Ca sĩ Hạnh Nguyên tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi, nói được 4 thứ tiếng:Xuất hiện tại chương trình Ca sĩ ẩn danh tập 4, ca sĩ Hạnh Nguyên khiến nhiều người bất ngờ về con đường sự nghiệp của cô.
Thời sinh viên, Hạnh Nguyên vừa học Ngoại thương vừa theo học Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật. Cô liên tục “chạy show” thi hát để kiếm tiền. Sau khi đoạt giải Tiếng hát truyền hình năm 1998, Hạnh Nguyên bắt đầu con đường ca hát chuyên nghiệp và trở thành giọng ca quen thuộc, xuất hiện ở hầu hết các chương trình ca nhạc của Đài truyền hình TP.HCM.
Ít ai biết, cô là người đầu tiên được nhạc sĩ Thanh Sơn gửi bài “Áo mới Cà Mau”.Với chất giọng ngọt ngào, truyền cảm, nữ ca sĩ đã thể hiện thành công bài hát này và được công chúng đón nhận. Tuy nhiên, tên tuổi của Hạnh Nguyên lại không đi lên cùng“Áo mới Cà Mau”. Đây cũng là điều khiến cô hối tiếc vì đã không biết tận dụng cơ hội.
|
Ca sĩ Hạnh Nguyên từng khiến nhiều người nhầm lẫn vì ngoại hình và giọng nói giống diễn viên Hoàng Trinh. |
Giai đoạn 2004 – 2014, Hạnh Nguyên bất ngờ chuyển hướng sang kinh doanh sau khi nhận được lời mời từ một tập đoàn có tiếng. Đối mặt với áp lực lớn từ công việc, cộng thêm những mệt mỏi về tinh thần, cô hầu như không còn tâm trí dành cho ca hát.
Sau đó 2 năm, cô dần trưởng thành trong công việc và bắt đầu học thạc sĩ tại Bỉ. Hạnh Nguyên khiến nhiều người nể phục vì tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi và thông thạo 4 thứ tiếng: Anh, Hoa, Nhật và Nga. Sự nghiệp kinh doanh phát triển nhưng đồng thời, con đường nghệ thuật của cô cũng chững lại. Nữ ca sĩ từng khóc rất nhiều vì nhớ nghề.
|
Dù đã bước sang ngưỡng 40 nhưng Hạnh Nguyên vẫn giữ được vẻ ngoài trẻ trung cùng vóc dáng cân đối. |
Khi được hỏi cô có tiếc nuối không khi đã không tập trung hoàn toàn cho sự nghiệp ca hát, Hạnh Nguyên trả lời chưa bao giờ ước mơ mình sẽ trở thành ngôi sao hay người nổi tiếng. Nữ ca sĩ chỉ thích hát hay và cố gắng trau dồi giọng hát mỗi ngày, để tiến bộ hơn bản thân mình ngày hôm qua.
“Nếu vườn hoa nghệ thuật có rất nhiều bông hoa tôi nghĩ là mình chỉ là hoa nhài nhỏ, tỏa hương một cách âm thầm. Tôi rất hạnh phúc với điều đó và không cần phải rực rỡ”, Hạnh Nguyên bày tỏ.
Chia sẻ thêm về nghề, Hạnh Nguyên cho biết cô may mắn được học hỏi thêm từ ca sĩ Hồng Phước và nhạc sĩ Quốc Dũng. Từ đó cô luôn để ý đến từng chi tiết nhỏ trong bài hát và luôn đặt tâm trạng của mình vào đó. Ca sĩ Long Nhật cũng nhận xét: “Hạnh Nguyên hát nâng niu và trách nhiệm trong từng câu hát”.
Hạnh Nguyên hát “Dạ cổ hoài lang”:
Thanh Uyên
Hoàng Bách xin lỗi Nam Khánh, hé lộ lý do AC&M tan rã sau 11 năm
Sau 11 năm tách nhóm, Hoàng Bách – Nam Khánh lần đầu cùng hòa giọng trên sân khấu và ngỏ ý muốn tái hợp nhóm AC&M.
" alt=""/>Ca sĩ ẩn danh tập 4: Bất ngờ về ca sĩ đầu tiên hát ‘Áo mới Cà Mau’: Đỗ thạc sĩ, thạo 4 ngoại ngữ
|
Mẹ con chị Oanh được hai lái xe Khoa Đoàn và Nhung Lê của nhóm "Những chuyến xe yêu thương" đưa từ bệnh viện về tận nhà. |
Anh Bình Minh chia sẻ, hôm đó là ngày Hà Nội đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, dù cả anh và hai mẹ con đều có xét nghiệm âm tính nhưng ô tô cá nhân rất khó ra vào thành phố, nếu có đưa hai mẹ con về quê cũng không vào Hà Nội được.
