Bóng đá

Trẻ mầm non hào hứng học an toàn giao thông

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-18 22:45:23 我要评论(0)

Sau hơn 3 tháng,ẻmầmnonhàohứnghọcantoàngiaothôlich thi dau bóng đá hôm nay chương trình “Tôi yêu Việlich thi dau bóng đá hôm naylich thi dau bóng đá hôm nay、、

Sau hơn 3 tháng,ẻmầmnonhàohứnghọcantoàngiaothôlich thi dau bóng đá hôm nay chương trình “Tôi yêu Việt Nam” phiên bản mới “Vui giao thông” và thí điểm đào tạo An toàn giao thông cấp giáo dục mầm non nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phụ huynh, giáo viên và đặc biệt là các bạn nhỏ.

Thí điểm đào tạo ATGT cho bậc mầm non

Trong năm học 2020-2021, chương trình thí điểm đào tạo ATGT cho trẻ mầm non đã được triển khai thí điểm tại 5 tỉnh thành phố bao gồm: Phú Thọ, Hải Phòng, Nghệ An, Lâm Đồng, Cần Thơ, mỗi tỉnh 3 trường mầm non. Tham gia hoạt động đào tạo tại trường học, các bé đã có cơ hội nhập vai vào các nhân vật khác nhau như: người tham gia giao thông, chú cảnh sát điều hành giao thông để trải nghiệm các tình huống giao thông thực tế.

{ keywords}
 

Thông qua các học liệu an toàn giao thông do HVN phối hợp với Vụ Giáo dục Mầm Non - Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn như: tài liệu hướng dẫn giảng dạy, các tình huống trong các tập phim “Vui giao thông”, các bộ giáo cụ, mô hình giao thông, bài nhạc giao thông, thẻ bài..., giáo viên sẽ hướng dẫn các bé tìm hiểu và trải nghiệm các quy tắc giao thông an toàn.

Với hệ thống các bộ giáo cụ, mô hình giao thông sinh động, hấp dẫn, các bài giảng và hoạt động thực hành trở nên trực quan, gần gũi và thiết thực hơn. Các bé tập trung lắng nghe bài giảng, tỏ ra hào hứng, thích thú và chủ động tham gia thực hành.

Các bé đồng thời được làm quen với các bài học về các phương tiện giao thông, cách lên xuống xe an toàn, đèn tín hiệu giao thông, đội mũ bảo hiểm đúng cách, phân biệt một số biển báo giao thông cùng nhiều nội dung thú vị khác.

{ keywords}
 

“Tôi yêu Việt Nam” phiên bản mới đặc biệt thu hút khán giả nhí

“Tôi yêu Việt Nam” khởi đầu là chương trình hướng dẫn về ATGT và kỹ năng lái xe an toàn (LXAT) được Ủy ban ATGT Quốc gia, Cục Cảnh sát Giao thông - Bộ Công an, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp triển khai và phát sóng trên truyền hình từ năm 2004.

Từ đó đến nay, chương trình đã liên tục được cải tiến, đổi mới về hình thức và nội dung phù hợp với thị hiếu của đông đảo khán giả cả nước nhằm đem đến những câu chuyện, hình ảnh chân thực về thực trạng giao thông tại Việt Nam cùng những bài học giao thông bổ ích, giúp người xem bổ sung kiến thức và kỹ năng để phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông, góp phần xây dựng một xã hội giao thông văn minh và an toàn.

Năm 2020, “Tôi yêu Việt Nam” trở lại với phiên bản hoàn toàn mới, tập trung vào lứa tuổi Mầm non, từ 3 - 5 tuổi, là độ tuổi hình thành nhận thức, yêu thích khám phá thế giới xung quanh và cũng bắt đầu tham gia giao thông.

{ keywords}
 

Bên cạnh việc phát sóng trên truyền hình, HVN còn phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai thí điểm chương trình đào tạo trong trường mầm non tại 5 tỉnh thành từ năm học 2020-2021 để trẻ có thể tiếp cận với kiến thức giao thông một cách dễ dàng nhất.

