Trong những năm gần đây, Apple sử dụng chip mạng của Intel và Qualcomm, nhưng hiện chỉ có modul X16 LTE của Qualcomm đạt tới mức tốc độ Gigabit. Tất cả các nhà mạng lớn tại Mỹ đều mong muốn nhận những lô hàng iPhone 8 dùng chip Qualcomm, để tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ.
Trong khi đó, Intel tuy là nhà sản xuất chip máy tính hàng đầu, nhưng trên di động, họ không nhiều lợi thế bằng Qualcomm. Intel cần thêm thời gian để phát triển chip mạng của mình để đạt đến ngưỡng 1 Gigabit/giây (1 Gbps).
Mâu thuẫn bắt nguồn từ việc táo khuyết cho rằng Qualcomm tính phí bản quyền chip mạng trên mỗi chiếc iPhone bán ra quá cao. Tháng 1/2017, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) kiện Qualcomm vì độc quyền trong việc cấp quyền sử dụng sáng chế.
Ngay sau FTC, Apple mang Qualcomm ra tòa với 3 đơn kiện bao gồm: không thanh toán khoản chiết khấu hàng quý 1 tỷ USD, lạm dụng thế độc tôn trên thị trường và không chấp hành việc cấp quyền sử dụng sáng chế với mức giá hợp lý như hợp đồng.
Tại Trung Quốc, Apple cũng kiện Qualcomm với số tiền lên đến 145 triệu USD. Tại Anh, táo khuyết cũng đâm đơn đòi số tiền tương đương.
Tháng 4/2017, Qualcomm đáp trả bằng cách kiện ngược lại Apple vì đã vi phạm các thỏa thuận cấp phép, tuyên bố gây hiểu nhầm và khuyến khích các cuộc chiến pháp lý nhắm vào Qualcomm tại nhiều quốc gia.
Chưa dừng ở đó, Qualcomm đề nghị Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) cấm Apple nhập khẩu vào Mỹ những chiếc iPhone được sản xuất tại châu Á. Nhà cung cấp chip di động lớn nhất thế giới muốn lệnh cấm này có hiệu lực trước khi iPhone 8 ra mắt.
Thị trường Mỹ chiếm 40% tổng doanh thu của Apple, và 60% lợi nhuận toàn cầu của hãng có được nhờ bán iPhone.
Nhằm cảnh tỉnh Apple, Qualcomm thẳng thừng tuyên bố Apple sẽ không xây dựng được thương hiệu iPhone một cách đáng kinh ngạc như hiện nay "nếu không dựa vào những công nghệ di động cơ bản của Qualcomm".
Mọi chuyện đã ngày càng căng thẳng hơn khi Apple mới đây quyết định ngừng trả tiền bản quyền cho Qualcomm cho tới khi nào giải quyết được mâu thuẫn hai bên. "Họ muốn kiếm nhiều % trên mỗi chiếc iPhone được bán ra, nhưng công nghệ của họ chỉ chiếm một phần nhỏ trong iPhone", CEO Tim Cook khẳng định.
Trong buổi công bố báo cáo tài chính quý I 2017, Tim Cook cho rằng Qualcomm đã vi phạm quy ước FRAND (công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử trong việc cấp phép sử dụng bản quyền). Do đó, Apple không trả tiền cho Qualcomm như một cách để phản đối.
Nếu sự việc đi theo hướng xấu, nhiều khả năng Apple sẽ không hợp tác với Qualcomm để mang chip LTE tốc độ 1 Gbps lên iPhone 8. Hoặc nếu vẫn hợp tác cùng Qualcomm lẫn Intel, Apple sẽ phải hiệu chỉnh để chip mạng trên iPhone dùng modem của Qualcomm chậm xuống, bằng với tốc độ của chip Intel nhằm đảm bảo tính công bằng với người dùng và các nhà mạng tại Mỹ.
Nếu không có chip mạng nhanh nhất, iPhone 8 sẽ không kết nối 4G nhanh bằng Galaxy S8 hay các flagship khác của năm 2017 và 2018. Các nhà mạng lớn như AT&T, Verizon, T-Mobile hay Sprint cũng không thể tự tin tuyên bố gói cước của mình chạm đến ngưỡng 1 Gbps khi những chiếc iPhone 8 họ bán ra chỉ đáp ứng được mức tốc độ thấp.
Cuộc chiến giữa thương hiệu đắt giá nhất thế giới và nhà cung cấp chip di động lớn nhất thế giới vẫn chưa đến hồi kết. Kẻ đáng thương nhất trong cuộc chiến này có lẽ là iPhone 8. Intel cũng thiêt hại không kém khi nhưng bài viết về Qualcomm và Apple ngày càng khắc sâu vào tâm trí công chúng về sự yếu kém của hãng trên cuộc đua chip di động.
