您现在的位置是:Thời sự >>正文
Nhận định, soi kèo Port FC vs PT Prachuap, 18h00 ngày 10/4: Kịch bản chia điểm
Thời sự33725人已围观
简介 Hồng Quân - 09/04/2025 14:14 Nhận định bóng đ ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Port FC vs PT Prachuap, 18h00 ngày 10/4: Kịch bản chia điểm
Thời sựHồng Quân - 09/04/2025 14:14 Nhận định bóng đ ...
【Thời sự】
阅读更多Siêu mẫu nội y 41 tuổi đầm hồng nổi bật trên thảm đỏ LHP Venice 2022
Thời sựAlessandra Ambrosio gợi cảm trong trang phục của Ermanno Scervino. Alessandra Ambrosio lần đầu xuất hiện trên thảm đỏ Venice, 1 trong 3 LHP quốc tế lớn nhất thế giới. Người đẹp sinh năm 1981 chọn chiếc đầm chiffon hồng với chi tiết hoa 3D kết hợp khăn choàng vô cùng gợi cảm khi tới buổi ra mắt phim White Noise ở buổi gala mở màn LHP Venice 2022 vào tối 31/8 ở Palazzo del Cinema, Italy.
Alessandra Ambrosio và nhà sản xuất phim Mohammed Al Turki trên thảm đỏ. Alessandra Ambrosio là người mẫu kiêm diễn viên người Brazil. Cô từng là siêu mẫu gắn liền với thương hiệu nội y sexy Victoria's Secret và là người phát ngôn đầu tiên của dòng sản phẩm PINK.
Sau 2 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, LHP Venice năm nay diễn ra từ 31/8 đến 10/9 tiếp tục sôi động với sự tham gia của nhiều ngôi sao nổi tiếng ở các sự kiện ra mắt phim trong các bộ cánh lộng lẫy.
Tại buổi khai màn, thảm đỏ đón chào sự xuất hiện của Jodie Turner-Smith, Adam Driver, Greta Gerwig, Don Cheadle, Raffey Cassidy, Sam Nivola, May Nivola, chủ tịch BGK Julianne Moore, bà Hillary Clinton, Rege-Jean Page, Tessa Thompson, Melanie Laurent, Barbara Palvin, Zion Moreno...
Năm nay tâm điểm chú ý tại Venice là phim tiểu sử Blondevề huyền thoại màn bạc Marilyn Monroe do Bondgirl Ana De Armas đóng.The Whalevới sự góp mặt của các ngôi sao Hollywood hàng đầu như: Cate Blanchett, Hugh Jackman, Colin Farrell...
">...
【Thời sự】
阅读更多Mở hệ thống thi thử “Học sinh với An toàn thông tin 2023” từ giữa tháng 2
Thời sựTrong năm đầu tiên được tổ chức, cuộc thi "Học sinh với An toàn thông tin" đã thu hút gần 600.000 thí sinh trên cả nước tham gia. (Ảnh: T.Hải) Trong năm 2022, lần đầu tiên diễn ra, cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” đã góp phần tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho các học sinh, phụ huynh trên cả nước, thu hút sự tham gia của 592.810 học sinh thuộc 5.796 trường tại 63 tỉnh, thành phố. Ngân hàng đề thi gồm 825 câu hỏi trắc nghiệm chia theo độ khó khác nhau được Ban tổ chức xây dựng, với sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia thuộc các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đơn vị hội viên VNISA.
Ban tổ chức đã trao 8 giải tập thể, 76 giải cá nhân cho các đơn vị, cá nhân đạt thành tích cao của cuộc thi tại lễ trao giải ngày 8/4/2022 tại Hà Nội. Trong đó, 3 học sinh của Hà Nội, Quảng Ninh và Bắc Ninh đã giành giải Nhất.
