Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Reims vs Le Havre, 23h15 ngày 19/1: Chìm trong khủng hoảng -
Chỉ nhận khách qua app Tài xế xe công nghệ chủ động học cách tự vệNhiều tài xế chạy xe ôm công nghệ GrabBike vẫn chủ động truyền tai nhau về mức độ quan trọng của các khóa đào tạo, chương trình trang bị kỹ năng mềm ứng xử mà Grab tổ chức thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn, phòng tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Theo anh Trần Quý Cường (sinh năm 1982, quận Đống Đa, Hà Nội), một trong những lưu ý cho tài xế Grab là chỉ nhận những cuốc xe qua app. Anh Cường đã tham gia rất nhiều chương trình kỹ năng phòng vệ cho tài xế, thực hành các sử dụng chức năng chia sẻ vị trí khi gặp nguy hiểm cho các đồng đội, có các đội, nhóm để đối tác tài xế tham gia và có thể gọi 113 khi cảm thấy cuốc xe đó nguy hiểm.Grab luôn có mặt để hỗ trợ đối tác tài xế khi không may xảy ra rủi ro và phối hợp cơ quan công an để điều tra, xử lý vụ việc khi cần. Theo anh, kỹ năng mềm trong giao tiếp cũng có thể giúp anh và đồng đội ít nhiều đoán được những hiểm nguy. Khi nhận cuốc, nên khéo léo chào hỏi và có một vài câu giao tiếp. Nếu khách có biểu hiện nguy hiểm, tài xế có thể từ chối khéo hoặc đưa ra các lý do để không nhận cuốc. “Bản thân tôi đã tham gia các khóa học Grab trang bị về kỹ năng mềm khi chạy xe công nghệ nên tôi thấy rất ý nghĩa. Các bạn trẻ, đặc biệt những người mới chạy xe cần giành một chút thời gian tham gia để trau dồi thêm kiến thức cho cuộc sống bản thân và trong công việc chạy xe của chính mình, để chủ động ngăn ngừa nguy cơ rủi ro”, anh Cường chia sẻ.
Đăng ký chạy xe GrabBike được gần 3 năm nên anh Cường cũng đã đúc kết cho bản thân một số kinh nghiệm: “Nếu khách lấy lý do bảo chờ một chút vào chỗ này, chỗ kia đưa đồ cho người nhà để quỵt tiền thì mình cũng bỏ qua chứ không nên hơn thua sẽ đem lại nhiều rắc rối và nguy hiểm. Cần nhận định ngay từ ban đầu khi tiếp cận với khách hàng, tuyệt đối không nhận khách không đặt qua app ứng dụng để đảm bảo an toàn cho chính bản thân tài xế”.
Trước đây anh Cường đã làm rất nhiều công việc nhưng thu nhập bấp bênh và thời gian bị gò bó. Từ khi chuyển qua chạy GrabBike anh đã chủ động được thời gian đưa đón con cái đi học, chăm sóc gia đình và thu nhập tương đối ổn định. Mỗi tháng trừ chi phí anh còn dư được hơn 10 triệu đồng.
Tham gia các đội, nhóm để được trợ giúp khi cần
Thường xuyên chạy GrabBike vào buổi đêm, tài xế Phạm Thị Liên (sinh năm 1993, ngụ Hà Nội) chia sẻ: “Là con gái thường chạy xe buổi đêm nên tôi đã chủ động tham gia các tổ, đội của Grab để được cập nhập liên tục các thông báo về những cuốc xe không đảm bảo an toàn là sẽ hủy cuốc. Khu vực nào điểm đen là được cảnh báo, hạn chế chạy đêm khuya. Ngoài ra Grab cũng gửi những kỹ năng mềm của lực lượng công an hướng dẫn cho tài xế cách phòng chống tội phạm, điều này giúp cho bản thân tôi trang bị được rất nhiều kiến thức để khi đối mặt là ứng dụng vào thực tế”.Không chạy cuốc ngoài, chủ động thực hành kỹ năng an toàn được đào tào giúp đối tác GrabBike yên tâm chạy xe. Để đảm bảo an toàn cho những cuốc xe chạy buổi đêm chị Liên bật mí: “Trước khi nhận cuốc tôi thường xuyên gửi tin nhắn, định vị lên nhóm cứu hộ Thủ đô. Các anh, em trong nhóm căn thời gian về hành trình cuốc xe, nếu thấy trễ thời gian mà tôi không phản hồi là mọi người sẽ nhắn tin hoặc gọi điện hỏi thăm ngay. Ngoài ra tôi cũng được mọi người đi trước chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn khi ứng xử với những hành khách hay cuốc xe cảm thấy không an toàn”.