Sau hơn 3 tháng phát sóng với gần 20 tập, loạt phim hoạt hình với tên gọi “Vui giao thông” xoay quanh ba nhân vật ngộ nghĩnh, đáng yêu: Bi (Khỉ) - Bo (Mèo) - Ben (Tắc kè) đã trở thành chương trình được các bạn nhỏ yêu thích và hào hứng đón chờ hàng tuần.

Mỗi tập phim là một bài học, câu chuyện giao thông với nhiều kiến thức bổ ích được truyền tải đến các bạn nhỏ thông qua lăng kính tuổi thơ hồn nhiên, sinh động của ba nhân vật hoạt hình. Bi, Bo, Ben giống như những người bạn đồng hành của các bạn nhỏ, cùng nhau khám phá thế giới và hình thành cho bản thân những nhận thức và bài học đầu tiên về giao thông.

Các bé đặc biệt yêu thích những bản nhạc trong các tập phim, thường “ngân nga” những giai điệu với các quy tắc giao thông được lồng ghép trong lời bài hát.

{ keywords}
 

Đa đạng hóa hình thức đào tạo ATGT tại trường học

Từ khi triển khai “Tôi yêu Việt Nam” phiên bản mới “Vui giao thông”, hoạt động giáo dục về ATGT cho các bé tại các trường mầm non thí điểm, hoạt động đào tạo tại trường học trở nên chuyên nghiệp và bài bản hơn. Các bài giảng, chương trình đã được đưa vào kế hoạch đào tạo, đảm bảo về thời lượng và chất lượng bài giảng để nâng cao nhận thức cũng như tính chủ động của các bé.

{ keywords}
 

Hình thức truyền tải nội dung cũng trở nên đa dạng hơn. Cùng với bài học trong phim hoạt hình, các giáo viên còn linh hoạt vận dụng những bộ giáo cụ, mô hình giao thông để tổ chức hoạt động ngoài trời, kết hợp cùng trò chơi, sáng tác thơ, vè về ATGT cho các bé. Nội dung ATGT còn được lồng ghép nhẹ nhàng, linh hoạt trong nhiều hoạt động giáo dục hàng ngày khác của bé để giúp bé ghi nhớ và thực hành thường xuyên.

Minh Ngọc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Cuộc sống ở vùng ngoại ô Amsterdam (Hà Lan) những ngày này đã tạm trở lại bình thường. Tuy vậy, mỗi khi thức giấc, việc chị Lips Phạm làm đầu tiên là vào mạng cập nhật tình hình dịch bệnh tại Việt Nam - nơi những người thân và bạn bè của chị đang sống.

Biết nhiều tỉnh thành ở Việt Nam đang thực hiện giãn cách, chị động viên bạn bè tận dụng cơ hội này để quan tâm bản thân mình và chăm chút cho tổ ấm nhiều hơn. 

{keywords}
Chị Lips Phạm hiện sống ở Hà Lan.

Dẫn dắt gia đình theo hướng tích cực

Chị Lips kể, trước khi cuộc sống trở lại bình thường, ngôi làng ở Amsterdam (Hà Lan) - nơi chị sống đã trải qua 6 tháng giãn cách.

Những ngày đầu thực hiện, nhiều người rơi vào tình trạng lo lắng, căng thẳng trong đó có anh Eddo Smash - chồng chị Lips.

Eddo Smash là chủ của 2 trung tâm thể dục thể thao. Khi có lệnh giãn cách, tất cả hàng quán đều phải đóng cửa, trừ cửa hàng bán đồ ăn. Hai trung tâm thể dục thể thao của Eddo Smash cũng không ngoại lệ.

“Tuy vậy, Eddo Smash vẫn trả lương cho tất cả nhân viên nên anh rất lo lắng và căng thẳng”, chị Lips Phạm kể. Chị phải phân tích nhiều lần cùng nhiều cách nói khác nhau để Eddo Smash giải tỏa tâm lý và hiểu rằng, lúc này sức khỏe và việc các thành viên trong gia đình được ở bên nhau là điều quan trọng nhất.

