当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo PSIS Semarang vs Arema Malang, 15h ngày 9/8 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Lille vs AS Monaco, 23h00 ngày 22/2: Mặt trận cuối cùng
Thành phố của nghệ thuật: Khu phố cổ George Town ở Penang từng là thương cảng lớn của hải trình Trung - Ấn. George Town ngày đó thu hút thương nhân từ châu Âu hay các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… đến giao lưu, mua bán và định cư. Ảnh: Traveltriangle.
![]() |
Sự hòa trộn độc đáo về đời sống, văn hóa và con người cùng những giá trị lịch sử đặc biệt đã đưa thành phố George Town trở thành Di sản Thế giới vào năm 2008. Ảnh: Trovert |
![]() |
Khu phố cổ với những tòa nhà cũ kỹ tưởng chừng sẽ trôi vào quên lãng nhưng nhờ nỗ lực của thành phố trong việc thực hiện nhiều dự án nghệ thuật, đặc biệt là các bức tranh 2D, 3D đầy sáng tạo đã thổi làn gió mới sống động cho cả vùng. Ảnh: Pinterest. |
![]() |
Mỗi con đường nơi đây đều mở ra góc trời đầy hấp dẫn với nhiều điều bí ẩn, nghệ thuật ở khắp nơi như lời mời gọi đầy quyến rũ với du khách. Ảnh:Livingnomads. |
![]() |
Thành phố của tôn giáo: Đây là nơi giao thoa của nhiều tôn giáo, nổi bật là Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo. Ảnh: Blogspot. |
![]() ![]() ![]() ![]() |
Vùng đất gây ấn tượng với du khách như một thành phố sùng đạo. Trên mỗi con đường hầu hết đều có công trình tôn giáo. Tiếng đọc kinh vang từ những ngôi đền, bước chân an nhiên của người vào làm lễ và thực hành tín ngưỡng hiện ra trong sự hài hòa văn hóa diệu kỳ. Ảnh: Dailytravelpill. |
Thành phố của ẩm thực: Hòn ngọc phương Đông của Malaysia còn được mệnh danh là “nhà bếp của thế giới”. Nhiều món ăn nóng sốt, tươi ngon thể hiện bản sắc văn hóa từ các vùng xuất hiện trên khắp mọi ngõ ngách. Ảnh:Crispoflife. |
![]() ![]() ![]() ![]() |
Một số món ăn đặc trưng nhất định không thể bỏ qua là Assam Laksa, Char Kway Teow, Lok bak, Wanton Mee… Ảnh: Matadornetwork, Theculturetrip. |
![]() |
Thành phố của sự đối lập: Penang là một thành phố đầy khác lạ, nơi có sự đối lập giữa văn hóa Á - Âu, giữa cổ kính và hiện đại, giữa náo nhiệt và thanh bình. Ảnh: Jamtraveltour. |
![]() |
Đảo ngọc ban ngày nắng nóng nhưng ban đêm đất trời đón nhận từng đợt gió biển mát mẻ, hiền hòa cuốn hút bao du khách ghé thăm. Ảnh: Phan Lê. |
Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia... là những quốc gia sở hữu loạt đền, chùa độc đáo bậc nhất châu Á. Các điểm đến này thu hút nhiều du khách ghé tham quan, thưởng ngoạn.
" alt="Ngày khác lạ ở đảo ngọc Penang"/>Tôi nghĩ tôi không phải trường hợp duy nhất. Những người bạn làm cha mẹ đơn thân của bạn (tôi sẽ không ngạc nhiên nếu bạn không giao du với ai như thế, bởi vì những người làm cha/mẹ đơn thân thường quá mệt mỏi chẳng còn sức đâu mà tỏ ra hài hước, vui nhộn với ai, họ ít có bạn bè) sẽ nói cho bạn biết, cuối tuần đối với họ chẳng có ý nghĩa gì:
Thức dậy thật sớm như mọi ngày để chuẩn bị đồ ăn cho bọn trẻ, mà lại chẳng có sự ưu ái nào từ 8.30 trở đi, vì cuối tuần bọn trẻ không đi học, không có khoảng thời gian nào được yên tĩnh một mình. Thường thì chỉ 6 phút lái xe một mình từ trường bọn trẻ về đối với tôi còn tuyệt hơn cả đi spa.
