"Thật ra ngay từ ban đầu, anh em trong đoàn phim biết Đào, Phở và Pianolà phim Nhà nước đặt hàng. Thường thì những bộ phim này chỉ chiếu vào dịp kỷ niệm quan trọng, các kỳ liên hoan phim hoặc chiếu miễn phí phục vụ nhiệm vụ chính trị, không được nhiều người biết đến. Chính vì thế, khi bộ phim ra rạp bất ngờ được khán giả ủng hộ nhiệt tình, đó là niềm vui của cả ê-kíp cũng như cá nhân tôi", diễn viên bày tỏ.
Xuân Hồng kể, đạo diễn Phi Tiến Sơn mời anh đóng vai Đội trưởng đội tự vệ kèm hai yêu cầu: bỏ kính và nuôi râu. Đó là 2 việc mà anh chưa từng thử từ lúc theo đuổi nghiệp diễn.
"Tôi cận 8-9 độ, khi bỏ kính ra thì diễn xuất, vận động sẽ bị thiếu tự nhiên. Nhưng về đọc kịch bản tôi rất thích. Được làm việc với đạo diễn kỳ cựu như chú Phi Tiến Sơn là may mắn nên tôi nhận lời và quyết định nuôi râu, đeo kính áp tròng để vào vai", nghệ sĩ kể.
Nam diễn viên cho biết nhớ nhất là cảnh mình ngồi trên toa tàu, cất những kỷ vật, đồ lưu niệm của đồng đội đã hy sinh sau khi đánh bom cảm tử. Thêm nữa, phân đoạn tưởng niệm các chiến sĩ cảm tử quân đã hy sinh khiến không chỉ riêng anh mà cả đoàn phim đều xúc động.
"Đạo diễn dặn các diễn viên phải dậy sớm, ăn sáng, ổn định phục trang, hóa trang để vào quay. Chúng tôi đọc lại kịch bản, tập thử 2 lần thì đạo diễn thấy được sự tập trung của dàn diễn viên nên cho quay luôn. Buổi sáng sớm hôm ấy, trời vẫn còn sương và thời tiết se lạnh. Gần như tất cả mọi người đều xúc động. Chúng tôi như được sống lại thời điểm Hà Nội những ngày khói lửa, cảm nhận được sự hy sinh, mất mát của các anh hùng liệt sỹ. Rất nhiều người khóc, tôi cũng thế. Cảnh quay đó rất thiêng liêng và xúc động", Xuân Hồng kể.
Làm phim đề tài chiến tranh nên không thể thiếu súng đạn và khói lửa. Nam diễn viên cho biết, trường quay được đầu tư rất lớn nhưng có những cảnh vẫn phải rất "thủ công".
"Trường quay phim Đào, Phở và Pianocó thể nói là trường quay lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam với phim về đề tài lịch sử. Bối cảnh phim có thể quay được góc máy 360 độ, trước kia chúng tôi phải cắt góc máy liên tục. Với trường quay như vậy, nghệ sĩ diễn liền mạch cảm xúc hơn. Tuy nhiên, sợ nhất là những cảnh có khói bởi để làm ra những cảnh khói mù mịt đó, bộ phận kỹ thuật phải đốt cao su. Khói cao su rất độc, bám đen vào hốc mũi mấy ngày không sạch. Biết vậy nhưng máy tạo khói không thể có hiệu ứng chân thực được nên anh em đều cố gắng để quay một đúp là xong”, Xuân Hồng chia sẻ.
Hậu trường một cảnh trong 'Đào, Phở và Piano':
Nhà trường đã nhận hơn 2.200 đơn ứng tuyển học bổng năm 2023. Ứng viên thành công đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước và từ các quốc gia châu Á, châu Âu cũng như Australia và Hoa Kỳ.
Học bổng uy tín và danh giá nhất dành cho sinh viên bậc đại học của Đại học RMIT - Học bổng toàn phần - được trao cho 7 sinh viên đến từ mọi miền đất nước.