Việc VNISA tổ chức thường niên cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” nhằm thực hiện Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đại diện Cục An toàn thông tin, cơ quan thường trực Mạng lưới ứng cứu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho biết, Internet đã và đang trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống, đặc biệt với trẻ em, đối tượng đang sử dụng công nghệ trong học tập, giải trí, liên lạc với người thân và sinh hoạt. Việt Nam có tỷ lệ người dùng Internet khá lớn, chiếm khoảng 73,2% dân số, có khoảng 24,7 triệu là trẻ em, chiếm gần 25% dân số, trong đó 2/3 có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet.
Tham gia các hoạt động trên Internet sẽ mang lại cho trẻ em nhiều lợi ích cho phát triển và hòa nhập với thế giới nhưng cũng khiến các em phải đối mặt với nhiều cạm bẫy. Vì thế, việc trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp theo từng lứa tuổi để các em tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng là vô cùng cần thiết.
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Tottenham vs Frankfurt, 2h00 ngày 11/4: Đêm London tưng bừng
- Khai trương Trung tâm hợp tác khởi nghiệp về biến đổi khí hậu tại PTIT
- Giáng My khoe vẻ đài các với váy hồng fuchsia
- Siêu dự án Công viên 500 triệu USD 11 năm làm bãi thả bò
- Nhận định, soi kèo Xelaju vs Mixco, 9h00 ngày 10/4: Nối mạch bất bại
- Sao Việt 10/11/2023: NSND Lan Hương 'Em bé Hà Nội' du lịch châu Âu cùng ông xã
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Flamengo vs Central Cordoba, 7h30 ngày 10/4: Khó có bất ngờ
-
5 thành viên của nhóm LUNAS. MV Moonlightđược thực hiện dựa trên ý tưởng từ các thành viên LUNAS, kể câu chuyện của những người phụ nữ làm đa ngành nghề trong xã hội. Ê-kíp đã triển khai thành câu chuyện liền mạch, thể hiện tinh thần của LUNAS - nhóm nhạc lấy cảm hứng từ những mặt trăng tỏa sáng, biểu tượng cho vẻ đẹp quyến rũ và thu hút của người phụ nữ trưởng thành.
Các thành viên của LUNAS diện trang phục lộng lẫy và xuất hiện trong bối cảnh đa dạng. Không chỉ gây ấn tượng với giọng hát, 5 "chị đẹp" còn phô diễn khả năng vũ đạo nóng bỏng.
Các thành viên khoe nhan sắc xinh đẹp trong MV. Dung hòa yếu tố thần thoại, hình ảnh MV được xây dựng dựa trên ngũ hành. Trang Pháp đại diện cho nguyên tố Kim với tình yêu hoàn hảo, Huyền Baby là Thủy có sắc thái nhẹ nhàng, Ninh Dương Lan Ngọc là Mộc mang tới năng lượng tích cực, Khổng Tú Quỳnh là Thổ với tình yêu hiền lành và Diệp Lâm Anh là Hỏa thể hiện sự mãnh liệt.
Thông qua MV, nhóm nhạc mong muốn mang đến nhiều giá trị và thông điệp truyền cảm hứng cho khán giả. LUNAS chứng minh không điều gì có thể cản bước người phụ nữ - dù ở bất kỳ lứa tuổi nào, họ đều có thể xinh đẹp, thành công và làm những điều không tưởng.
MV mang đến nhiều giá trị và thông điệp truyền cảm hứng về người phụ nữ thành công. Đỗ Phong
'Chị đẹp' Ninh Dương Lan Ngọc tuổi 34 vẫn gây thổn thức khi diện áo tắmNữ diễn viên tự tin đăng ảnh áo tắm vui vẻ trong chuyến nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu những ngày đầu năm mới." alt="5 ‘chị đẹp’ phân thân, khoe vũ đạo nóng bỏng trong MV đầu tay">5 ‘chị đẹp’ phân thân, khoe vũ đạo nóng bỏng trong MV đầu tay
-
Phát biểu tại hội thảo Bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây, GS.TSKH Đỗ Đức Thái - Thành viên Ban phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông, Chủ biên Chương trình môn Toán - cho biết trong quá trình đi tập huấn cho giáo viên, ông muốn được nói và thầy cô được nghe những gì hiệu quả. Giáo viên phải thấy rõ ý tưởng thiết kế mới của Chương trình
Điều đầu tiên, ông sẽ nói với các giáo viên về Chương trình GDPT tổng thể - tức “ngôi nhà chung” sau năm 2020 - bao gồm ý tưởng, triết lý và điều gì là quan trọng nhất.
