Đội tuyển Anh đang gặp phải một thách thức lớn khi có tới 8 cầu thủ đã rút lui khỏi đội hình,ấtngờchserie aserie a、、。
Đội tuyển Anh đang gặp phải một thách thức lớn khi có tới 8 cầu thủ đã rút lui khỏi đội hình,ấtngờchỉtríchđồngđộiởtuyểserie a mặc dù trước đó đã được huấn luyện viên tạm quyền Lee Carsley triệu tập. Sự việc này đã gây ra không ít khó khăn cho đội tuyển trong việc chuẩn bị cho các trận đấu sắp tới.
Đáng chú ý, đội trưởng Harry Kane đã bày tỏ sự không hài lòng với tình hình hiện tại. Anh cho rằng việc nhiều cầu thủ rút lui có thể ảnh hưởng đến sự chuẩn bị và tinh thần của toàn đội. Kane nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết và cam kết từ tất cả các thành viên trong đội tuyển.
Việc rút lui của các cầu thủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chấn thương đến các lý do cá nhân. Tuy nhiên, điều này đặt ra một thách thức lớn cho huấn luyện viên Lee Carsley trong việc tìm kiếm các phương án thay thế phù hợp để đảm bảo sức mạnh và sự ổn định cho đội tuyển Anh.
Kane đã có 101 lần khoác áo đội tuyển quốc gia Anh (Ảnh: Getty).
Thomas Tuchel sẽ trở thành người kế nhiệm Gareth Southgate ở vị trí huấn luyện viên trưởng tuyển Anh, tuy nhiên huấn luyện viên người Đức dự kiến sẽ bắt đầu công việc vào tháng 1 năm sau. Kane ám chỉ rằng các cầu thủ sẽ không rút lui nếu huấn luyện viên người Đức này đã nắm quyền. Kane nhấn mạnh rằng đội tuyển Anh phải được ưu tiên hàng đầu. Hiện tại, đội hình của Carsley có 7 cầu thủ chưa từng khoác áo đội tuyển và chỉ có 4 cầu thủ đã ra sân hơn 20 lần.
Trong cuộc phỏng vấn với ITV, Kane chia sẻ: "Tuần này thật đáng tiếc, rõ ràng là vậy. Tôi biết đây là giai đoạn khó khăn của mùa giải, có lẽ họ đã lợi dụng điều đó một chút. Tôi thực sự không thích điều đó nếu tôi hoàn toàn trung thực. Tôi nghĩ, như tôi vừa nói, đội tuyển Anh quan trọng hơn bất cứ điều gì, bất kỳ tình hình câu lạc bộ nào".
Phil Foden, Jack Grealish, Declan Rice, Bukayo Saka, Cole Palmer, Levi Colwill, Trent Alexander-Arnold và Levi Colwill đều có tên trong đội hình triệu tập của Carsley vào cuối tuần trước nhưng đều đã bị loại đầu tuần này, một số trường hợp xảy ra sau khi huấn luyện viên câu lạc bộ tuyên bố các cầu thủ sẽ không tham gia đội tuyển quốc gia. Kane tin rằng cựu huấn luyện viên Gareth Southgate, người đã từ chức sau Euro 2024, đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các cầu thủ muốn đại diện cho đất nước và hy vọng thái độ đó sẽ không mất đi.
Kane tập luyện cùng tuyển Anh ở đợt tập trung tháng 11 (Ảnh: Getty).
Kane nói thêm: "Tôi nghĩ về niềm vui được chơi cho đội tuyển Anh. Southgate đã mang điều đó trở lại. Tôi nghĩ mọi người trong đội tuyển đều háo hức tham gia, đều muốn chơi cho đội tuyển Anh và. Đó là điều quan trọng nhất.
Tôi nghĩ rằng tuyển Anh là trên hết. Đội tuyển phải lớn hơn câu lạc bộ. Tuyển Anh là điều quan trọng nhất mà bạn thi đấu với tư cách là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Southgate rất nhiệt tình với điều đó và ông ấy không ngại đưa ra quyết định nếu điều đó bắt đầu lung lay khỏi một số cầu thủ nhất định".
Ngôi nhà được thiết kế với 4 phòng ngủ, 3 phòng tắm. Nhà được kiến trúc sư William Nicholson xây dựng vào năm 1977, sử dụng vật liệu chủ yếu là khung thép và bê tông.
Toàn cảnh ngôi nhà nhìn từ phía ngoài (Ảnh: Curbed).
Sau này, Dan Valentino - một nhà môi giới bất động sản ở địa phương và là nhà thiết kế tự do - đã nhìn thấy tiềm năng cải tạo ngôi nhà. Chính vì vậy, ông đã đưa ý tưởng thiết kế căn nhà mang phong cách Santorini vào áp dụng.