Học bổng này được trao dựa trên thành tích, xem xét kết quả học tập những năm trung học, khát khao thành công, sự sáng tạo, tham gia các hoạt động cộng đồng cũng như tiềm năng lãnh đạo tương lai của ứng viên. Sinh viên nhận suất học bổng này sẽ được hỗ trợ toàn bộ học phí chương trình đại học và có cơ hội phát triển năng lực lãnh đạo bản thân.
Lê Hoàng Quyên, cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, một trong những sinh viên nhận Học bổng toàn phần năm 2023 của Đại học RMIT Việt Nam, xem việc đóng góp cho xã hội “không chỉ là một nghĩa vụ đạo đức, mà còn là cánh cổng mở ra vô vàn cơ hội”.
“Khi cống hiến cho cộng đồng, chúng ta tạo ra hiệu ứng lan tỏa không chỉ mang lại lợi ích cho những người cần giúp đỡ mà còn mở ra cánh cửa cho sự trưởng thành và phát triển cá nhân của chính chúng ta” là chia sẻ của tân sinh viên ngành Cử nhân Tâm lý học, RMIT Việt Nam.
Quyên hy vọng tất cả các bạn cùng trang lứa có thể “truyền cảm hứng cho người khác để họ cống hiến cho xã hội, bất kể lớn hay nhỏ, và tạo ra một chu trình thay đổi tích cực”.
RMIT Việt Nam còn trao 6 suất Học bổng Chắp cánh ước mơ. Trong đó có 3 suất được trao theo chương trình hợp tác với các tổ chức KOTO, Hội Người mù Việt Nam và Trung tâm Vì người mù Sao Mai.
Các suất Học bổng Chắp cánh ước mơ phản ánh rõ nét cam kết của Đại học RMIT trong việc tạo tác động tới cộng đồng bằng cách trao cơ hội cho những bạn trẻ Việt Nam bị khuyết tật và/hoặc gặp khó khăn về tài chính nhưng thể hiện tính cách lạc quan và khát khao được học đại học. Đến nay, RMIT Việt Nam đã trao 34 suất học bổng toàn phần cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, với tổng trị giá hơn 56,6 tỷ đồng.
Nguyễn Thị Hồng Nhung, sinh viên vừa nhận Học bổng Chắp cánh ước mơ để theo học ngành Quản trị du lịch và khách sạn tại Đại học RMIT năm nay, đã bày tỏ niềm hạnh phúc với kết quả bạn đạt được sau những ngày chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển.
Là một người khiếm thị, Nhung luôn mong mỏi có được một mô hình du lịch nơi những người khiếm khuyết thị lực như cô có được trải nghiệm du lịch trọn vẹn thông qua các giác quan khác ngoài thị giác.
“Với tôi, Học bổng Chắp cánh ước mơ là con đường ngắn nhất giúp tôi thực hiện ước mơ đó”, Nhung chia sẻ.
Bên cạnh các suất học bổng đại học và cao học thường niên, năm nay trường còn trao số học bổng tiến sĩ kỷ lục - 18 suất - cho các nghiên cứu sinh tài năng, trong đó có những ứng viên đến từ các trường đại học trong nước. Họ sẽ làm nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ quản trị, kinh doanh, kinh tế, tài chính, marketing, chuỗi cung ứng và logistics, đến kiến trúc và thiết kế, khoa học máy tính, xây dựng kỹ thuật dân dụng, khoa học thực phẩm, kỹ thuật hàng không vũ trụ và hàng không…
Nghiên cứu sinh được hỗ trợ 100% học phí và sinh hoạt phí hàng tháng, đồng thời được hướng dẫn và tích lũy kinh nghiệm nghiên cứu trong môi trường quốc tế.
Tổng giám đốc RMIT Việt Nam, GS. Claire Macken chúc mừng toàn thể các sinh viên nhận học bổng năm nay đến từ Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới.