Điều quan trọng nhất, theo ông, “không phải dạy cho học sinh dừng ở biết mà phải biến cái biết đó thành làm được cái gì. Kiến thức không mất đi mà phải biến thành hành động. Nếu kiến thức chỉ phục vụ cho kỳ thi là không ăn thua”.
Sau “ngôi nhà chung” là toàn bộ chương trình GDPT, ông sẽ nói đến “căn phòng riêng” là chương trình môn Toán.
“Cần phải giúp giáo viên hiểu được, dù ở bất cứ cấp học nào, nếu hiểu được ý tưởng của chương trình sẽ tạo cho họ niềm tin”.
GS.TSKH Đỗ Đức Thái - Thành viên Ban phát triển Chương trình GDPT mới, Chủ biên Chương trình môn Toán
GS Thái cho rằng, cải cách nhanh nhất trong giáo dục là... đi từ từ, không đốt cháy giai đoạn và nóng vội trong cải cách giáo dục. Chương trình mới thực chất vẫn là “con đường xưa” nhưng có thêm vài vách ngăn mới.
“Chúng ta không thể đuổi một lúc 400.000 giáo viên tiểu học để đòi hỏi một lúc bằng 400.000 con người mới có thể truyền tải được những nét tươi mới hoàn toàn của Chương trình GDPT mới. Chuyện đó là điều hoang đường ở tất cả mọi nơi trên thế giới”.
Tôi rất sợ những kiểu tập huấn dạng như các thầy kẻ bảng gồm hai cột, một cột là chương trình lớp 1 hoặc lớp 6 hiện hành, cột hai là chương trình mới và chỉ ra những chỗ được bổ sung. Các thầy dạy như vậy là “giết chết” chương trình Toán”, GS Đỗ Đức Thái nói.
Ông cũng khẳng định vấn đề ở đây không phải nội dung chương trình thêm bớt thế nào. Vấn đề là chương trình đã được thiết kế theo một ý tưởng hoàn toàn khác và giáo viên phải thấy rõ ý tưởng thiết kế mới đấy.
Giáo viên ước muốn được nghe điều gì?
Ông Thái cho rằng giáo viên không muốn nghe những điều cao xa. “Trong quá trình đi tập huấn cho giáo viên Hà Nội và đi thực nghiệm tại các tỉnh, tôi thấy giáo viên không phải quá kém về vốn hiểu biết và về kỹ năng dạy học.
Cái họ kém là hiểu biết chung về GDPT mới và chương trình môn Toán mới sẽ trôi theo con đường ra sao, đi từ đâu và cắm đến ngọn hải đăng nào. Vì thế, tôi nghĩ điều giáo viên muốn nghe đầu tiên là những vấn đề chung”.
Điều thứ hai, ông cho rằng giáo viên (đặc biệt ở cấp Tiểu học) muốn nghe là dạy như thế nào. “Họ muốn các thầy phải cầm tay chỉ việc những bài khó dạy thế nào, mạch kiến thức mới (ví dụ như chương trình môn Toán mạch xác suất thống kê có đưa vào từ lớp 2) triển khai ra sao,…
Những vấn đề như thế hơi khó nói bởi nó gắn liền với thói quen của giáo viên là “trước mặt phải có quyển SGK và phải dạy đúng như trong sách” - ông Thái nhận xét và nêu quan điểm, khi tập huấn giáo viên phải đạt được mục tiêu "SGK chỉ là một công cụ, phương tiện dạy học, thậm chí giáo viên không cần SGK cũng được".
Thầy cô phải phân tích, hiểu chương trình, sau đó mới huy động năng lực sẵn có trong con người để triển khai chương trình mới. Còn bước tập huấn SGK, đó là công việc của các nhà xuất bản.