Các tài xế có thâm niên chạy xe công nghệ buổi tối cho rằng khi nhận cuốc nên hỏi rõ với khách về điểm đến, nếu khách yêu cầu chở vào khu vực vắng vẻ, đường ngoằn ngèo thì tốt nhất không nên cố nhận cuốc, không chở quá nhiều người để đảm bảo an toàn.
Tấn Tài
"> -
Hiện căn nhà rộng hơn 2 m2 sàn bằng gỗ, tường và mái bằng tôn, xung quanh là cát, xi măng, sắt thép, gạch ngổn ngang của vợ chồng anh Sơn Dương, 37 tuổi, quê Trà Vinh đang ở trong con hẻm đường Gò Cát, phường Phú Hữu, Quận 9, TP.HCM. Vợ chồng Trà Vinh 14 năm mang căn nhà tôn đi khắp Sài GònBên ngoài căn nhà được bao quanh bằng tôn, có cổng khóa lại. Trước đó, căn nhà của anh chị ở huyện Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, khi lại ở quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân.... Cứ công trình ở đâu thì anh chị lại dời nhà đến đó.
Nói là nhà cho sang, thực ra, nó chỉ là căn chòi anh Dương đóng sẵn để công trình xong lại dời đến chỗ mới. Anh Dương cho biết, đến nay, hai vợ chồng đã có hơn 14 năm ở Sài Gòn và 56 lần dời nhà. Vậy là, trung bình, ba bốn tháng anh chị lại làm quen với nơi mới một lần, tùy vào thời tiết, diện tích căn nhà chủ thầu nhận lớn hay nhỏ.
‘Công trình này chắc cũng hơn tháng nữa là hoàn thành. Không biết giáp Tết, chủ thầu có nhận nhà nữa không’, anh Dương lo lắng đến việc giáp Tết hai vợ chồng thất nghiệp, không có tiền mua sắm cho ngày Tết.
Xung quanh căn nhà dựng tạm của vợ chồng anh Dương là sắt thép, xà gồ, xi măng... Năm 2005, anh Dương nên duyên vợ chồng với chị Lý Thị Giúp, 32 tuổi. Ở quê, ruộng ít, công việc bữa có bữa không, hai vợ chồng gửi hai con, bé lớn 13 tuổi, bé nhỏ 3 tuổi cho mẹ vợ nuôi rồi lên Sài Gòn làm công nhân xây dựng.
Được chủ thầu đồng ý, anh chị dùng ván, cây khô chống đỡ, bạt cũ dựng lán bên cạnh công trình ở, trông vật liệu giúp chủ thầu, một phần cho đỡ tốn tiền thuê trọ. Điện, nước đã có sẵn ở công trình, anh chị chỉ mất tiền ăn, nước uống.
Sáng chị dậy sớm, đi chợ mua đồ ăn rồi về nấu cơm cho cả ngày. 7 giờ sáng, các công nhân khác đến làm, hai vợ chồng cũng xong việc cá nhân, ăn bữa sáng.
Thu nhập từ việc thợ hồ của anh Dương, phụ hồ của chị Giúp mỗi ngày giúp họ trang trải cuộc sống. Chiều, tan giờ làm, chị quét dọn cho sạch. Còn anh đi nhặt đinh rơi, sắp xếp gạch đá, sắt thép lại cho gọn.
Nhà tắm được che tạm bằng chiếc bạt cũ, vì thế, khi không có ai, chồng đứng canh cho vợ tắm, rồi ngược lại.
Nhà vệ sinh được dựng tạm bằng tấm bạt cũ, trần bỏ trống. ‘Ở ngoài trời như thế này, tôi lo nhất là lúc ngủ. Vợ chồng tôi may mắn chưa gặp cướp, người nghiện và được chủ đăng ký tạm trú cho. Nhiều người ở như thế này hay bị mất đồ và tiền lắm. Có người còn gặp người nghiện, họ đến nằm ngủ cạnh lán luôn. Sáng tỉnh dậy thì mất hết tiền làm cả tuần vừa được chủ trả công', người đàn ông sinh năm 1982 kể.