“Mình bảo với ông xã, anh có mệnh hệ gì thì cuộc sống tươi đẹp mà anh đang trao tặng cho em không còn ý nghĩa nữa. Ngược lại, em có mệnh hệ gì thì anh nghĩ sao? Anh ấy trả lời, anh sẽ xin bác sĩ để đi cùng em. Vậy còn các con? - mình hỏi tiếp. Anh im lặng một lúc rồi thừa nhận mình nói đúng. Từ đó, anh chấp nhận thực tế, không than phiền và lo lắng nữa. Thay vào đó, anh bắt đầu hành trình tu sửa và sắp đặt lại nơi làm việc”, chị Lips nhớ lại.

Nhưng khi Eddo Smash đã tĩnh tâm và thích nghi thì những đứa trẻ nhà chị Lips lại muốn “nổi loạn”.

Chị kể, “1,2 tháng đầu mấy đứa trẻ con phải học online ở nhà, chúng như muốn phát điên, thỉnh thoảng lại hét tướng lên ở trong phòng. Mình lại phải tâm lý, giải tỏa tư tưởng cho chúng. Mình rủ con đi tập thể dục và khen ngợi con, ra giải thưởng… dần dần chúng cũng nghe lời”.

{keywords}
Chị Lips Phạm nổi tiếng trên cộng đồng người Việt xa xứ vì sở hữu khu vườn rực rỡ sắc hoa. 

Tích cực trao món quà tinh thần

Theo chị Lips, khi sống trong giai đoạn giãn cách, mỗi người đều phải tự thay đổi để thích nghi với những điều chưa từng xảy ra trong cuộc sống.

Những thay đổi có thể bắt đầu từ việc xây dựng lại chế độ ăn uống, tập một môn thể thao thích hợp (thiền, yoga, gym…), bài trí lại đồ đạc trong nhà để ngôi nhà trở nên tươi mới. Quan trọng nhất là mỗi người nên tập nói lời hay ý đẹp với người đối diện nhiều hơn.

“Ví dụ, mình nói với chồng ‘eo ơi ! Da anh rám nắng trông cứng cỏi, đàn ông quá, đẹp quá’. Con tập thể hình xong mình cũng kêu toáng lên: ‘wow… tay con đẹp thế gân nổi lên kìa trông khỏe mạnh ghê. Con ra nhìn gương đi, rất đẹp'… Tóm lại mình dành 30 giây hay 1 phút/ngày để nói lời tích cực với người nào mình gặp.

Ông hàng xóm lâu không được ra tiệm tóc, khi dắt chó ra cổng gặp mình. Đứng từ xa, mình cũng khen ‘ông để tóc dài trông nghệ sĩ, rất ngầu, đẹp'. Ông ấy vui, về kể với vợ. Sau đó, người vợ gửi lời cảm ơn ‘nhờ có lời khen của cô mà ông chồng tôi không phàn nàn về mái tóc ngứa ngáy nữa”.

{keywords}
Khu vườn có nhiều loại cây trái của gia đình chị Lips.

Chị Lips cho rằng, trong những ngày giãn cách, giữa người với người càng nên tặng cho nhau những món quà  tinh thần.

“Một lần, người hàng xóm nhà mình sinh nhật 50 tuổi, tất cả chị em trong xóm ới nhau 11h đêm căng biểu ngữ chúc mừng. 12h đêm, mỗi người lại đứng trước cửa nhà mình cùng hát bài chúc mừng sinh nhật”, chị nhớ lại, giọng xúc động.

Chủ động sắp xếp cuộc sống

Chị Lips cho biết, ở nơi chị sống, người dân thường chỉ đi chợ 1,2 lần mỗi tuần. Khi có lệnh giãn cách, mọi người càng ít đi hơn.

Để chuẩn bị cho việc giãn cách dài ngày, chị mua thêm một chiếc tủ đá để dự trữ thực phẩm. Chị cũng tích cực sưu tầm và áp dụng các mẹo hay để bảo quản thực phẩm được tươi lâu hơn.

Một trong những mẹo đó là, mua rau về, chị nhặt sạch, gói vào giấy báo rồi để tủ lạnh. Nhiều loại củ, chị chần qua nước nóng. Khi vớt ra, chị bỏ ngay vào chậu nước đá lạnh, sau đó lại vớt ra cho vào túi hoặc hộp đựng thực phẩm rồi đặt trong tủ đá. Đến bữa, chị chỉ cần bỏ ra, tráng qua nước rồi nấu như bình thường. Một số loại rau xanh chị cũng làm như vậy. “Lúc ăn cảm giác ngon như rau mới”, chị khoe.