“Lý tưởng nhất là khi chúng ta không còn SGK nữa, mỗi giáo viên là một cuốn sách cho riêng mình”, GS.TSKH Đỗ Đức Thái nói.
Cuối cùng, có một điều khi đi tập huấn giáo viên rất muốn nghe nhưng ông không bao giờ dám trả lời là “Thi cử thế nào?”.
Ông cho rằng nếu cứ thi như tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội vừa qua, về cơ bản chương trình GDPT mới môn Toán sẽ “chết từ trong trứng”.
“Chúng ta còn thi như thế thì việc dạy và học vẫn sẽ như thế. Cách đây không lâu, tôi thấy ở Hà Nội diễn ra kỳ thi vào lớp 6 của Trường THCS Ngoại ngữ. Khi tìm hiểu thông tin tôi mới thấy đó là một kỳ thi khó ngang với tuyển sinh vào ĐH Harvard. Chúng ta còn học như thế thì không bao giờ thay đổi được giáo dục”, GS Thái nêu quan điểm.
“Muốn đào tạo hiền tài, nguyên khí phải trong như ngọc”. Vậy mà thi vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam vừa qua, số thí sinh có điểm tổng kết tất cả các năm tiểu học toàn điểm 10 nhiều vô kể.
“Ngày xưa, tôi đi học cũng rất giỏi nhưng cũng không làm được điều ấy. Chúng ta đang làm “hàng nhái” từ nhỏ”, ông Thái thẳng thắn nói.
Thúy Nga
Sách giáo khoa cho chương trình phổ thông mới được biên soạn ra sao?
-Bộ trưởng Nhạ đề xuất giải pháp sẽ tổ chức biên soạn một bộ SGK theo hướng thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK và thông báo rộng rãi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK đăng ký.
" alt="Tuyển sinh như vừa qua, chương trình giáo dục phổ thông mới “chết từ trong trứng”">Tuyển sinh như vừa qua, chương trình giáo dục phổ thông mới “chết từ trong trứng”
-
Ngày 13/5, chúng tôi tìm đến nhà cô giáo Lê Thị Quy (giáo viên Trường THCS Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội) khi cô còn đang trong thời gian bị tạm đình chỉ để tường trình và tự kiểm điểm bản thân sau sự việc hình ảnh phạt học sinh quỳ trong lớp lan rộng trên mạng xã hội. Tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Hà Tây, đi làm từ năm 1994, cô Quy hiện đã có 25 năm trong nghề. Cô Quy bắt đầu tiếp nhận lớp 9B từ đầu năm học này.
“Đây là lớp có rất nhiều học sinh bướng, nghịch ngợm, hiếu động và phá phách nếu không muốn nói một số em hầu như các giáo viên vào đều khẳng định không thể dạy được”.
Thông thường, sau khi học sinh mắc khuyết điểm, cô Quy sẽ thông báo tới gia đình và mời phụ huynh đến trường trao đổi.
Ngoài động viên, nhắc nhở, cô Quy cũng áp dụng các hình phạt như quét lớp, quét sân trường hay đi nhặt cỏ ở các bồn hoa.
Cô Quy cảm thấy bất lực với học sinh của lớp, dù đã sử dụng rất nhiều biện pháp giáo dục khác nhau nhưng không mấy hiệu quả.
“Có nhiều giờ giáo viên bộ môn cũng phản ánh không thể dạy được. Nói chuyện có, tâm sự có! Nhưng các em vẫn không nghe”.
Đặc biệt, trong lớp có 5 học sinh dù đã được cô giáo nhắc nhở nhiều lần nhưng ý thức và sự tiến bộ rất chậm.
Tháng 1/2019, cô Quy đã phải mời các phụ huynh đến trường họp để nói chuyện về phương pháp giáo dục.
Cũng trong cuộc họp ấy, hình phạt quỳ được chính các phụ huynh đề xuất và cam kết để cô phạt "nếu học sinh quá hư".