Là một bà mẹ đơn thân, tôi phải làm việc gấp đôi những vị phụ huynh khác có đôi có cặp. Tôi làm việc gần như thường xuyên, không có quãng nghỉ, cả những đêm làm thêm, và cả cuối tuần.
Tôi làm việc tại nhà, bao quanh mình bằng cây xanh và những tác phẩm nghệ thuật của bọn trẻ, con mèo vẽ nguệch ngoạc trên vỏ máy tính, la liệt bánh snack vãi xung quanh. Đôi khi tôi thèm cảm giác như một người lớn bình thường, làm việc giữa những người lớn, nói chuyện với người lớn, trong môi trường chuyên nghiệp. Đối với cha mẹ đơn thân, thèm có ai nói chuyện là một nỗi cô đơn dài như thiên niên kỷ.
Xin đừng hiểu lầm là tôi không yêu con. Tôi yêu nó vô cùng, một kiểu nghiện ấy, và tôi sẽ đưa con đến mọi nơi cùng mẹ. Nhưng tôi ước gì khi ở bên con, là tôi thực sự được “ở bên” thằng bé, không có gõ máy tính, không nhăn nhó khó chịu, sốt ruột với công việc đến deadline phải giao cho khách hàng.
Mọi chuyện chẳng bao giờ diễn ra như mình mong muốn. Rất nhiều tối, con trai tôi ngồi xem phim hoạt hình trước hay sau bữa ăn trong khi tôi đang cố gắng hoàn thành công việc. Còn cuối tuần, tôi không thể là người bạn chơi hoàn hảo của con. Giá như tôi có thể làm những điều mà những cha mẹ bình thường có thể làm cùng con của họ, dành cả tối chơi trò cưỡi ngựa, dành cả chiều đạp xe cuối tuần, hay hàng tiếng trước giờ đi ngủ đọc truyện cho con…
Bạn muốn biết thời gian thư giãn của một bà mẹ đơn thân giống tôi thế nào? Trở về nhà, bật lên một bản nhạc, pha cho mình một tách cà phê, nhâm nhi vài phút mà tưởng như cả thiên thu, rồi lại bật máy tính làm việc. Không có gì nhiều - đúng thế, nhưng quý giá, ít ỏi giữa khoảng thời gian làm mẹ và làm một người yêu việc mẫn cán. Thế nhưng đến cuối tuần, khoảng thời gian này giống như bị đánh cắp.
Tôi có những lúc tự nhiên thấy mình hét lên với con trai bé nhỏ và chị họ 12 tuổi của nó khi hai đứa đang trông nhau (thật đáng xấu hổ) chỉ vì chúng ồn ào quá khiến tôi không thể tập trung làm cho xong công việc. Tôi có những lúc thất vọng về bản thân vô bờ bến khi hứa với con là sẽ đưa nó đi ăn gà rán ngay sau khi xong việc nhưng chút trục trặc khiến đơn hàng chưa thể hoàn thành đã lấy của tôi, à không, của con tôi nhiều thời gian hơn, và bụng thằng bé đói meo còn khuôn mặt thì thể hiện rõ sự thất vọng khi mẹ nói đã muộn rồi, chúng ta phải ăn mì ở nhà rồi tắm giặt và đi ngủ.
Cuối tuần với những đứa trẻ khác có thể là niềm vui bất tận với rất nhiều hoạt động do bố mẹ tạo ra, cuối tuần với tôi là cố gắng làm sao để không có thêm những lời hứa với con không được thực hiện.
Cho nên, nếu bạn có tình cờ thấy một đứa trẻ trong tiệm gội đầu cùng mẹ, đang xem hoạt hình qua Ipad trong khi mẹ nó sơn sửa móng tay, thì đừng phán xét. Tôi chỉ đang cố gắng làm tốt nhất những gì mình có thể, cố gắng tránh hết mức thái độ cầu toàn trong giáo dục hay ôm mộng nuôi dạy một đứa trẻ phát triển ưu tú, toàn diện, để tự nhủ rằng một người mẹ hạnh phúc mới có thể đem lại cho con hạnh phúc, như mọi cha mẹ đơn thân khác mà thôi.