Chị Lips còn tự làm giá đỗ, rau mầm để chế biến món ăn cho gia đình.

“Ngoài ra, mình cũng chịu khó làm vườn hơn. Việc này vừa để giải tỏa stress, vừa có thêm rau củ tươi cho cả nhà”, chị nói.

{keywords}
Thời gian giãn cách, chị Lips chăm chỉ làm vườn hơn để có nguồn rau củ tươi mới cho cả nhà.

Theo chị Lips, trong giai đoạn dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, người làm nội trợ nên có những kế hoạch mua sắm hợp lý.

“Khi đi chợ, mọi người nên tính toán khoa học. Mỗi tháng chỉ đi chợ 2, 3 lần là tốt nhất. Mỗi nhà cũng nên áp dụng tiêu chí tiết kiệm, xây dựng lại nội quy, quy tắc sống để cả gia đình được vui, khỏe”, chị chia sẻ.

Chị cũng cho biết, sau 6 tháng giãn cách xã hội, chị học thêm được rất nhiều điều. "Mình biết yêu cuộc sống hơn, tập thể dục nhiều hơn, biết bảo vệ môi trường hơn và sống tiết kiệm hơn... Những điều đó khiến mình thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn và được yêu thương nhiều hơn", chị nói.

Linh Giang

Mẹo nhỏ phòng Covid-19 nhà nào cũng nên nhớ

Mẹo nhỏ phòng Covid-19 nhà nào cũng nên nhớ

Gia đình tôi nhiều tháng nay luôn tuân thủ 5K cùng những mẹo nhỏ dưới đây để đảm bảo sức khoẻ. 

" alt="Bí quyết sống vui suốt 6 tháng giãn cách của mẹ Việt ở Hà Lan" width="90" height="59"/>

Bí quyết sống vui suốt 6 tháng giãn cách của mẹ Việt ở Hà Lan

Tuổi trẻ tôi cũng yêu đương vài mối nhưng rồi đều không đi đến đâu cả, họ đều không chịu được một kẻ "cuồng việc" như tôi.

Tính tôi là vậy, nhỏ đi học thì đặt mục tiêu phải là đứa đứng đầu lớp, lớn đi làm thì đặt mục tiêu phải là người xuất sắc nhất, không chỉ hoàn thành công việc đúng trách nhiệm mà phải vượt chỉ tiêu, trước deadline.

Công việc thăng tiến cùng lúc với từng người tình cứ bỏ tôi mà đi, người thì lén lút gặp đối tượng khác sau lưng tôi những lúc tôi căng thẳng bù đầu hoàn thành dự án, người thì nói thẳng với tôi rằng tôi có lẽ chỉ cần kết hôn với công việc của mình thôi, đừng lấy ai mà tội cho người đó và những đứa con hai người sẽ có sau này.

Gần 40 tuổi, tôi đã lên được vị trí giám đốc dự án, quản lý hơn 50 nhân sự trong một team xuất sắc nhất mang về phần lớn lợi nhuận cho công ty. Các sếp không bạc đãi tôi, thậm chí trả công tôi hậu hĩnh nên ngoài nhà, ngoài xe, tôi còn có tiền gửi ngân hàng và sở hữu khối cổ phiếu không nhỏ của công ty giá vẫn đang rất tốt.

{keywords}
 

Tôi chỉ thiếu tình cảm mà thôi, nhiều tối muộn ở một mình trong căn hộ xinh đẹp nhưng tôi thấy trống trải vô cùng, phải chi mình có một người bạn để cùng nhấm nháp chút rượu vang, ăn nhẹ một cái gì đó, cùng xem phim và trò chuyện thì vui biết mấy.

Vũ bước vào cuộc đời tôi ngay khi ước ao đó của tôi ngày một lớn. Anh là nhân sự mới trong đội tôi phụ trách, kém tôi đến gần chục tuổi nhưng luôn có phong thái rất đạo mạo, chững chạc.