Cô Quy cho hay dù rất biết việc này là "sai về chuẩn mực sư phạm", nhưng cô vẫn đồng ý với nhóm phụ huynh này vì “đều là người cùng địa phương” và “xuất phát từ lương tâm người thầy”.
“Trong buổi gặp, phụ huynh chia sẻ dù có bảo ban nhưng con cũng không nghe và tha thiết đề nghị cô phạt cháu quỳ ở trên lớp nếu không ngoan. Họ đưa ra hướng như vậy vì muốn các con sẽ không phải đi nhặt cỏ hay ra ngoài trường nắng, bị bẩn mà vẫn được viết bài, nghe giảng và có thể tiến bộ”.
Trước kia các phụ huynh đề nghị cô cho các con dọn vệ sinh.
“Nhưng tôi cũng nói với các phụ huynh không giáo viên nào muốn phạt học sinh cả. Phạt học sinh để tôi được cái gì? Thực lòng tôi không hề muốn điều đó. Nhưng các phụ huynh đề nghị đều là người trong địa phương, ở xung quanh nhà tôi. Người ta cứ tha thiết đề nghị giúp như thế nên tôi đồng ý giúp đỡ họ để mong các cháu tiến bộ”.
Cô Quy khẳng định chỉ làm điều này khi phụ huynh đề nghị và cũng chỉ với những học sinh được bố mẹ “nhờ vả”. Nhóm này gồm 5 phụ huynh, trong đó có mẹ của nam sinh quỳ trong bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội.
“Phụ huynh tha thiết đề nghị phạt như thế cho con tiến bộ chứ không phải do tôi đưa ra. Tôi biết đây là việc không nên làm nhưng đây là phụ huynh đề nghị. Còn những học sinh khác, tôi không phạt như vậy”.
Cô Quy kể trước khi thực hiện điều này, cô đã từng thông báo với tất cả học sinh trong lớp về những yêu cầu của phụ huynh khi con họ mắc khuyết điểm.
Theo lời cô, những học sinh bị quỳ như vậy sau một thời gian đã tiến bộ trông thấy. “Chỉ bị 1, 2 lần là các cháu tiến bộ luôn”.
Nói về việc áp dụng hình phạt bắt học sinh quỳ trong lớp, cô Quy cho hay bản thân bất lực dù đã áp dụng đủ các phương pháp giáo dục. Cô giáo 25 năm trong nghề cho hay, người phát tán thông tin hình ảnh là phụ huynh của N. - một học sinh nghịch ngợm ở lớp. N chưa từng bị cô phạt quỳ bao giờ.
“Em ấy cũng rất hay mắc khuyết điểm. Khi phạt trực nhật trên lớp, em không chịu làm. Tôi nói, nếu không trực nhật, cô sẽ phạt hình phạt như các bạn. Em bảo bố mẹ không bắt mình như thế và tôi yêu cầu em đứng ở góc lớp. Tuy nhiên, em không đứng và tự ý bỏ ra ngoài”.
Cô Quy cho hay hình ảnh "học sinh quỳ gối" được xác định chụp vào khoảng cuối tháng 1, nhưng không biết vì lý do gì mà đến lúc này mới được phát tán.
Nút thắt của sự việc có lẽ là khi N. ở trong diện không được xét tốt nghiệp THCS.
N. là học trò thường xuyên bỏ giờ, bỏ tiết, nghỉ học. Trong những buổi họp phụ huynh, bố mẹ em cũng không có mặt mà để bà nội đi hộ.
“Sau đó, tôi phải tổ chức một cuộc họp nữa nhưng bố mẹ em vẫn không lên. Hết học kỳ 1, tôi thông báo cháu xếp học lực yếu nhưng bố mẹ không đi họp nên cũng không nắm được thông tin đó. Đến nay, kết quả cuối năm học sinh này không đủ điều kiện để được xét tốt nghiệp (vì nghỉ quá 45 buổi, tổng kết hai môn Văn và Toán đều dưới trung bình – PV) thì xảy ra sự việc này”.
“Đến bây giờ tôi mới nhận ra rằng đây là bài học xương máu. Hiện nay, tôi cũng chưa định hướng ra được sẽ viết những gì trong bản tường trình” - cô Quy nói.