Anh Dương dùng gạch và tám ván cũ làm bếp nấu. Dù sống nay đây mai đó nhưng anh chị ngày nào cũng tự đi chợ chọn thực phẩm về nấu ăn để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng. Đây là căn buồng hạnh phúc của vợ chồng chị Giúp. Ban ngày, chị dùng bạt che lại để không dính bụi từ xi măng, gạch đá. Ban đêm, chị trải chiếu xuống làm chỗ ngủ. Căn phòng được dựng tạm nên cứ mưa là bị nước tạt vào, rồi muỗi, rắn ghé thăm thường xuyên. Anh Dương cho biết, xa con trong thời gian dài, hai vợ chồng nhớ nhưng đành chịu. 'Tôi với vợ chỉ biết bù cho con bằng cách gắng làm việc, không cho phép mình ốm đế lo cho con ăn học. Khi một công trình xong, hai vợ chồng được nghỉ 2-3 ngày thì chạy xe máy về thăm con', ông bố hai con nói. Vợ chồng anh Dương nghỉ một lúc sau ngày làm việc ngoài nắng nóng. Anh cũng cho biết, cuộc sống ngoài trời không an toàn nhưng hai vợ chồng chấp nhận, vì ở quê không có việc làm.
Chị Giúp đang cùng công nhân khác cắt sắt giữa trưa nắng. Gia đình Sài Gòn nuôi gà trên 10 ngôi mộ người thân trước cửa nhà
Đàn gà của cha con ông Sỹ (TP.HCM) vô tư đi lại, mổ thức ăn trên 10 ngôi mộ xây tạm bằng gạch, che bằng tấm lưới xanh.
"> -
Tôi lấy anh khi đang là gái tân còn anh đã qua một đời vợ. Vợ cũ của anh không sinh được con nên họ chia tay nhau sau 6 năm chung sống. Tâm sự người vợ phát hiện vợ cũ trong căn nhà bí ẩn của chồng
Hiện nay, chúng tôi đã có 2 con, đủ nếp đủ tẻ. Kinh tế hai vợ chồng khá. Tôi ổn định ở cơ quan nhà nước còn chồng là giám đốc một công ty dược.Cuộc sống của hai vợ chồng được đánh giá trọn vẹn. Nhưng rồi một ngày, tôi phát hiện anh ấy giấu tôi mua một căn nhà ở ngoại thành.
Đó là căn nhà 2 tầng, rộng 70m2.Ảnh. M.Anh Đáng nói, sau khi mua nhà, chồng tôi đã đổ khá nhiều tiền để cải tạo, lắp đặt nội thất nhưng chỉ cho thuê với giá 1 triệu đồng/tháng.
Người thuê không ai khác lại chính là vợ cũ của anh ấy.
Ban đầu, khi biết chuyện, tôi gặng hỏi thì chồng tôi trả lời quanh co. Anh ấy nói, căn nhà do nhân viên trong công ty đứng ra thuê nên anh ấy không muốn tính toán thiệt hơn, chỉ muốn họ giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.
Tôi không đồng ý với lời giải thích và đưa ra bằng chứng là vợ cũ của anh ấy đang sống ở căn nhà đó. Tức thì chồng tôi nổi giận.Anh ấy nói, chính vì tôi hay ghen tuông, nghĩ ngợi lung tung nên anh mới giấu tôi.
Hơn 1 năm trước, anh ấy nghe tin vợ cũ bị bệnh, nghề nghiệp phải bỏ dở, kinh tế khó khăn, anh ấy đã ngỏ lời giúp đỡ nhưng chị ấy từ chối. Sau đó, anh biết vợ cũ đang cần thuê nhà nên đã thông qua một người bạn, hỗ trợ chị ấy chỗ ở giá rẻ.
Thực tình, chị ấy cũng không biết đó là nhà của chồng tôi.
Tôi rất sốc. Tôi nghĩ anh ấy làm như vậy chứng tỏ anh không tin tưởng tôi và còn rất yêu vợ cũ.
Tôi không ưa gì chị ta nhưng nếu chồng tôi muốn giúp, tôi sẽ đứng ra lo cho chị ấy chứ không muốn chồng tôi phải nhúng tay vào.
Đằng này, anh ấy vì vợ cũ mà mua hẳn 1 căn nhà, lại cho thuê với giá bèo bọt khiến tôi rất bức xúc.
Ngày hôm qua, tôi đã yêu cầu chồng tôi lấy lại căn nhà. Sau đó, tôi sẽ đến gặp chị ta và sẵn sàng giúp đỡ mọi giá trị vật chất mà chị ấy cần.
Thế nhưng chồng tôi không đồng ý. Anh nói tôi hẹp hòi ích kỷ và sống thiếu nhân đức.
Tôi thấy thất vọng vô cùng nên đã tuyên bố sẽ ly hôn để anh ấy thoải mái chăm sóc cho vợ cũ.Tôi làm như vậy là đúng hay sai? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Cả nhà đang ăn cỗ, chồng kéo vợ vào phòng làm điều bất ngờ
Nhiều người không biết, tưởng tôi đã phạm tội tày trời nên phải chịu sự tra tấn của chồng. Tôi cũng không giải thích.
">