Cần phải nhấn mạnh rằng để vào được đội tôi đều phải là những người xuất sắc, tài năng đã được ban giám đốc công nhận mới có thể bước chân vào. Năng lực nghiệp vụ của Vũ không có gì cần bàn, anh còn có thêm lợi thế là rất thông minh, ăn nói đầy thuyết phục, có óc hài hước nữa.

Những cuộc gặp gỡ khách hàng nếu có Vũ đi cùng thì phần lớn là thuận lợi. Vũ hay gọi tôi là "chị đẹp", lúc mới vào đã chủ động chat bàn công việc với tôi, rồi hỏi han cả chuyện riêng, rồi mua đồ ăn trưa, ăn chiều cho tôi, rồi rủ tôi đi ăn trưa chỉ có hai người nữa.

Tình ý của Vũ với tôi vô cùng rõ ràng. Anh nói không thể hình dung nổi một bông hoa có cả hương lẫn sắc như tôi mà lại ẩn mình lâu như vậy, đến giờ còn chưa kết hôn, anh nói đầy ẩn ý rằng rất mong muốn được là người sẽ hái bông hoa đó, nếu tôi cho phép.

Có thể là do tính thời điểm, tôi đang cần một người đàn ông nên nhanh chóng bị Vũ tán đổ. Mọi người trong công ty biết chuyện cũng ra sức đẩy thuyền, ai cũng bảo tình yêu không phân biệt tuổi tác đâu, Vũ là người có tài, rất hợp với tôi đấy.

Từ một người tối ngày lủi thủi, tôi đã có bạn đến căn hộ của mình, làm những điều như tôi ước ao: Nhấm nháp rượu vang, ăn mỳ Ý do Vũ nấu, ăn nho do Vũ mang sang, xem phim tình cảm lãng mạn cùng nhau, và làm tình ở bất cứ đâu trong căn hộ xinh xắn của tôi nữa.

Sau 6 tháng hò hẹn lâng lâng hạnh phúc, chúng tôi quyết định đi đến hôn nhân. Vũ thuyết phục tôi rằng sự nghiệp đã có rồi, giờ là lúc tôi nên tập trung lo cho gia đình, sinh cho anh những đứa con xinh như tôi và chăm sóc nuôi dạy chúng được giỏi như tôi nữa.

Nghe lời chồng, tôi chuyển giao tài khoản chứng khoán của mình cho anh nắm giữ và tự quyết định đầu tư. Số tiền gửi trong ngân hàng chưa dùng đến cũng gộp cùng với tiền của anh để đầu tư bất động sản, do Vũ nói có mối thân quen mua được dự án giá siêu tốt. Tôi chỉ còn tập trung vào việc ở công ty, dẫn dắt đội làm đúng trách nhiệm công ty giao phó.

Tôi u mê trong hạnh phúc với chồng trẻ nên đánh rơi mất sự khôn ngoan của mình, rất nhiều việc tôi đã không tự mình đi xác minh, tuyệt đối tin chồng khi anh nói đã lo xong xuôi tất cả.

Cho đến ngày liên tiếp các khoản đầu tư của anh được báo là thua lỗ, tôi không thể tin tại sao một người thông minh, xuất sắc như Vũ lại đưa ra những quyết định đầu tư như vậy, cho nên tôi đã bí mật nhờ bạn bè và cấp dưới điều tra tìm hiểu thông tin, cuối cùng phát hiện ra chính chồng tôi móc nối với một người khác để chuyển khối tài sản của tôi đi chỗ khác trong khi về báo với vợ là làm ăn thua lỗ. Người khác đó là nhân tình của anh.

Tôi ngã quỵ trước sự thật mà người bạn nói với mình. Anh chồng trẻ, đẹp, tài giỏi lại yêu thương vợ rất mực của tôi hóa ra ngay từ đầu đến với tôi đã là có mục đích. Giờ tôi chưa biết nên xử lý mọi chuyện thế nào. Tôi vẫn chưa kịp có con, ly hôn thì chưa ràng buộc con cái nhưng số tài sản tôi đã giao cho Vũ sẽ mất trắng.