Thanh Hùng – Thúy Nga
Giáo viên phạt quỳ gối, hiệu trưởng nói học sinh "không hư"
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Thược, Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hiệu (huyện Thường Tín, Hà Nội) cho rằng "đây là sự việc đáng buồn".
" alt="Cô giáo bắt học sinh quỳ trong lớp: “Tôi bất lực mới phải làm dù biết là sai”">Cô giáo bắt học sinh quỳ trong lớp: “Tôi bất lực mới phải làm dù biết là sai”
-
Nhận định, soi kèo Beroe vs CSKA 1948 Sofia, 23h00 ngày 11/4: Chủ nhà sa sút
-
Ít phút trước khi ra đi, ông Kính nói với đại diện chủ đầu tư “các ông về chứ bọn tôi chắc không về được đâu”. Và thực sự ông Kính đã không thể về được ngôi nhà của mình sau bao nhiêu năm đợi chờ.
Liên quan đến Dự án Nhà tái định cư và văn phòng cho thuê B6 Giảng Võ, sau nhiều năm đắp chiếu và 3 lần đổi chủ, ngày 1/7/2015, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 3054/QĐ-UBND, giao TCT 36 là chủ đầu tư tiếp tục thực hiện Dự án Nhà ở tái định cư và văn phòng cho thuê tại B6 Giảng Võ, đồng thời có trách nhiệm chi trả tiền hỗ trợ tạm cư cho các hộ dân B6 Giảng Võ từ tháng 7/2015 cho đến khi bàn giao nhà cho các hộ dân.
Ngày 12/8/2015, TCT 36 đã tổ chức chi trả tiền hỗ trợ tạm cư lần từ 1 tháng 7 đến hết tháng 12/2015.
Trưởng đại diện cư dân nhà B6 đã không thể trở về ngôi nhà mơ ước sau bao năm chờ đợi. Phát biểu trước toàn thể cư dân B6 tới nhận tiền hỗ trợ tạm cư ngày hôm đó, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp – Tổng Giám đốc TCT 36 tuyên bố hộ ông Nguyễn Văn Kính và ông Vũ Kim Cầu hôm nay chưa được trả tiền.
Lý do vị Đại tá đưa ra “là vì 2 người kiện chúng tôi. Khi nào chúng tôi nhận được văn bản xin lỗi 36 thì chúng tôi mới trả ông Cầu và ông Kính còn chúng tôi không trả. Còn thích kiện đi đâu thì kiện. Các bác thấy không thỏa mãn kiện vô tư. Chúng tôi sẵn sàng hầu”.
Như vậy, vì ông Nguyễn Văn Kính đã đứng đơn với tư cách Trưởng ban đại diện nhà B6 Giảng Võ gửi đơn đến nhiều lãnh đạo cơ quan chức năng kêu cứu cho dân cư B6 mà ông bị phân biệt đối xử.
Cũng trong cuộc gặp gỡ ngày 12/8, tại trụ sở TCT 36, trước đông đảo cư dân B6 Giảng Võ, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp tiếp tục khẳng định: “Hôm nay tôi cảnh cáo bác Kính luôn dám viết gửi văn bản lên cho Tổng bí thư, Chủ nhiệm tổng cục chính trị…gửi đi tất cả các nơi nói xấu 36 không còn ra một cái gì, xong còn nói là tôi vào B6 tôi mới được anh hùng nữa cơ… Tôi nói với bác Kính quên đi, tôi đi đến cùng của sự thật…”.
“Hôm nay tôi thông báo bằng miệng thôi ai có nhu cầu bán lên đăng ký 36 sẽ bỏ tiền ra trả. Về giá thỏa thuận thị trường lấy tiền một lúc luôn. Các bác lấy số tiền này đi mua có khi là gần con gần cháu.