Ngay trong buổi sáng, anh Minh đã bàn bạc với hai lái xe khác của nhóm để thực hiện bằng được công việc hết sức ý nghĩa, đó là đưa hai mẹ con có hoàn cảnh khó khăn này về tận nhà ở Quỳnh Phụ, Thái Bình.
Trong đó, thành viên Khoa Đoàn (Đoàn Văn Khoa) đưa hai mẹ con từ bệnh viện đến chốt kiểm soát giáp với thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Còn Nhung Lê (Lê Thị Nhung) - cô gái 9X nhưng cực kỳ nhiệt huyết đang sinh sống và làm việc tại Bắc Ninh sẽ đón phía bên kia chốt và làm nốt phần việc còn lại. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí.
Sau khi về đến nhà an toàn, chị Oanh đã hết sức xúc động gửi lời cảm ơn đến chị Nhung, anh Khoa, anh Minh và các anh chị trong nhóm đã không quản vất vả, xa xôi, đưa mẹ con chị về tận nhà trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.
Việc tình nguyện dùng ô tô cá nhân thực hiện những chuyến xe "0 đồng" đưa bệnh nhân về nhà như câu chuyện trên chỉ là một trong hàng ngàn trường hợp đã được nhóm tình nguyện “Những chuyến xe yêu thương” vận chuyển thành công trong hơn 1 năm qua. Những ngày này, trung bình mỗi ngày nhóm hỗ trợ được khoảng trên dưới 10 trường hợp từ các bệnh viện về quê hoặc đến chốt kiểm soát tại cửa ngõ Thủ đô.
|
Anh Bình Minh đưa một bé trai nhiều tháng tự điều trị ở bệnh viện một mình về chốt kiểm soát tại thị trấn Xuân Mai để người nhà đón về Tân Lạc, Hoà Bình. |
Đối tượng ưu tiên của nhóm là những bệnh nhân ngoại tỉnh có hoàn cảnh khó khăn, điều trị lâu ngày trong các bệnh viện của Hà Nội như bệnh viện Nhi hay Viện Huyết học và truyền máu Trung ương,… Họ là những người đã quá kiệt quệ về sức khoẻ, tinh thần và cả kinh tế.
Đại diện nhóm “Những chuyến xe yêu thương” chia sẻ, tuy đây là công việc hoàn toàn “free” nhưng hoạt động của nhóm cũng đã thu hút được rất nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng, đặc biệt là từ các lái xe ở nhiều vùng miền khác nhau.
"Trong thời gian giãn cách xã hội hiện nay, những chuyến xe vẫn đảm bảo an toàn phòng dịch. Lái xe trước khi vận chuyển bệnh nhân đều phải xét nghiệm Covid-19 và được bệnh viện cấp cho giấy đi đường, đồng thời tự nêu cao ý thức phòng chống dịch bệnh ở mức cao nhất", đại diện nhóm nói.
|
Công tác phòng dịch được các lái xe trong nhóm tuân thủ tuyệt đối. |
Mang xe nhà đi… “vác tù và hàng tổng”
Trịnh Minh Hiếu (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, nhóm lái xe này được thành lập được khoảng hơn 1 năm nay, hiện có khoảng 20 người thường trực ở Hà Nội và nhiều thành viên từ các tỉnh, thành phố lân cận khác. Sau khi có thông tin từ bệnh viện hoặc người bệnh qua fanpage, ban điều phối sẽ thông báo để các thành viên "book" chỗ.
“Nhóm sử dụng xe cá nhân của chính các thành viên để đưa bệnh nhân miễn phí. Bản thân những anh em trong nhóm không phải ai cũng dư giả và có điều kiện. Thế nhưng, chúng tôi vẫn hoạt động đều đặn hoàn toàn dựa trên sự nhiệt tình và cái tâm của mỗi người”, anh Hiếu chia sẻ với VietNamNet.
|
Anh Trịnh Minh Hiếu (bên trái). |
Bản thân là chủ một doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, công ty của anh gần như bị “đóng băng” trong thời kỳ dịch bệnh. Anh Hiếu đã phải chuyển sang nhiều việc ngắn hạn khác như dịch thuật, biên dịch sách, thậm chí là chạy Grabcar vào thời gian rảnh để có “đồng ra đồng vào”.
Tuy vậy, anh vẫn cảm thấy mình may mắn hơn nhiều người, nhất là những bệnh nhân ở những tỉnh xa về Hà Nội điều trị. Do vậy, khi cần, anh sẵn sàng mang chiếc Honda CR-V của mình đưa đón bệnh nhân, dù tận miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La,... hay miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh,…
“Chúng tôi cũng mỗi người một cảnh, không phải ai cũng dư giả, nhất là trong thời dịch bệnh như hiện nay. Thế nhưng chỉ cần ai đó thực sự cần là chúng tôi sẵn sàng lên đường”, anh Hiếu nói.
Kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình, anh Hiếu cho biết, vào khoảng tháng 9 năm ngoái, anh cùng một thành viên trong nhóm đã đưa cặp vợ chồng người Mông đi chữa bệnh cho con ở Hà Nội về nhà ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
|
Anh Hiếu vẫn áy náy vì không thể đưa được gia đình người Mông về gần nhà hơn nữa bởi điều kiện thời tiết và đường sá. |
Chuyến đi vào ban đêm, đường xa và trắc trở, lại gặp trời mưa to khiến chiếc SUV không thể lăn bánh lên tận bản của cặp vợ chồng này. Áy náy lắm nhưng chẳng làm khác được, các anh đành để gia đình người Mông đi bộ hơn 3 km đường núi về nhà trong đêm.
Hơn 1 giờ sau, cuộc điện thoại của người chồng với giọng Kinh lơ lớ: “Chúng em về đến nhà rồi, mưa ướt hết nhưng em bé không sao”, làm cả hai anh nhẹ cả người.
Một trong những thành viên tích cực và đặc biệt nhất trong nhóm chính là “cô gái vàng” Nhung Lê đã được nhắc đến ở phần trên, hiện đang sống và làm việc tại TP. Bắc Ninh.
|
Nhung Lê và một gia đình bệnh nhân nhí trên đường về quê Sơn La. |
Chia sẻ với VietNamNet, Nhung Lê cho biết, bản thân bị cuốn hút khi thấy các hoạt động rất nhân văn của nhóm “Những chuyến xe yêu thương” trên facebook. Do đó, vào cuối năm 2020, chị đã tình nguyện "viết đơn" xin tham gia lái xe chở các bệnh nhân nghèo về với gia đình.
Cô gái 30 tuổi này sở hữu chiếc Mazda 3 còn khá mới và tay lái cũng được đánh giá là “cứng”, thế nhưng, những chuyến đi đến những nơi xa xôi, lạ lẫm thi thoảng cũng để lại trên chiếc xe những vết xước, cùng nhiều kỷ niệm nhớ đời.
Một trong những trải nghiệm khó quên nhất của nữ lái xe này là chuyến đưa người từ bệnh viện về nhà “vắt qua 2 năm”. Đó là vào tối ngày 31/12/2020, khi xung phong đưa gia đình bệnh nhân chỉ mới 2 tháng tuổi từ Bệnh viện Nhi về tận huyện Si Ma Cai (Lào Cai).
|
Nhung Lê đã tự lái hàng chục chuyến xe chở bệnh nhân lên các tỉnh Tây Bắc xa xôi. |
Trong khi bạn bè đang bận “count-down” thì Nhung và em trai lại chọn cách đón năm mới trên đường cùng với những người "vừa lạ vừa quen". Chiếc xe đi từ Bắc Ninh lên Hà Nội đón người rồi một mạch về đến nhà bệnh nhân ở huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai vào lúc 2 giờ đêm, sau đó quay về đến Bắc Ninh đã là 8 giờ sáng ngày đầu tiên của năm mới. Lời cảm ơn, nụ cười của gia đình cháu bé có lẽ là phần thưởng đầu năm tuyệt vời nhất cho hai chị em.
“Từ khi Hà Nội giãn cách xã hội để phòng chống dịch thì những anh em ở “vòng ngoài” như em sẽ phải đi nhiều hơn. Em cũng vừa đi một chuyến lên Mường Tè (Lai Châu) với tổng quãng đường 1.200 km.”, nữ lái xe này kể.
|
Những chuyến xe với đầy ắp những yêu thương, sẻ chia. |
Ngoài việc mang xe cá nhân để giúp bệnh nhân khó khăn về quê, những lái xe như anh Minh, anh Hiếu, chị Nhung,... và rất nhiều người nữa của nhóm “Những chuyến xe yêu thương” còn sẵn sàng bỏ tiền túi và kêu gọi thêm các "Mạnh thường quân" tích cực ủng hộ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong và sau mỗi chuyến đi của mình.
Với những lái xe không chuyên này, họ hàng ngày vẫn lên dây cót cho nhau từ những nguồn năng lượng tích cực. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, những sự góp sức dù nhỏ cũng rất đáng trân quý.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn hoặc có trải nghiệm nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chàng trai Quảng Bình lái xe cứu thương tới Bắc Giang 'xin' chống dịch
Cảm thấy cần phải làm một điều gì đó để chống dịch Covid-19, chàng thanh niên 24 tuổi Đặng Minh Trí đã một mình lái xe cứu thương gần 600km từ Quảng Bình đến Bắc Giang, xin được cùng góp sức chống dịch.
" alt=""/>Những chuyến xe đầy ắp sự yêu thương, sẻ chia