được dùng làm nơi chôn các bệnh nhân dịch hạch. Nhiều thế kỷ sau, hòn đảo tiếp tục trở thành nghĩa địa trong thời kỳ xảy ra đại dịch hạch (Cái Chết Đen).
![]() |
Theo những câu chuyện truyền tai, những người mới có một chút dấu hiệu của bệnh dịch hạch cũng được đưa đến hòn đảo này và bị chôn. |
Hòn đảo đã bị bỏ hoang nhiều năm. Ảnh: Misrday
Trên đảo, một khu đất rộng hơn 72.000m2 là nơi chôn cất khoảng 160.000 bệnh nhân mắc dịch hạch. Trước khi bị chôn, các bệnh nhân đã bị hỏa thiêu để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Người ta ước tính tro của những bệnh nhân mắc dịch hạch bị thiêu có thể trải rộng tới 50% diện tích đất trên đảo.
![]() |
Cảnh đổ nát trong những ngôi nhà trên đảo Povegila. |
Hồi những năm 1920, các tòa nhà trên đảo được dùng làm nơi ở cho bệnh nhân tâm thần. Poveglia trở thành nơi chứng kiến những cực hình và thí nghiệm tàn khốc trên người bệnh nhân tâm thần của một bác sĩ điên.
Gần đây, 2 nhà thám hiểm người Anh là Matt Nadin, 40 tuổi và Andy Thompson, 54 tuổi đã đến đảo để ghi lại khung cảnh sau nhiều thập kỷ bị bỏ hoang.
![]() |
Nhiều bệnh nhân mắc dịch hạch đã bị chôn, thiêu xác trên đảo. |
Trong video do 2 nhà thám hiểm quay được cho thấy, các tòa nhà bị bỏ hoang và mục nát, các đồ dùng như giường, bồn tắm phủ bụi thời gian. Bên cạnh đó, trên đảo còn có một số thùng cũ, được cho là từng dùng để thiêu xác.
![]() |
Suốt nhiều năm trời, không nhiều người đến đây, cỏ mọc um tùm khắp nơi. |
Năm 1960, một người đã chi tiền mua Poveglia. Tuy nhiên, người này cũng bỏ đi sau một thời gian ngắn. Cách đây không lâu, một gia đình khác mua lại đảo để biến thành nơi nghỉ mát, nhưng họ không ở đó quá một đêm. Những ai đã đặt chân tới đây đều miêu tả đảo có không khí nặng nề, tăm tối bao trùm, đôi khi còn nghe thấy những âm thanh lạ.
Dù được thêu dệt nhiều câu chuyện đáng sợ, song hòn đảo vẫn là nơi thu hút những khách du lịch ưa mạo hiểm, khám phá.
Khi máy bay đang qua biển Thái Bình Dương, hành khách nam đột nhiên vặn tay nắm cửa đòi mở cửa thoát hiểm.
" alt=""/>Ớn lạnh khám phá đảo 'ma ám' bị bỏ hoang hàng thập kỷ ở ItaliaĐồng quan điểm bạn đọc Hung Nguyen Ngọccho rằng: "Thấy bình thường mà".
Sân bay Đà Nẵng sẽ triển khai thu phí dịch vụ lối đi ưu tiên (Ảnh: Hoài Sơn).
Còn bạn đọc Minh Hai Nguyennêu quan điểm: "Cảng hàng không hiện nay đều không có nhiều cổng để phân chia từ xa cho các chuyến bay, dẫn tới cổng soi chiếu bị tắc vì quá tải. Tất cả mọi chuyến bay sớm hay muộn đều đổ dồn vào cổng soi chiếu, đáng lẽ cần học hỏi các nước phát triển về hàng không trong khu vực xem họ phân luồng từ xa như thế nào.
Trong khi không chịu cải tổ phân luồng cổng soi chiếu thì lại nghĩ ra lối ưu tiên và thu tiền 100.000 đồng/lượt. Thiết nghĩ xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại bằng máy bay đã phổ cập rồi thì việc đầu tư phát triển mở rộng đường vào sân bay, các cổng làm thủ tục nhiều hơn, cổng check-in nhiều hơn để người dân thuận tiện.
Chứ như hiện tại vào khu làm thủ tục check in có rất nhiều, nhưng quầy thì chỉ có mấy cái hoạt động. Vậy hỏi chất lượng dịch vụ đã nâng cấp chưa?".
Bạn đọc Duy Trácgóp ý: "Dịch vụ cảng hàng không nên tạo điều kiện thoải mái cho khách. Nếu cần thu thì tính luôn trong giá vé. Không nên thu như chợ cóc: Qua cửa thu phí, vệ sinh cũng thu phí…".
Hãng bay đã thu nhưng không chia sẻ chi phí?
Trong buổi họp báo công bố thông tin về kết quả hoạt động trong năm 2024 vừa qua, ông Phan Kiều Hưng, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng, cho hay, thu phí lối đi riêng tại khu kiểm tra soi chiếu là dịch vụ phi hàng không, không nằm trong hệ thống dịch vụ hàng không do nhà nước ban hành.
"Theo nghị định về quản lý cảng hàng không, dịch vụ này do doanh nghiệp cảng thực hiện, không làm ảnh hưởng đến các dây chuyền phục vụ khác", ông Hưng nói.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đã khảo sát khách hàng, nhận thấy nhiều người có nhu cầu đi lối riêng để nhanh hoàn thành thủ tục lên máy bay, đỡ phải chờ đợi và tạo sự thoải mái trước chuyến đi.
"Dịch vụ này không bắt buộc", ông Hưng khẳng định và cho biết những hành khách không muốn sử dụng vẫn có thể xếp hàng qua cửa soi chiếu như trước đây.
Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng (Ảnh: Hoài Sơn).
Trong văn bản trả lời báo chí liên quan đến vấn đề này, Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng khẳng định, việc triển khai thu tiền dịch vụ sử dụng lối đi ưu tiên tại điểm kiểm tra an ninh soi chiếu là phù hợp với các quy định của pháp luật.
Loại hình dịch vụ có thu phí để hỗ trợ hành khách rút ngắn thời gian xếp hàng chờ làm thủ tục (Fast-track), không làm ảnh hưởng đến khả năng cung ứng và chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng không, không làm thay đổi quy trình kiểm soát an ninh.
Theo Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng, thực tế lâu nay đơn vị đã tạo điều kiện cho các hãng hàng không. Cụ thể, không thu tiền của hãng, không cam kết phục vụ lối đi riêng cho khách C, khách thẻ của hãng.
Đơn vị này cho rằng, các hãng hàng không và các đại lý bán vé vẫn bán dịch vụ và thu phí của hành khách dịch vụ Fast track (100.000-900.000 đồng/hành khách), đã có hiện tượng quá tải lối ưu tiên.
Để đáp ứng nhu cầu dịch vụ, trong nhiều năm qua, Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng đã đầu tư các trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng, bố trí nguồn lực để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế quy định tại lối đi ưu tiên này.
"Khách có nhu cầu, sẵn sàng sử dụng dịch vụ. Hãng đã thu và không chia sẻ chi phí với cảng nhưng vẫn sử dụng hạ tầng, dịch vụ của cảng để thu tiền của khách", văn bản trả lời báo chí của Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng, nêu rõ.
Theo số liệu của Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng, số hành khách sử dụng lối đi ưu tiên ngày càng tăng cao, có giai đoạn cao điểm lên đến gần 300 khách/ngày.
" alt=""/>Tranh luận về lối đi ưu tiên, giá 100.000 đồng/lượt tại sân bay Đà Nẵng