Trên đời này tôi ghét nhất là bị đàn bà “đánh bẫy”. Cô ta định đưa tôi vào tròng để cưới được tôi, vậy tôi sẽ cưới cho cô ta biết thế nào là địa ngục.
" alt="Tâm sự một bà mẹ đơn thân ghét cuối tuần"/>![]() |
![]() |
Rễ cây đa trên 100 tuổi đỡ cho cổng không sập |
Cánh rừng nhỏ với hàng trăm cây cổ thụ thuộc hàng danh mộc với tuổi đời trên 200 năm vẫn còn tồn tại ở phường Tân An TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương).
Mảng rừng nguyên sinh còn sót lại và ngôi đình cổ 200 năm
Không um tùm rậm rạp, cánh rừng hiện nay được bao bọc bởi tường rào kiên cố. Cả 2 cổng vào đều khép kín. Thật khó có nơi nào có cổng vào như thế. Cổng xây bằng gạch rêu phong cũ kỹ có dấu hiệu sụp đổ nhưng khó có thể đổ được.
Trên mỗi cổng đều có cây đa trên 100 tuổi tỏa bộ rễ bao bọc một cách vững chắc. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn, cổng vẫn đóng và không còn sử dụng.
Chúng tôi vào bên trong rừng qua một ngõ khác. Những cây sao, dầu, bằng lăng, gõ, cám đang tỏa bóng mát. Thân cây cao gần 20m, to có thể vài người ôm được trải đều trên khu đất rộng.
Trong những cây to đó, có những cây đang có dấu hiệu thoái hóa. Ở gần cổng còn trơ một gốc sao khá to.
Hướng dẫn chúng tôi tham quan khu rừng, ông Nguyễn Tri Phủ, Trưởng ban nghi lễ đình Tân An cho biết, khoảng 2 năm trước, cây sao này bị mục gốc và đã đổ xuống. Rất may sự cố xảy ra vào lúc 20 giờ nên không gây thiệt hại về người.
Một cây sao cổ thụ. |
Một góc rừng. |
Chúng tôi đi trên đám lá khô, dưới bóng mát của cây rừng cứ ngỡ đang lạc vào một vùng đất hoang sơ nào đó. Nhưng không, âm vang của hồi chuông vọng lại. Bên cạnh khu rừng, đình Tân An trầm mặc. Không khí Tết còn vương vấn đâu đây.
Đình Tân An được xây dựng vào năm 1820, vừa đúng 200 năm. Khởi đầu - theo tài liệu của Ban Quản lý di tích và Danh thắng Bình Dương - lớp cư dân đầu tiên đến vùng đất này khai cơ lập nghiệp đã dựng nên ngôi đình bằng mấy gian nhà gỗ đơn sơ lợp ngói đỏ. Vị thành hoàng được người dân tôn thờ tại đình là Tiền quân Nguyễn Văn Thành, khai quốc công thần của triều Nguyễn.
Ngôi đình sau đó được xây cất lại với chiều rộng 50m, dài 70m. Kết cấu bằng gỗ sao, đình kiến trúc theo hình chữ tam mang đậm phong cách của ngôi đình nam bộ xưa.
Kết cấu bên trong gồm 40 cột gỗ vuông, ngoài hành lang 30 cột. Toàn bộ khung sườn đình đều làm bằng gỗ sao được lấy từ những cây sao già tại khu rừng cạnh đó. Mái đình được lợp toàn bộ bằng ngói vây cá.
Dấu ấn của thời gian đã thể hiện rõ nét qua lớp rêu phong trên mái trông rất cổ kính. Trên mỗi nóc đều có hình lưỡng long tranh châu. Các góc mái trang trí hình cá hóa rồng. Nền đình lát gạch tàu hình lục giác.
Ông Phủ cho biết, trải qua bao năm tháng, hiện nay cả khu rừng và ngôi đình vẫn còn nguyên vẹn. Rừng đang được trồng thêm một số cây dầu ở những vị trí còn trống. Đình chưa có dấu hiệu xuống cấp nên cũng chưa cần phải tôn tạo. Điều quan trọng là phải biết giữ gìn để ngôi đình mãi mãi ngự trị trong lòng người dân Thủ Dầu Một ...