Phòng bếp được trang bị đầy đủ tiện nghi (Ảnh: Curbed).
Trong cuộc đại tu kéo dài 18 tháng, Valentino đã làm mới các tủ quần áo, đặt lại vị trí cầu thang, thêm các cửa sổ và tân trang hồ bơi.
Sân sau của căn nhà (Ảnh: Curbed).
Kết quả là ngôi nhà rộng 278 m2 trở nên sáng sủa và thoáng mát hơn. Ngoài ra, kiến trúc sư cũng hóa giải được thực trạng dư thừa màu trắng và màu chàm của căn nhà, khiến tổng thể trở nên hài hòa.
Sân trước cửa phòng khách (Ảnh: Curbed).
Cánh cửa ở phòng khách được thiết kế theo phong cách Pháp, sử dụng nguyên liệu gỗ. Từ đây, chủ nhân của ngôi nhà có thể đi thẳng ra khu vực hồ bơi và sân trong. Phòng ăn và nhà bếp sử dụng nguyên liệu gỗ tái chế và những viên gạch nổi bật màu xanh lam và trắng mang từ Hy Lạp.
Trong phòng ngủ chính, cánh cửa tủ quần áo được tận dụng làm gương soi. Để tạo thêm sự ấm cúng cho căn phòng, kiến trúc sư đã đặt thêm một lò sưởi.
Tầng thượng có tầm nhìn toàn cảnh ra phía ngoài (Ảnh: Curbed).
Các tiện ích khác trong căn nhà có thể kể đến như hệ thống chữa cháy, nhiều sân chơi và tầng thượng với tầm nhìn toàn cảnh ra phía ngoài. Căn nhà đang được rao bán trên thị trường với giá 2,9 triệu USD.
Giá cổ phiếu QCG tăng vọt trong tháng 6 và duy trì đà tăng đến nay (Nguồn: Tradingview).
So với đầu năm, giá cổ phiếu QCG đã tăng 235,4% và tăng 302,1% so với đáy thiết lập hồi tháng 11 năm ngoái. Như vậy, giá trị tài sản của gia đình bà Nguyễn Thị Như Loan thông qua sở hữu cổ phần công ty cũng tăng tương ứng.
Tại Quốc Cường Gia Lai, bà Nguyễn Thị Như Loan, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty, đang sở hữu 101,92 triệu cổ phiếu QCG. Con trai bà Loan là ông Nguyễn Quốc Cường (Cường "Đô La") sở hữu 537.500 cổ phiếu QCG. Báo cáo quản trị bán niên của công ty thể hiện, đến ngày 30/6, bà Đàm Thu Trang - vợ ông Cường - vẫn chưa sở hữu cổ phần tại Quốc Cường Gia Lai.
Bà Nguyễn Ngọc Huyền My (em gái ông Cường) sở hữu 39,38 triệu cổ phiếu và ông Lầu Đức Duy (em rể ông Cường) sở hữu 10,54 triệu cổ phiếu QCG.
Ngoài ra, cùng ngành bất động sản, NVL cũng tăng 4,4% lên 21.350 đồng và khớp lệnh mạnh 34,9 triệu cổ phiếu. TDH tăng 33,%; VPH tăng 2,9%; HAR tăng 2,8%; ITA tăng 2,2%; SCR tăng 2,2%; TDC tăng 2%.
"Họ" Vingroup tăng nhẹ cũng là yếu tố hỗ trợ thị trường chung. VIC tăng 0,8%; VHM tăng 0,4% và VRE tăng 0,3%.
Nhiều cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản; xây dựng và vật liệu; hàng và dịch vụ công nghiệp; hóa chất… có diễn biến tích cực. Tại các nhóm ngành này, EVG, DC4; HHP; MHC, VTB; VAF tăng kịch biên độ sàn HoSE.
Phần lớn cổ phiếu ngành ngân hàng tăng giá, trong đó, MSB tăng 6,1% lên 14.850 đồng, khớp lệnh 16,6 triệu cổ phiếu và có lúc tăng trần lên 14.950 đồng/cổ phiếu. OCB tăng 3,1%; MBB tăng 2,7%; SHB tăng 2,4%. Các "ông lớn" như CTG, ACB, BID, VCB cũng tăng giá.
Ngược lại, cổ phiếu ngành chứng khoán vẫn điều chỉnh. VCI giảm 1,5%; VDS giảm 1,1%; VIX, SSI, CTS, APG, VND, AGR đều giảm giá.