Nếu nấn ná ở lại cuộc hôn nhân này để nghĩ cách lấy lại tài sản thì thực lòng tôi lo lắng khi kề cận bên một kẻ ăn ở hai lòng, bên ngoài ấm áp bên trong bụng chứa toàn dao găm sắc lạnh. Tôi cũng lo sợ sự ngọt ngào của anh ta rồi lại khiến tôi mờ mắt. Tôi phải làm sao bây giờ?

Theo Dân Trí

Bỏ nhà lầu xe hơi, vợ tôi đi thuê trọ cùng tình trẻ

Bỏ nhà lầu xe hơi, vợ tôi đi thuê trọ cùng tình trẻ

Tôi không hiểu cô ấy nghĩ gì khi ngoại tình với một người thua kém chồng về mọi mặt. Đã vậy, cô ấy còn muốn ly hôn và sẵn sàng ra đi với hai bàn tay trắng.

" alt="Mê muội trong tình yêu cuồng nhiệt của trai trẻ, tôi cay đắng với cú lừa" width="90" height="59"/>

Mê muội trong tình yêu cuồng nhiệt của trai trẻ, tôi cay đắng với cú lừa

Trước khi về nhà chồng chị bạn tôi bảo rằng “muốn sống chung với mẹ chồng mà không có mâu thuẫn thì ngoài cách ra ở riêng thì chỉ còn cách một trong hai người, tức mẹ chồng hoặc con dâu, phải giả ngu ngơ câm điếc”.

Tôi nghĩ bụng là gì tới mức ấy, cứ coi mẹ chồng như mẹ đẻ, yêu thương quý trọng thì sẽ ổn hết. Thế mà giờ về nhà chồng mới gần một năm tôi đã “ngấm sâu ngấm sắc” cái kinh nghiệm mà chị bạn tôi nói.

{keywords}

Tôi đã đọc bài “bí quyết sống chung với mẹ chồng” của độc giả Vũ Hường. Và tôi khẳng định những lời khuyên và kinh nghiệm của chị hoàn toàn không sai. Ai đi làm dâu cũng đều muốn có mẹ chồng tốt bụng, thương con dâu như con gái và cũng chẳng ai vừa mới về nhà chồng đã có sẵn tư tưởng “chống phá mẹ chồng”. Nhưng hoàn cảnh mỗi người một khác, đôi khi những kinh nghiệm, những lời khuyên chỉ là lý thuyết xa vời viển vông với thực tế.

Nhiều khi những điều tốt đẹp mà người con dâu cố gắng làm để tình cảm với mẹ chồng được tốt hơn chẳng khác nào “đàn gẩy tai trâu”. Giả sử phận con dâu chúng ta chịu từ bỏ cái thành kiến “mẹ chồng con dâu khác máu tanh lòng” thì liệu các bà mẹ chồng có chịu bỏ? Gặp phải những những bà mẹ chồng ghê gớm thì sự thiện chí của cô con dâu chẳng khác nào đem muối bỏ bể. Đã có nhiều trường hợp mẹ chồng quá quắt nhưng con dâu vẫn một lòng hiếu thảo, để rồi kết cục nhận được vẫn chỉ là “người dưng nước lã” không hơn không kém.

Thế mới nói, thay đổi nào cũng cần từ cả hai phía. Các bà đã “mất tiền mua mâm” thì cứ cố “đâm cho thủng” thôi. Liệu có ai đứng ra để bảo các bà mẹ chồng là “hãy dẹp bỏ thành kiến với con dâu” ngay buổi đầu nó về nhà chồng chưa? Nếu có chắc chỉ có những ông chồng. Mà chồng thì bao giờ chẳng nhất mẹ nhì con, chỉ có hai mẹ con họ là vàng là bạc không ai thay thế được. Vậy nên tôi nghĩ cứ giữ cái định kiến ấy trong đầu để mà đề phòng bất trắc thì hơn.

Trường hợp của chị bạn tôi, là một người khá tử tế hiền lành, đến bố chồng cũng phải công nhận. Nhưng chẳng may cho chị gặp ngay bà mẹ chồng ghê gớm, mọi việc trong gia đình việc gì bà cũng thao túng toàn bộ. Chị về làm dâu cực nhọc vất vả bởi bị mẹ chồng chèn nọ, ép kia. Nếu nói sống theo những kinh nghiệm ở bài “bí quyết để sống hòa thuận với mẹ chồng” của chị Hường thì tôi nghĩ chị ấy còn làm nhiều hơn thế.