Nỗi oan từ một bài thơ của con trai
![]() |
Gốc sao bị đổ. |
Cổng đình Tân An. |
Đình được xây theo hình chữ tam. Trên nóc đều có lưỡng long tranh châu. |
Như đã nói, vị thành hoàng của đình Tân An là khai quốc công thần, Tiền quân Nguyễn Văn Thành (1757 - 1817). Ông người gốc Thừa Thiên, theo cha vào Nam giúp Nguyễn Phúc Ánh, lập được nhiều công trạng. Ông là người có công rất lớn trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn.
Ông được phong chức Khâm Sai Chưởng Tiền quân, Bình Tây Đại tướng quân với tước Quận công. Năm 1802, ông được giao làm Tổng trấn Bắc thành. Tại đây - kinh thành Thăng Long cũ - ông đã có những việc làm hết sức ý nghĩa.
Tuy là một quan võ nhưng ông đã có bài văn tế chiến sĩ trận vong nhằm truy điệu các tướng sĩ bỏ mình trong trận mạc. Với tư cách là một võ tướng, trong bài văn tế ông đã giãi bày công trạng của những người đã nằm xuống, tỏ lòng thương tiếc những người còn lại bằng giọng văn hùng hồn đầy thương cảm.
Ông đã cho tu bổ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, dựng thêm Khuê Văn Các. Đây là một kiến trúc có giá trị độc đáo về khía cạnh văn hóa và mỹ thuật. Công việc được hoàn thành vào mùa thu năm 1805.
Chánh điện |
Chân dung Tiền quân Nguyễn Văn Thành |
Một góc đình với cột kèo trạm trổ. |
Rời chức Tổng trấn Bắc thành, ông về kinh đô Huế giúp vua soạn bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là luật Gia Long). Công trạng của ông đối với nhà Nguyễn rất lớn. Vậy mà chỉ trong tích tắc, công lao ấy bị xóa sạch và ông phải chịu cái chết vô cùng oan ức.
Con trai trưởng của ông là Nguyễn Văn Thuyên vốn có tài văn chương thi phú. Năm 1815, trong một lần giao lưu với bạn, Thuyên đã có bài thơ với 2 câu kết :
'Sơn tể phen này dù gặp gỡ,
Giúp nhau xoay - đổi hội cơ này'.
Đình Tân An được công nhận là di tích cấp quốc gia. |
Những người ghét ông đã suy đoán thêu dệt vu cho ông tội muốn làm phản, và đã tâu với vua. Ông đã kêu oan nhưng không được Gia Long xét, buộc ông phải uống thuốc tự vẫn sau khi đã xử trảm Nguyễn Văn Thuyên.
Năm 1868, thể theo lời đệ tấu xin gia ân của Đông các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn, vua Tự Đức đã truy xét công trạng, lại chiếu giải oan án và phong chức tước cho con cháu Tiền quân Nguyễn Văn Thành. Sau đó, nhà vua cũng đã sắc phong cho ngôi đình Tân An và phong tước cho thành hoàng Nguyễn Văn Thành.
Năm 2014, đình Tân An chính thức được công nhận là di tích lịch sừ cấp quốc gia.
Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia... là những quốc gia sở hữu loạt đền, chùa độc đáo bậc nhất châu Á. Các điểm đến này thu hút nhiều du khách ghé tham quan, thưởng ngoạn.
" alt="Ngôi đình 200 năm tuổi và nỗi oan của vị công thần"/>Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Rakhine United, 16h30 ngày 24/2: Tiếp tục chìm sâu
Kinh tế gia đình khá giả, vợ chồng mỗi người một vốn riêng. Vì thế suốt những năm chung sống, chúng tôi chỉ có bất đồng nho nhỏ về nuôi dạy, chăm sóc con cái, còn chưa bao giờ cãi vã vì tiền bạc.
Là phụ nữ độc lập, có sự nghiệp riêng, tôi sống thoải mái, chi tiêu theo ý mình, nhan sắc lại thuộc diện xinh xắn, cuốn hút. Dù đã trải qua sinh nở, tôi vẫn sở hữu vóc dáng cân đối, săn chắc. Nhiều người mới gặp còn tưởng tôi chưa lập gia đình.