Sở hữu vị trí lý tưởng hiếm có, The Aristo vừa có lợi thế nổi trội về giao thương, đồng thời có liên kết thuận tiện với hệ tiện ích nội ngoại khu.Được chăm chút tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ nhất để mang đến không gian sống đẳng cấp, mỗi căn shop-villa là những kiệt tác độc bản mang dấu ấn của chủ nhân tinh hoa, có giá trị như những di sản truyền lại cho các thế hệ sau.Mặc dù số lượng giới hạn chỉ 75 căn shop-villa, nhưng The Aristo có đến 37 mẫu nhà, kết hợp cùng đội ngũ tư vấn kiến trúc đến từ các kinh đô của kiến trúc và nghệ thuật là Pháp và Ý, tạo nên những "bản tuyên ngôn cá nhân" đầy kiêu hãnh dành riêng cho gia chủ.
Giá trị di sản độc bản từ Aristo
Không chỉ là cảm giác thuộc về, The Aristo còn mang đến trải nghiệm sống cân bằng, hài hòa với thiên nhiên trong không gian xanh trong lành, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
The Aristo lựa chọn các vật liệu tối ưu nhất về chất lượng và thẩm mỹ trong thiết kế mặt tiền, tôn vinh thiết kế Neo Classic và mang vẻ đẹp bền vững theo thời gian. Thiết kế nội khu với mật độ xây dựng thấp, mang đến trải nghiệm sống xứng tầm cho các chủ nhân tinh hoa.
Khách hàng được tùy biến thiết kế không gian sống, mang tới sự linh hoạt trong bố trí công năng sử dụng, thẩm mỹ. Bên cạnh đó, tính cá nhân hóa và phong cách riêng biệt của mỗi chủ nhân luôn được đề cao.Khu đô thị đồng bộ hạ tầng tiện ích với sự ra đời của The Aristo đã định nghĩa lại về "đẳng cấp tinh hoa" mới, đó không đơn thuần là thước đo về địa vị xã hội và thành công của gia chủ, mà còn là cuộc sống cân bằng đầy ý nghĩa, ưu tiên cho những giá trị di sản độc bản.'/>
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet trao đổi với phóng viên tại ga Cầu Giấy của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội (Ảnh: Thành Đạt).
Ngày 4/12, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cùng các đối tác của Pháp và Việt Nam đã trực tiếp trải nghiệm tuyến đường sắt đô thị trên cao đoạn Nhổn - Ga Hà Nội. Đây là một điểm dừng chân của Đại sứ Brochet trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp tại Hà Nội.
Đại sứ Brochet đã mua vé tại quầy, tham quan tác phẩm nghệ thuật công cộng METIS mang tên "5 giờ sáng, Hà Nội thức giấc" được đặt tại ga S8 - Cầu Giấy và lên tàu trải nghiệm.
Đại sứ Brochet cho biết tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội là một dự án "hướng tới tương lai". Ông nhấn mạnh đây là dự án hữu ích cho người dân Hà Nội trong việc tạo điều kiện đi lại vì một hệ thống đường sắt đô thị là một phần không thể thiếu của những thành phố tương lai.
"Dự án đường sắt đô thị này góp phần thực hiện cam kết của chính phủ Việt Nam với mục tiêu phát triển bền vững. Chúng tôi rất vui mừng vì thực hiện thành công dự án này tại Hà Nội vì đây là một dự án biểu trưng cho quan hệ hợp tác giữa Pháp và Việt Nam trong giai đoạn mới", nhà ngoại giao Pháp nói.
Đại sứ Brochet cho biết Pháp đã tham gia vào việc thực hiện dự án, trước hết là về mặt tài chính với nguồn ngân sách hơn 500 triệu euro. Ngoài ra, các doanh nghiệp của Pháp cũng tham gia vào dự án với những công nghệ tốt nhất.
"Với việc thực hiện thành công dự án này, Hà Nội đã trở thành một trong những thủ đô trên thế giới có hệ thống đường sắt đô thị hoạt động. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng", Đại sứ Brochet nói thêm.
Theo Đại sứ Brochet, đoạn ngầm của tuyến đường sắt đô thị vẫn trong quá trình thi công. Ông hy vọng dự án sẽ sớm hoàn thiện đầy đủ và đi vào hoạt động.
"Chúng tôi mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong những dự án mới về đường sắt đô thị ở cả Hà Nội và TPHCM. Trong lĩnh vực giao thông đường sắt, chúng tôi mong muốn được tham gia vào nhiều dự án của Việt Nam hơn nữa, đặc biệt hiện nay Việt Nam có kế hoạch phát triển tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam", Đại sứ Brochet nói thêm.
Đại sứ Olivier Brochet trải nghiệm đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội (Ảnh: Thành Đạt).