“Tại Việt Nam và bất cứ nơi nào chúng tôi hoạt động trên khắp thế giới, lời hứa của chúng tôi là trao quyền cho mọi người và cộng đồng để thích ứng và phát triển qua nhiều thế hệ thông qua giáo dục, nghiên cứu và sự tham gia của công dân”, GS. Macken nhấn mạnh.
“Vậy nên, tôi có đôi lời muốn gửi gắm đến các bạn sinh viên nhận học bổng rằng, nhà trường mong các bạn đem nền giáo dục các bạn trau dồi được từ RMIT để tạo tác động lên cộng đồng nơi các bạn đang sống và làm việc, cũng như lên thế giới này”.
Trong suốt 23 năm hoạt động tại Việt Nam, Đại học RMIT đã trao học bổng cho hơn 1.700 sinh viên có thành tích nổi trội, trị giá hơn 513 tỉ đồng.
Tìm hiểu thêm về học bổng RMIT: https://www.rmit.edu.vn/vi/hoc-tap-tai-rmit/hoc-bong
Doãn Phong
" alt=""/>104 suất học bổng mới nâng cao tác động giáo dục và nghiên cứu của RMIT Việt Nam![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Trước đây, người đẹp mua nhà làm chỗ đi về giữa Mỹ và Việt Nam trong hơn 10 năm. Chị thiết kế tổ ấm lộng lẫy làm nơi tiếp khách, gặp bạn bè, đồng nghiệp… trong đó có các diễn viên Hollywood.
"Tôi làm việc cho 1 công ty lớn chuyên sản xuất các chương trình truyền hình có hoạt động từ thiện đều đặn. Vì vậy, các diễn viên Hollywood làm việc với công ty mỗi khi sang châu Á đều sẽ ghé nhà tôi", chị nói.
Sau khi lấy chồng và sang Italy định cư, Ngô Mỹ Uyên nhờ bố mẹ thỉnh thoảng qua trông nhà trong nhiều năm. Năm 2017, chị quyết định bán vì không còn nhu cầu sử dụng, nếu tiếp tục để vắng chủ sẽ càng xuống cấp.
"Lúc ấy thị trường định giá căn biệt thự 8 triệu USD nhưng tôi chấp nhận bán với giá 6,5 triệu USD để giao dịch diễn ra nhanh chóng. Người mua là 1 vị hiệu trưởng trường đại học tư thục", người đẹp thông tin.
Về tin đồn, Ngô Mỹ Uyên nói thêm: "Có thể đây là cách họ marketing để bán nhà nhanh hơn".
Ngô Mỹ Uyên sinh năm 1974, đăng quang Hoa hậu Điện ảnh năm 1994 và Hoa hậu Thời trang Quốc tế Ai Cập năm 1999. Chị hoạt động với vai trò người mẫu, MC, ảo thuật gia, ngoài ra đi hát và đóng phim.
Ngô Mỹ Uyên luôn được nhắc tên trong chủ đề "Các hoa hậu được cho là giàu nhất Việt Nam" cùng Hà Kiều Anh, Trương Ngọc Ánh và Mai Phương Thúy.
Người đẹp từng sở hữu căn biệt thự phong cách hoàng gia Ả Rập thời Trung Cổ nổi tiếng ở đường Hàn Thuyên, Quận 1, TP.HCM. Có giai đoạn, chị được mô tả như chủ nhân của 'căn nhà dát vàng' huyền bí cùng nhiều giai thoại. Sau này, Ngô Mỹ Uyên đính chính với VietNamNet phần lớn tin đồn trên.
Hiện Ngô Mỹ Uyên sống với chồng giáo sư người Italy, có 2 con chung. Hai người ở trong căn hộ chung cư rộng 250m2 ở Rome, ngoài ra còn 1 nhà vườn rộng 10.000m2 ở Tuscany phục vụ mục đích nghỉ dưỡng. Ở Việt Nam, chị đứng tên 1 căn biệt thự 2 tầng trên diện tích đất gần 1.000m2 ở Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM.
Ngô Mỹ Uyên làm ảo thuật
Mi Lê