Tôi khá tự tin về việc giữ chồng vì luôn cho rằng, người vợ hoàn hảo như tôi sẽ khiến chồng yêu thương, kiềng nể, không dám ra ngoài ‘ăn vụng’.
Vậy mà vào một ngày tôi phát hiện mối tình bí mật, kéo dài 8 năm của chồng. Tính thời gian, tôi nhận ra đó cũng là lúc chúng tôi ở bên nhau. Người kia hơn anh 10 tuổi và họ coi nhau như bạn tình.
Hôm đó, thứ 6, tôi cùng đồng nghiệp đến ăn tân gia trưởng phòng tại khu chung cư cao cấp. Căn hộ anh trưởng phòng nằm tại tại tầng 8. Do quên giỏ hoa quả, tôi trở xuống tầng hầm lấy.
Đến bãi xe ô tô, tôi ngạc nhiên khi thấy chồng đang cự cãi với bác bảo vệ. Chưa kịp ra gặp chồng, tìm hiểu lý do thì một phụ nữ nhuộm tóc nâu đỏ, uốn cầu kỳ, khuôn mặt sắc sảo, bước ra khoác tay chồng tôi kéo đi về phía thang máy. Bất ngờ, tôi nép vào sau cánh cửa thoát hiểm.
Đợi hai người đi khuất, tôi tiến lại gần bác bảo vệ dò hỏi. Thông tin bác cung cấp khiến tôi giật mình. Theo bác, đó là cặp đôi sống ở căn hộ số 2001, tầng 20. Họ mua nhà về đây được 3 năm. Bình thường, anh chồng đi công tác, cô vợ ở một mình. Mỗi tuần, anh về vào ngày thứ 6, đến tối lại đi.
Nghĩ ở đây có sự hiểu lầm nhưng chưa kịp hỏi han bác bảo vệ, đồng nghiệp đã gọi điện rối rít, giục tôi lên ăn. Với những gì nghe được, tôi bắt đầu tìm hiểu mọi mối quan hệ, làm ăn và giờ giấc sinh hoạt của chồng.
Tôi bí mật nhờ anh trưởng phòng kết nối với bộ phận giúp việc theo giờ của tòa nhà, đóng giả người lao động nghèo, vào đó xin làm việc. May mắn, sau 2 ngày, người phụ nữ đó có nhu cầu dọn dẹp, tôi được cử lên làm.
Nhìn qua, căn hộ khá tiện nghi, hiện đại, nội thất đầu tư cao cấp, căn phòng ngủ sực nức mùi nước hoa hàng hiệu và tràn ngập những chiếc túi đắt đỏ.
Dọn nhà đến lần thứ 3, tôi lấy được sự thiện cảm của chị chủ. Bằng cách lân la, gợi chuyện, tôi được biết, chị từng có một đời chồng, hai người sinh được cậu con trai. Năm con 2 tuổi, họ ly hôn. Chị cặp kè với người giàu có lấy tiền.
Tuy nhiên, căn hộ này không phải của những người đàn ông đó mua tặng mà của người tình kém tuổi, bên chị suốt 8 năm nay.
Hai người quen biết từ khi anh mới lập nghiệp. Chị không xác định lợi dụng anh, mà xác định qua lại cho vui. Lúc đó, chị chỉ nghĩ đơn giản là có người thấu hiểu, quan tâm, lắng nghe những câu chuyện đắng chát của cuộc đời mình.
Khi ấy, anh còn trẻ, chưa có sự nghiệp. Mặc dù chênh lệch tuổi tác nhưng anh thấy hòa hợp chuyện chăn gối với chị nên hai người ở bên nhau không rời.
Sau này anh lấy vợ, nhờ nhà vợ, anh từng bước gây dựng được cơ nghiệp. Hai người vẫn duy trì mối quan hệ và anh bắt đầu cung phụng, mua sắm nhà cửa, xe ô tô cho chị như sự bù đắp. Mỗi tuần họ gặp nhau một lần vào trưa thứ 6. Con chị được người tình đầu tư cho sang nước ngoài ăn học đầy đủ.