Theo Zing
" alt=""/>iPhone 8 có thể gây thất vọng vì tốc độ mạng thua kém Galaxy S8Hỗ trợ của KT Rolster, Cho "Mata" Se-hyeong, cho biết anh không hề nhận được áo khoác phần thưởng dành cho người chơi bậc Thách Đấu ở mùa giải 2016.
Mata đã nỗ lực hết sức mình ngay sau khi kết thúc hành trình tại CKTG 2016 với hy vọng có thể giành được chiếc áo khoác đặc biệt của Riot Games. Mata đã đăng tải một ảnh chụp màn hình tấm vé anh nhận được từ Riot Hàn Quốc cho biết mình sẽ nhận được chiếc áo khoác.
Tuy nhiên, Mata đã điền sai thông tin địa chỉ trên tấm vé khiến cho phần thường Thách Đấu không thể chuyển đến đúng người. Đại diện của Riot Hàn Quốc cho biết, đây là một điều không may bởi Mata đã quên không cập nhật thông tin khiến họ chẳng thể tìm ra cựu vô địch thế giới ở đâu mà trao tận tay món quà đặc biệt.
“Sau CKTG năm ngoái, tôi đã rất vui mừng khi đạt bậc Thách Đấu trong vòng ba ngày sau khi quay trở lại Hàn Quốc để lấy được chiếc áo khoác. Nhưng tại sao tôi lại không thể thấy nó đâu cả?”, tuyển thủ sinh năm 1994 than thở. “Tao thích mày (áo khoác)…”
Score không đánh giá cáo Rek’Sai và Kindred làm lại
Sau khi KT đánh bại Samsung Galaxy2-1 ở Ngày 3 – Tuần 3 LCK Mùa Hè 2017, tuyển thủ Go "Score" Dong-bin đã bày tỏ suy nghĩ của anh về metagame tướng đi rừng vào thời điểm hiện tại trong một cuộc phỏng vấn.
“Tôi nghĩ Rek’Sai làm lại mạnh mẽ, nhưng quá dễ dàng để mục tiêu né tránh né, tìm ra những lối thoát thân”, Đội trưởng của KT nói về hai vị tướng được Riot nâng cấp lối chơi ở phiên bản 7.11. “Tôi không nghĩ vị tướng này (Kindred) có sự cải thiện lớn. Kindred đã có được những kỹ năng đa dụng hơn, nhưng sát thương gây ra của cô đã bị giảm sức mạnh quá nhiều. Nên tôi nghĩ vị tướng này là một đợt làm lại thất bại cho tới thời điểm hiện tại.”
KT sẽ có cuộc chạm trán tiếp theo tại LCK Mùa Hè 2017 với Ever8 Winners vào lúc 15g00 ngày 22/6. Score tỏ ra tôn trọng tân binh mới giành quyền thăng hạng nhưng vẫn đánh giá cao khả năng chiến thắng của KT trước đối thủ hiện đang xếp hạng 8/10 trên BXH.
“Ever8 Winners được biết tới là một đội có đường giữa và đi rừng mạnh mẽ”, Score nói. “Tuy nhiên, đường giữa của chúng tôi là PawN (Heo Won-seok)đã thể hiện tốt dạo gần đây, cậu ấy đang tự tin hơn và tôi cũng vậy.”
Gnar_G (Tổng hợp)
" alt=""/>LMHT: Mata không nhận được phần thưởng Thách Đấu, Score cho rằng Kindred làm lại là một sự thất bạiKhi ấy, CEO Mark Zuckerberg gọi Live là nơi tuyệt vời để chia sẻ các nội dung thô và bản năng. Tuy nhiên, ngay từ khi khởi đầu cho đến nhiều tháng sau, nó ngày càng trở nên tăm tối. Video bắn nhau, giết người, tự tử và cưỡng hiếp bắt đầu xuất hiện trên Facebook một cách đáng báo động.
Chỉ vài tuần sau khi ra mắt, một phụ nữ tên Donesha Gantt đã dùng nó để quay trực tiếp tại Florida sau khi bị 3 người đàn ông bắn 5 phát bên ngoài cửa hàng đồ ăn nhanh. Vài tháng sau đó, một người đàn ông trực tiếp cảnh trong căn hộ tại Bangkok, dành 19 phút để quay cảnh chuẩn bị treo cổ từ quạt trần. Tháng 4/2017, 3 vụ bắn nhau được phát live qua Facebook chỉ trong 2 ngày. Đầu năm nay, 2 người tại Slovenia đánh đập dã man 1 người khác trong 20 phút trên Facebook Live. Nạn nhân sau đó đã chết vì bị thương nặng.
Dù mới hiện diện một thời gian rất ngắn, Facebook Live đã chiếu 3 cảnh giết người và 2 cảnh cưỡng hiếp. Facebook từ chối trả lời về số hành vi bạo lực đã được chiếu trên Live, đồng thời bình luận về vấn nạn bạo lực trên dịch vụ. Thay vào đó, công ty nhắc lại tuyên bố của Zuckerberg hồi tháng 5/2017 về việc tuyển thêm 3.000 người để đối phó với vấn đề này.