Như vừa rồi bảo ông Kính làm đơn thảm thiết nói chúng tôi sắp chết đến nơi rồi. Chúng tôi sẵn sàng bỏ ra mua 2 căn hộ của bác đầu tiên giá cao hơn giá thị trường mời các bác đi chỗ khác khỏi vào đây khỏi quấy rầy khỏi làm đơn kiện” – Đại tá Giáp nói.
Trước những lời của vị Tổng Giám đốc TCT 36, ông Kính im lặng ra về và không được nhận tiền theo đúng lời tuyên bố của vị Tổng Giám đốc TCT 36.
Trước đó, dưới sự chứng kiến của đông đảo bà con cư dân B6, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp thông báo ban đại diện hiện nay hết hiệu lực. Điều này khiến nhiều cư dân lo lắng cho ông Kính vì ông vốn có tiền sử bệnh tim. Tuy nhiên, ông Kính giữ im lặng.
Kết thúc cuộc gặp gỡ tại đợt chi trả tiền hỗ trợ tạm cư lần này, mỗi hộ dân B6 được nhận 6,1 triệu đồng/tháng trừ 2 hộ dân không được nhận theo đúng lời tuyên bố của vị Tổng Giám đốc TCT 36.
Sáng ngày hôm sau (13/8), Đại tá Trần Văn Thụy, Phó tổng giám đốc TCT 36 đã gọi điện cho ông Kính và ông Cầu đồng thời hẹn 15h lên trụ sở TCT nhận tiền.
Chiều ngày 13/8, ông Kính cùng ông Cầu lên trụ sở TCT 36 để nhận tiền hỗ trợ tạm cư và chết đột ngột tại đây. Trước khi nhận tiền, cuộc trao đổi diễn ra bình thường thậm chí ngay trước khi ông Kính ngã gục phía TCT 36 còn nói về sự hợp tác với cư dân để xây nhà cho nhanh để các ông về cho yên tâm. Lúc đó ông Kính cũng chỉ nói rằng các ông về chứ bọn tôi chắc không về được đâu. Và thực sự ông Kính đã không thể về được ngôi nhà của mình sau bao nhiêu năm đợi chờ.
Bản thân ông Kính cũng rất hợp tác với TCT 36, sau sự việc ngày 12/8, sang ngày 13/8/2015, tại buổi trao đổi làm việc với đại diện TCT 36 về những đơn thư gửi BCH TW Đảng và chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, trong biên bản làm việc ông Kính có nêu ý kiến: Những hiểu nhầm này là do vạ văn chương, có khuyết điểm khi làm người khác không hiểu.
Ông Kính cũng gửi lời xin lỗi đến Tổng Giám đốc Nguyễn Đăng Giáp vì những hiểu lầm này. “Luôn luôn bảo vệ TCT 36 và xin nhận trách nhiệm về những hiểu nhầm này” – biên bản làm việc ghi rõ.
Trước sau, vị đại diện của cư dân B6 Giảng Võ làm tất cả vẫn chỉ với mong muốn dự án sớm được hoàn thành và người dân được trở về ngôi nhà nơi thực sự là chốn an cư của mình.
Thế nhưng hành trình của người đại diện cư dân nhà B6 đẵng đẵng khép lại mà không đi được đến ngày cuối cùng. Sự ra đi của ông đã để lại nhiều ám ảnh, bức xúc với gia đình, cư dân B6 Giảng Võ…
Theo anh Khánh, con trai của ông Kính, thì trước khi đi đến Tổng công ty 36, bố anh vẫn bình thường, đi cùng mẹ anh đến Học viện Ngân hàng để chờ ông Cầu đi cùng rồi mới đến Tổng công ty 36.
Gia đình ông Kính cho rằng, nếu không có những căng thẳng, bị đối xử không công bằng tại buổi gặp gỡ ngày 12/8 trước đó thì ngày 13/8 ông Kính chưa chắc phải lên TCT 36 và chết ở đây.
Phong Vân
Hành trình của cụ ông chết khi đi tìm đường xây nhà B6 Giảng Võ" alt="Cuộc đối thoại cuối cùng trước cái chết của đại diện dân cư B6">Cuộc đối thoại cuối cùng trước cái chết của đại diện dân cư B6