‘Tám năm rồi nhưng anh ấy vẫn không bỏ được chị, vì chị có bí quyết’, người phụ nữ tiết lộ.
Và người đàn ông trong câu chuyện kể trên chính là chồng tôi. Trên bàn trang điểm của chị đặt bức ảnh hai người tình tứ bên nhau trong một chuyến du lịch.
Run rẩy vì bí mật phát giác được, tôi gần như ngã quỵ. Hóa ra, lâu nay, anh lừa dối tôi, khiến tôi lầm tưởng về hạnh phúc…
Chỉ vì phút giận hờn, nông nỗi, chút kiêu hãnh của bản thân mà tôi đã đánh mất em, người con gái hết lòng yêu, thương và muốn cùng tôi gánh vác trọng trách khó khăn, chăm sóc mẹ già và nuôi con nhỏ của tôi.
" alt="Tâm sự của người phụ nữ phát hiện chồng ngoại tình"/>Ở tuổi 17 và đang là học sinh trung học ở San Fransisco (bang California, Mỹ), thay vì vui chơi hay tập trung cho những sở thích cá nhân, Tanvi Barman lại thường tới nơi ở dành cho người vô gia cư và tổ chức những bữa tiệc cho trẻ em ở đó.
Từng tham gia các hoạt động xã hội giàu ý nghĩa từ khi học lớp tám, Barman chia sẻ rằng khi cùng gia đình đi tình nguyện tại nơi ở dành cho người vô gia cư, cô nhận ra những thú vui trong cuộc sống tưởng như hiển nhiên – chẳng hạn như một bữa tiệc sinh nhật – lại là thứ quá đỗi xa xỉ đối với trẻ em vô gia cư.
"Một bữa tiệc sinh nhật là trải nghiệm lớn và dịp trọng đại đối với một đứa trẻ. Đối với tôi, đó là một trong những kỷ niệm yêu thích thời thơ ấu mà tôi luôn ghi nhớ khi lớn lên," Barman nói. "Tất cả chúng ta đều mong chờ sinh nhật của mình mỗi năm. Và thật đáng buồn khi những đứa trẻ này lại không có cơ hội để có thể kỷ niệm dịp ý nghĩa như thế".
Cô gái giàu lòng nhân hậu Barman trong một lần tổ chức sinh nhật cho trẻ vô gia cư.
Những suy nghĩ ấy đã thôi thúc cô bắt đầu tiếp cận với các tổ chức, cửa hàng địa phương để chuẩn bị món ăn và đồ chơi giải trí cho các em; cùng với đó là bắt đầu thu thập đồ quyên góp để trang trí. Từ đó, một chương trình mang tên "Không sinh nhật nào bị bỏ quên" đã ra đời.
Barman thường xuất hiện tại nơi ở của những người vô gia cư sau giờ học để chuẩn bị bữa tiệc. Để duy trì được hoạt động của một chương trình xã hội, vấn đề cân bằng thời gian với học tập là một vấn đề. Và cô gái này khẳng định sẽ không thể làm được nếu không có cha mẹ.
"Cha mẹ tôi thực sự là trụ cột cho chương trình này", cô nói. "Tôi nghĩ rằng sẽ rất khó khăn để đi vòng quanh thành phố, lái xe đến từng địa điểm. Và nếu tôi có trót quên thứ gì, luôn có bố mẹ ở đó để hỗ trợ tôi".
Dù vậy, cha mẹ của nữ sinh này khẳng định hoạt động "Không có sinh nhật nào bị bỏ quên" là tất cả của Barman - bởi nó xuất phát từ lòng tốt trong trái tim cô.
Một nam sinh trường ĐH Công nghệ Nanyang bị đuổi học và phải hầu tòa sau cáo buộc quay lén bạn học trong nhà vệ sinh trường.