Có khi đối xử với mẹ chồng hơn cả mẹ đẻ, vì lúc mẹ chồng ốm đau một tay chị chăm sóc. Khi mẹ đẻ chị ốm thì không được mẹ chồng cho về. Chị vẫn cắn răng chịu đựng, lại được chồng hiểu, chồng thương, chồng về phe đồng minh nên chị càng tự nhủ phải cố gắng để sống tốt và cam chịu xứng đáng với tình yêu của chồng.

Ngày lễ tết nào chị cũng quà cáp nhưng khốn một nỗi, chị rủ bà đi chọn bà không đi. Mua về thì bà kêu không thèm hỏi ý kiến, không để bà tự chọn. Mà mua đồ rẻ bà kêu khinh bà, mua đồ đắt bà kêu tốn tiền hoang phí. Còn nghi ngờ chị bớt xén không đưa lương cho bà để mua sắm.

Bao năm đi làm tiền lương dành dụm chị đều đưa hết cho mẹ chồng giữ vì nghĩ nhà chồng cũng là nhà mình. Chị làm thu nhập khá nên nhờ chị mà nhà chồng từ chỗ khó khăn đến có nhà lầu xe ga khá giả. Tiền tiết kiệm chị cũng cho mẹ chồng giữ, chỉ để một ít cho mình, nhưng phải giấu, để chứng tỏ sự hiếu thảo. Những gì chị làm cho mẹ chồng thật không còn chê vào đâu. Nhưng kết cục thì sao?

Bà mẹ chồng chị đột nhiên lâm bệnh nặng, đi khám tư người ta nói chỉ sống được mấy tháng nữa. Chị cũng sốt sắng tận tụy chăm sóc bà không tính toán. Nhưng đến lúc sắp nhắm mắt buông tay mà bà vẫn không coi chị là con gì, chứ được là con dâu đã tốt. Bà bí mật gọi con gái đến và tẩu tán hết tài sản, dù đó là của con dâu bà dành dụm được. Tưởng thế là xong, oái ăm thay bà đi viện người ta lại nói chẩn đoán nhầm. Thế là mẹ chồng không chết, chị có cớ để cùng chồng ra ở riêng. Sau chuyện ấy chị bạn tôi mới tỉnh ngộ, chồng chị cũng thêm sáng mắt ra. Bởi lâu nay chị bàn ra ở riêng anh cứ không đồng ý, rồi cứ nghĩ mẹ mình ghê gớm nhưng tốt bụng.

{keywords}
Ở riêng là bí quyết sống hòa thuận với mẹ chồng? Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Giờ hai vợ chồng đi làm và tự lo cho cuộc sống của mình rất hạnh phúc. Cuối tuần chị vẫn vui vẻ để cùng chồng con về nhà nội, mẹ chồng chị cũng thay đổi 360 độ. Giờ thì con dâu là nhất, dù chị chẳng còn biếu bà đồng quà tấm bánh nào chứ đừng nói là tiền. Chị bảo biết thế này thì chị đã ra ở riêng ngay từ đầu bằng mọi cách.

Vậy nên tôi nghĩ, dù có cùng hoàn cảnh như chị bạn của tôi không thì cách tốt nhất để mẹ chồng con dâu hòa hợp được đó là ra ở riêng. “Nước sông không phạm nước giếng”. Hoặc nếu sống chung thì một trong hai người phải giả ngu ngơ câm điếc như lời khuyên của chị bạn tôi. Thế nên chị em thay vì tìm cho mình bí quyết sống hòa thuận với mẹ chồng thì hãy học bí quyết để được ra ở riêng, mọi chuyện sẽ dễ dàng được giải quyết.

Lan Ngọc(Hà Nội)

" alt="Ở riêng chính là bí quyết để hòa thuận với mẹ chồng" width="90" height="59"/>

Ở riêng chính là bí quyết để hòa thuận với mẹ chồng