Trước đó, ngày 8/8, đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị số 3 của thành phố Hà Nội (bao gồm 8 ga) đã chính thức đi vào vận hành thương mại. Đoạn tuyến trên cao kết nối Nhổn với Cầu Giấy với chiều dài 8km bằng phương tiện giao thông đảm bảo môi trường và giảm ùn tắc cho thủ đô Hà Nội. Đoạn tuyến ngầm (4 ga tiếp theo đến Ga Hà Nội) dự kiến sẽ vận hành vào cuối năm 2027.
Tuyến đường sắt đô thị số 3 của thành phố Hà Nội nhận được sự hỗ trợ tài chính lớn từ Pháp thông qua các khoản vay ưu đãi mà Tổng cục Kho bạc Pháp (Bộ Kinh tế, Tài chính và Chủ quyền công nghiệp và số hóa) và Cơ quan phát triển Pháp dành cho Việt Nam với giá trị tương ứng là 355 triệu euro và 159 triệu euro. Ngân hàng phát triển châu Á và Ngân hàng đầu tư châu Âu cũng đồng tài trợ dự án này.
Dự án được triển khai với các công nghệ và kinh nghiệm của các công ty Pháp hàng đầu trong lĩnh vực như Alstom, Thales và Colas Rail với việc cung cấp đầu máy toa xe, hệ thống thông tin tín hiệu, đường ray và các thiết bị cơ điện tại các nhà ga.
Bên cạnh đó, RATP Smart Systems cung cấp hệ thống thẻ vé. Về mặt tư vấn, công ty Systra hỗ trợ Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội - MRB quản lý dự án với tư cách là đơn vị tư vấn chung trong khi Bureau Veritas, APAVE và Certifer tham gia công tác chứng nhận an toàn hệ thống.
Trong tương lai, tuyến đường sắt đô thị số 3 sẽ được kéo dài, tiếp tục đi ngầm dưới phố Trần Hưng Đạo và xuống phía nam của thành phố Hà Nội tới Hoàng Mai, thêm 8km ngầm. Phần tuyến kéo dài này sẽ được hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ châu Âu là Cơ quan phát triển Pháp và Ngân hàng đầu tư châu Âu và Ngân hàng phát triển châu Á.
Thúc đẩy hợp tác về giáo dục đào tạo
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp Đại sứ Olivier Brochet đã tới thăm Đại học Dược Hà Nội, một công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ đầu thế kỷ 20.
Khi tới thăm phòng hội đồng, giảng đường, thư viện và các tòa nhà trong khuôn viên Đại học Dược, Đại sứ Brochet cho biết công trình này được bảo tồn và duy tu rất tốt.
"Tất cả bàn ghế, vật dụng, tòa nhà đều được bảo tồn rất tốt. Điều đó khiến tôi rất xúc động. Pháp và Việt Nam có sự hợp tác chặt chẽ trong việc bảo tồn, duy tu các di sản mà chúng ta đã xây dựng, đặc biệt là di sản kiến trúc", đại sứ Pháp cho biết.
Đại sứ Brochet bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, hai nước tiếp tục hợp tác trong việc bảo tồn di sản. Đồng thời, Đại sứ Brochet cũng nhấn mạnh hợp tác giữa Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực y dược.
Đại sứ cho biết hợp tác y dược giữa hai nước không ngừng phát triển, từ những năm 1990 đến nay có khoảng 3.000 bác sĩ, dược sĩ của Việt Nam đã được đào tạo tại Pháp. Cho đến nay, hàng năm vẫn có hàng chục bác sĩ, dược sĩ của Việt Nam được cử sang Pháp theo các chương trình đào tạo về y dược.
"Hợp tác y dược là một trong những niềm tự hào của quan hệ hợp tác giữa hai nước và tôi mong muốn sự hợp tác này ngày càng phát triển vì đây là sự hợp tác hữu ích cả cho Pháp và Việt Nam, đặc biệt phục vụ cho lợi ích của người dân Việt Nam", Đại sứ Brochet nói.
Theo Đại sứ Brochet, trong thời gian tới, Pháp mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, không chỉ đón tiếp các sinh viên y dược sang Pháp, mà còn các ngành nghề khác vì có nhiều đại học tốt ở Pháp sẵn sàng tiếp đón sinh viên Việt Nam.
"Hiện tại có 7.000 sinh viên Việt Nam đang du học tại Pháp và chúng tôi mong muốn con số này sẽ ngày càng tăng lên để đóng góp vào quan hệ hợp tác giữa Pháp và Việt Nam, cũng như vì sự phát triển của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hai nước đã nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện", Đại sứ Brochet nhấn mạnh.
最新评论