Một số nhà tội phạm học lo ngại phát sóng các cảnh bạo lực trên Facebook Live có thể dẫn đến việc những kẻ phạm tội xem đây như một phương tiện để thỏa mãn thú tính và vượt khỏi bộ lọc của truyền thông truyền thống. Jacqueline Helfgott, Chủ nhiệm khoa Tư pháp tội phạm tại Đại học Seattle, cho rằng nó giúp mọi người ngay lập tức trở nên nổi tiếng mà không cần “người gác cổng” và dễ gây nên hiệu ứng bắt chước.
Theo Ray Surette, Giáo sư tư pháp Đại học trung tâm Florida, các video càng nằm lâu trên mạng, chúng càng trở thành vấn đề lớn do tội phạm xem chúng là cách hữu hiệu để công khai hành động sai trái của chúng. “Có sự khác biệt về thời gian lưu lại. Càng ít người xem được nó, càng ít người xem nó là một hình mẫu”.
Facebook trước khi thông báo kế hoạch tuyển dụng thêm 3.000 người đã phản ứng chậm chạp một cách bất ngờ khi gỡ bỏ các video bạo lực. Chẳng hạn, cuối tháng 4 vừa qua, video một người bố Thái Lan giết con gái 11 tháng tuổi được lưu trên Facebook gần 24 tiếng.
Điều tệ hơn là không phải clip bạo lực, giết người nào trên Facebook Live cũng nhận được sự chú ý của giới truyền thông. Có một số trường hợp chỉ được báo chí địa phương đưa tin. Chẳng hạn, vụ bắn Donesha Gantt không lên kênh tin tức quốc gia.
Kể cả có trong tay 7.500 quản trị viên chuyên đánh giá nội dung, Facebook gần như không thể loại bỏ hoàn toàn yếu tố bạo lực trên Facebook Live. Bản thân Zuckerberg hiểu rằng bạo lực là một thực tế cuộc sống trên Facebook hiện nay. Trong bài viết thông báo về việc tuyển người, CEO Facebook cam kết thời gian gỡ bỏ nhanh hơn và hợp tác với nhà hành pháp nhưng không phải là ngăn chặn triệt để.
Miễn là Facebook còn duy trì nó như một sản phẩm trực tiếp thực thụ, công ty không thể ngăn cản bạo lực được phát sóng. Những gì đã xảy ra cho thấy thách thức không nhỏ trong việc quản lý chúng. Rất nhiều clip mở đầu khá êm đềm và bình thường nhưng ngay sau đó đã xảy ra nổ súng hay bạo lực.
Chẳng hạn, hồi tháng 2, một phụ nữ mang thai đang quay trực tiếp cảnh hát trong xe hơi thì một loạt đạn nã vào xe của cô. Vài giây sau vụ nổ súng, một người đàn ông và đứa trẻ 2 tuổi đã chết, còn người phụ nữ may mắn sống sót. “Chúng giết anh ấy rồi. Tôi có một viên đạn ở bụng”, cô gái nói trong video.
Một lĩnh vực đặc biệt phức tạp với Facebook là tự tử. Mạng xã hội tin rằng có thể hỗ trợ ngăn chặn tự tử nếu người dùng báo cáo và dùng trí tuệ nhân tạo để tìm ra ai bày tỏ suy nghĩ tự làm hại bản thân rồi kết nối họ với những chuyên gia xử lý khủng hoảng. Song, để đạt được mục đích, Facebook lại mao hiểm khi phát sóng trực tiếp cảnh tự tử.
3.000 nhân viên mới được tuyển có thể tăng tốc nỗ lực can thiệp trong những tình huống mà chỉ vài phút cũng tạo ra khác biệt. Đầu tháng 5, Facebook cảnh báo nhà chức trách khi một thiếu niên muốn tự tử trên Facebook Live. Hóa ra người bạn của cô bé, cũng đang xem Live, đã thông báo cho cảnh sát. Khi nhà chức trách phát hiện ra cô bé trước cả hành động của Facebook, cô đã được ngăn chặn khỏi hành vi tự tử.
Zuckerberg nói sẽ tuyển thêm nhiều người nữa trong năm tới, vì vậy có thể giả định nhóm hiện tại vẫn chưa đủ sức mạnh. Dù vậy, BuzzFeed News phát hiện chỉ có 3 vụ phát sóng bạo lực trên Facebook vào tháng 5, giảm so với 9 vụ từ tháng 4. Đây là những dấu hiệu đáng mừng, song mỗi tháng qua đi, nó lại trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết rằng Facebook có thể không bao giờ giải quyết được triệt để vấn đề bạo lực trên Live.
Tháng 5 vừa qua, một người đàn ông đã tự thiêu và quay cảnh đó trên Live. Vài ngày sau, anh qua đời.
Theo ICT News
" alt=""/>Bạo lực Facebook Live kinh khủng hơn những gì trên báo chí phản ánh