" alt="Nữ sinh tuổi 17 dành thời gian tổ chức sinh nhật cho trẻ vô gia cư"/>Nữ sinh tuổi 17 dành thời gian tổ chức sinh nhật cho trẻ vô gia cư
Trong cuộc sống thường ngày, cụ bà Trần Thị Vân thường vấn khăn, mặc áo dài, nhuộm răng đen theo kiểu phụ nữ truyền thống thời phong kiến. Giáo sư Hàm mặc trang phục veston, đi giày da lịch lãm. Mặc dù, tác phong có khác nhau nhưng hai vợ chồng đều có chung tư tưởng tiến bộ trong việc giáo dục con.
Sau này, các con Giáo sư Hàm đều trở thành những trí thức. Trong đó có 3 người được phong hàm giáo sư. Có thể kể đến như: Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động Dương Trọng Bái - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Giáo sư, Tiến sĩ Triết học Dương Thị Thoa (Lê Thi) - người kéo cờ đỏ sao vàng trong ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập năm 1945. Giáo sư, bác sĩ Dương Thị Cương - nguyên Viện trưởng Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương). Các người con còn lại là bác sĩ, nhà giáo hoặc công tác trong các lĩnh vực khác.
Buổi học trên căn gác của 9 cha con
Ngay từ khi các con còn nhỏ, Giáo sư Hàm luôn ý thức sâu xa trách nhiệm dạy dỗ các con, xây dựng một tổ ấm vẹn tròn.
Giáo sư dạy con cách giữ vệ sinh. Buổi sáng dùng bàn chải đánh răng, khi rửa mặt mỗi con một khăn mặt riêng. Trước khi ăn cơm phải rửa tay sạch sẽ.
![]() |
Ông Dương Tự Minh. |
‘Gia đình tôi có một nguyên tắc, dù sớm hay muộn nhưng nhất định phải có đủ cha mẹ và các con ngồi vào bàn, mới bắt đầu bữa cơm. Thường chúng tôi phải ăn đủ 2 bát cơm, khi ăn phải từ tốn, nhường nhịn nhau, thấy miếng ngon đừng gắp liên hồi, chan canh thì không húp sùm sụp. Ăn xong, phải để bát đũa ngay ngắn, xin phép đứng lên. Những phép tắc đó, đứa bé bắt chước đứa lớn mà trở thành nếp nhà’, ông Tự Minh - con trai út của GS Dương Quảng Hàm nhớ lại.
Những đứa trẻ lễ phép, biết vâng lời cha mẹ, làm em nghe lời anh chị. Trong gia đình ai đi đâu, có việc gì đều thông báo cho người nhà biết.
Ông Tự Minh kể thêm: ‘Cha tôi nghiêm khắc nhưng không dùng roi vọt. Lúc nào cũng nhẹ nhàng, răn dạy con.
Tôi còn nhớ, lúc nhỏ, anh chị tôi trèo lên tầng thượng chơi, cha về, phát hiện ra. Anh chị sợ quá, chạy xuống sân, cúi gằm mặt nhưng cha không quát mắng to mà ôn tồn nói: 'Các con dại quá, mái không có lan can, nhảy nhót trên đó ngã thì nguy'. Từ đó, anh chị không bao giờ lên mái nhà nghịch nữa.
Ở nhà tôi, gia đình là một lớp học mà cha là thầy giáo. Sau bữa cơm tối, chúng tôi tập trung lên phòng làm việc. Dưới ngọn đèn bàn, cha say mê đọc và viết, các con ngồi quanh chiếc bàn lớn, kê sát với bàn của cha. Mỗi anh, chị lớn ngoài việc tự học còn có trách nhiệm kèm một em nhỏ học.
Bài khó lắm, chúng tôi mới nhờ đến cha giảng. Cụ truyền cho các con ngọn lửa đam mê đọc sách và nghiên cứu nên tám anh chị em tôi đều rất thích đọc sách'.
Theo lời ông Tự Minh, tháng nào các con Giáo sư Hàm cũng phải mang sổ học bạ của mình xin chữ ký của cha. Cả tám người con đều học giỏi, xếp thứ hạng cao trong lớp. Con nào bị xuống hạng, giáo sư đều hỏi lý do rồi liền động viên: Tháng sau con phải cố lên.
