Nhận định

Nhận định, soi kèo PSG vs Aston Villa, 02h00 ngày 10/4: Khó thắng cách biệt

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-04-12 20:38:59 我要评论(0)

Nguyễn Quang Hải - 09/04/2025 07:58 Cúp C1 Ch trưc tiêp bong đa hôm naytrưc tiêp bong đa hôm nay、、

ậnđịnhsoikèoPSGvsAstonVillahngàyKhóthắngcáchbiệtrưc tiêp bong đa hôm nay   Nguyễn Quang Hải - 09/04/2025 07:58  Cúp C1 Châu Âu

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Tại sao không nên kèm con học bài? Hiểu điều này cha mẹ sẽ đồng ý ngay! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Hãy trở lại với mục đích kèm con học bài. Mục đích kèm con làm bài tập là mong muốn hai điều: năng suất cao, chất lượng cao. 

Chính vì thế vừa nhìn thấy con trẻ lề mề hoặc không nghiêm túc, liền nói với trẻ rằng phải tranh thủ thời gian, phải chăm chú làm. Ngày ngày kèm con học, những câu nói này gần như ngày nào cũng nói, vì gần như mọi đứa trẻ đều không thể ngồi yên một chỗ một lúc lâu, hầu hết cũng không thể làm bài tập thật trơn tru.

Lúc đầu trẻ còn để ý đến lời của bố mẹ, thời gian dài sẽ không để tâm nữa, điều này khiến phụ huynh tỏ ra bực bội khi nói, trẻ liền bắt đầu tỏ ra chống đối bố mẹ, và thế là sự việc bắt đầu rơi vào vòng tuần hoàn xấu.

Bản tính của con người là theo đuổi sự tự do, bất kỳ công việc nào mà trẻ thích làm, khi nó biến thành một công việc bị giám sát để hoàn thành, khiến người ta cảm thấy không tự do, niềm hứng thú ẩn chứa trong đó sẽ hoàn toàn không còn nữa. Thời gian bố mẹ kèm con học càng dài, vai diễn mà họ đóng càng giống giám sát viên.

Và trẻ sẽ không bao giờ thích một giám sát viên, cùng lắm bề ngoài chúng tỏ ra phục tùng, nhưng trong lòng lại tuyệt đối không chịu nghe lời anh ta. Chính vì thế, kèm con làm bài tập, không thể bồi dưỡng thói quen tốt cho trẻ, mà là phá vỡ một thói quen tốt.

Bạn hỏi rằng, thế nếu trẻ không hoàn thành bài thì sao? Câu trả lời là: một vài hôm như thế cũng chẳng sao cả. Thông thường trẻ nào cũng sợ giáo viên và không muốn mình thua kém bạn bè. Bạn có thể nói trước với cô giáo về cách rèn trẻ ở nhà của bạn, và nhờ cô kiểm tra bài của con bạn. Bạn cũng nên nhờ cô giáo nhắc nhở con nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc rằng: "Lần sau con cần phải hoàn thành bài tập trước khi đến lớp!".

Một thắc mắc nữa: thế nếu trẻ chỉ làm bài cho xong mà không quan tâm tới chất lượng bài thì sao? Câu trả lời cũng như ở câu hỏi trên: chẳng sao cả. Hãy để chuyện đó xảy ra để giáo viên có cơ hội nhận xét và yêu cầu trẻ có ý thức làm bài cẩn thận.

Bạn có thể vẫn thấy không yên tâm nếu giao toàn bộ việc học cho con. Đừng lo, vẫn có những việc ta có thể giúp con: Ở giai đoạn đầu, bạn có thể giúp trẻ tổng hợp các yêu cầu bài tập trong ngày vào đầu giờ tự học. Bạn giao hẹn khi nào con cần hỏi gì thì con có thể ra đâu để hỏi bố mẹ. Sau khi con học xong, con ra bố mẹ kiểm tra để xem kết quả tự học của con ra sao, con có cần giúp đỡ hay điều chỉnh gì không.

Nếu hết giờ tự học mà con vẫn chưa xong bài, con vẫn phải gấp sách vở để đi ngủ (nếu bài thực sự nhiều, con chưa xong thì thêm cho con tối đa là 15 phút để hoàn thành, sau đó sẽ điều chỉnh lượng thời gian vào ngày hôm sau sao cho hợp lý).

Làm cách này không có nghĩa là bố mẹ không quan tâm tới việc học của con. Trái lại, bạn cần quan tâm nhiều hơn, hiểu trẻ nhiều hơn, và cần phối hợp với giáo viên của con chặt chẽ hơn. Sau một thời gian, trẻ sẽ học được cách sắp xếp kế hoạch học tập hợp lý; và rèn thói quen làm việc tập trung, nghiêm túc dù không có ai giám sát.

Theo Gia đình và Xã hội

Cha mẹ già ở Nhật sốt sắng vì con U40 không chịu hẹn hò

Cha mẹ già ở Nhật sốt sắng vì con U40 không chịu hẹn hò

Nhiều phụ huynh Nhật Bản thay con đi xem mặt, ghi danh tham dự các sự kiện hẹn hò, mai mối với hy vọng tìm được chàng rể, nàng dâu ưng ý.

" alt="Tại sao không nên kèm con học bài? Hiểu điều này cha mẹ sẽ đồng ý ngay!" width="90" height="59"/>

Tại sao không nên kèm con học bài? Hiểu điều này cha mẹ sẽ đồng ý ngay!