Trong một bản ghi chép, Giáo sư Lê Thi - con gái thứ hai của Giáo sư Hàm viết: ‘Tôi nghĩ nhà mình thuộc diện khá giả, tiền lương giáo viên của cha tôi cao, mẹ lại có sạp hàng ở chợ Đồng Xuân. Mùa hè mỗi năm, cha đưa cả gia đình đi nghỉ ở Đồ Sơn (Hải Phòng). Ngôi nhà này bảy chú bác tôi cùng chung tiền mua. Trong những ngày nghỉ mát, cha tôi nhận nhiệm vụ giúp tất cả bọn trẻ tại đó ôn tập trong dịp hè.
Một lần kết quả học tập của tôi không tốt, sợ bị cha mắng, nhưng cuối cùng cụ nhẹ nhàng hỏi: Các anh chị học giỏi, tại sao con lại học kém? Chỉ cần có thế, tôi thấy xấu hổ, cố gắng vươn lên cho bằng anh em.
Một điểm tôi đặc biệt ấn tượng về cha mình là cụ không bao giờ làm hộ bài cho các con. Nếu có bài tập khó thì cụ lấy ví dụ giảng giải để các con hiểu, gợi ý để các con độc lập suy nghĩ.
Nghiêm khắc trong việc học hành, dạy dỗ nhưng cha luôn gần gũi, thân mật với các con.
Một hôm, tất cả anh chị em đang ngồi học cùng cha trong phòng, bỗng con chim bay vào, chúng tôi ùa ra đuổi bắt, tưởng rằng cha sẽ mắng, nhưng cha lại tham gia cùng và bắt được con chim cho các con chơi’.
Ông Tự Minh chia sẻ thêm, căn nhà ở Đồ Sơn là nơi gặp mặt của lớp trẻ trong đại gia đình họ Dương vào mùa hè. Đây cũng là thời gian chúng tôi học hát, học nhạc, tập đàn măng-đôlin..., nâng cao kiến thức toàn diện.
Những chuyến ra biển, không đơn thuần là nghỉ dưỡng mà còn là cơ hội để anh chị em, họ hàng gần gũi nhau.
![]() |
Ông Tự Minh đến thăm chị gái Lê Thi. |
Cho các con quyền tự do yêu
Vợ chồng Giáo sư Hàm luôn lấy mình làm tấm gương cho con cái noi theo. Dù cuộc hôn nhân mang tính chất sắp đặt nhưng hai người đã sống thật hạnh phúc.
Giáo sư Hàm là một người chồng mẫu mực, hết lòng vì gia đình. Tình yêu Giáo sư Hàm dành cho vợ con là tình yêu của một người đàn ông trụ cột, luôn che chở cho mái ấm gia đình. Cụ bà có tính nóng nảy nhưng Giáo sư Hàm lại rất điềm tĩnh.
Chưa bao giờ hai vợ chồng to tiếng với nhau. Có lẽ Giáo sư Hàm luôn thông cảm với vợ vì bà đã vất vả lo toan cơm áo và chu toàn việc gia đình. Vì vậy, trong nhà lúc nào cũng yên ấm, rộn tiếng cười.
Về vấn đề yêu đương, vợ chồng Giáo sư Hàm không ngăn cấm, mà cho các con quyền tự do tìm hiểu, đàng hoàng xin phép cha mẹ dẫn nhau đi chơi.
![]() |
Căn nhà trên phố cổ - nơi lưu giữ những kỷ niệm của gia đình Giáo sư Hàm. |
Với cả 8 người con, ông bà không hề có sự phân biệt đối xử, đứa yêu đứa ghét hoặc trọng nam khinh nữ. Vì vậy, cả 4 người con gái đều được vợ chồng giáo sư cho ăn học, vui chơi như 4 người con trai.
Đặc biệt, vào thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng 8, cụ bà Trần Thị Vân còn ủng hộ các con gái cắt tóc ngắn và cho phép các con gái tuổi đôi mươi chưa chồng đi hoạt động cách mạng xa nhà. Đó cũng là những tư tưởng hết sức tiến bộ.
Đến với nhau nhờ mai mối nhưng vợ chồng giáo sư Dương Quảng Hàm đã có cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc.
" alt="Chuyện dạy con trong gia đình người Hà Nội có 3 con là giáo sư"/>Chuyện dạy con trong gia đình người Hà Nội có 3 con là giáo sư