Do gia đình quá nghèo nên từ năm lớp 9 anh trai đầu của tôi đã bỏ học, đi làm phụ hồ. Em út của tôi cũng vậy, em học kém nên cũng sớm bỏ ngang. May mắn, trong gia đình, tôi là đứa con chịu khó học hành nhất.

{keywords}
Ảnh: Đức Liên

Bố mẹ không muốn đầu tư cho tôi ăn học bởi tôi là con gái. Ông bà quan niệm: “Học lắm rồi cũng đi lấy chồng, vừa tốn kém lại không giúp được gì cho gia đình”. Nhưng rồi tôi học tốt và đỗ đại học nên bố mẹ bất đắc dĩ phải cho tôi theo tiếp con đường học hành. Từ ngày tôi vào đại học, mẹ tôi thường xuyên nhắc nhở, tôi là con duy nhất trong nhà được đi học nên cũng phải có trách nhiệm để báo đáp sự đầu tư, hy sinh đó của cả nhà.

Tôi tốt nghiệp bằng giỏi và nhanh chóng được một công ty lớn nhận vào làm. Tháng đầu tiên khi vừa vào làm được 10 ngày, mẹ tôi đã gọi điện hỏi về mức lương và dặn dò khi nhận lương phải gửi về nhà để bố mẹ trang trải nợ nần.

Cừ đều đặn hàng tháng, tôi chỉ trích một số nhỏ chi tiêu, còn lại đều gửi hết về nhà. Tôi ăn uống kham khổ, thuê một phòng trọ nhỏ và cũng hạn chế mua sắm quần áo, mỹ phẩm. Toàn bộ các khoản thu nhập như lương, thưởng, tăng ca, hoa hồng… tôi đều gửi về cho bố mẹ.

Tuy nhiên bố mẹ tôi vẫn không hài lòng. Ông bà luôn thúc giục tôi gửi về với lý do thiếu tiền sửa cái bếp, mua tủ lạnh hay tiền ma chay, hiếu hỷ… Các anh tôi đi làm thuê tiền chỉ đủ chi tiêu, hẹn hò bạn gái nên trách nhiệm lo cho gia đình đều đổ lên vai tôi. Bố mẹ tôi cũng luôn nhắc nhở, tôi là người duy nhất được ăn học nên tôi phải có trách nhiệm báo đáp.

Cứ như vậy suốt những năm sau đó, tôi không có một khoản nào tích lũy. Khi tôi đi lấy chồng cũng với hai bàn tay trắng. Thật may chồng tôi là người tử tế. Anh lo hết các khoản tiền đám cưới cho nhà trai lẫn nhà gái. Vậy nhưng bố mẹ tôi vẫn liên tục than phiền. Toàn bộ số vàng và tiền mừng cưới, mẹ gợi ý để mẹ giữ hộ. Nhưng sau này, tôi biết bà dùng nó để cưới vợ cho anh trai mà không một lời hỏi ý kiến tôi.

Khi tôi có gia đình riêng, sinh con nhỏ, bố mẹ vẫn liên tục gọi điện hối thúc tôi gửi tiền về. Ông bà cậy nhà chồng tôi có điều kiện, chồng tôi lại lương cao để nhắc tôi lo cho bố mẹ đẻ. Tháng nào tôi có việc chưa gửi tiền về, bà lại gọi điện trách móc, than thở. Tôi thật sự mệt mỏi vô cùng.

Đặc biệt, vừa rồi tôi phải chi tiêu vào nhiều việc nên hết tiền. Để có tiền gửi về cho nhà mẹ đẻ, tôi phải vay mượn khắp nơi. Tôi cũng không dám nói với chồng bởi tôi thực sự xấu hổ và không muốn anh khinh thường, chê bai nhà ngoại. Thậm chí gần đây nhất, mẹ tôi đánh tiếng ông bà sắp xây nhà mới. Số tiền dự tính lên đến 600 triệu đồng.

Ông bà, hai anh vay mượn, tích góp được khoảng 300 triệu đồng. Số tiền còn lại bà muốn tôi bù vào. Mẹ nói cả đời bố mẹ khổ cực nuôi con ăn học, đây là cơ hội để tôi báo hiếu. Căn nhà sau này sẽ thuộc sở hữu của hai anh. Thêm vào đó, thực sự tôi không có nhiều tiền đến vậy. Tôi chia sẻ, tôi chỉ có thể ủng hộ bố mẹ khoảng 100 triệu đồng nhưng mẹ tôi không hài lòng. Mẹ nói tôi lương cao, lấy chồng giàu mà ki bo với cả ruột thịt. Bà ân hận vì cho tôi học cao, học nhiều nhưng lại không biết báo đáp cha mẹ.

Mấy ngày nay tôi gọi điện, bà không nhấc máy. Tôi thực sự mệt mỏi, xin độc giả cho tôi lời khuyên.

Độc giả V.T.L

'Nhà anh trai tôi thì tôi đến, sao chị cấm?'

'Nhà anh trai tôi thì tôi đến, sao chị cấm?'

Tôi thật thấm thía với câu nói “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”. Biết rằng đó là lời ví von của các cụ xưa và không phải cô em chồng nào cũng thế nhưng với gia đình tôi thì điều đó lại đúng.

" alt="Tôi áp lực vì mẹ liên tục hối thúc gửi tiền về báo hiếu" width="90" height="59"/>

Tôi áp lực vì mẹ liên tục hối thúc gửi tiền về báo hiếu