Công ăn, việc làm giảm sút, chị Nguyễn Thị Minh Hạnh chỉ đến công ty làm việc 4 ngày/tuần. Công nhân này vẫn còn thấy may mắn vì "đều" việc hơn những người khác. Còn phần lớn người lao động đều đang nghỉ chờ thôi việc với mức trợ cấp hơn 1 triệu đồng/tháng.
Công nhân lo lắng khi Công ty Cổ phần khóa Minh Khai nợ bảo hiểm xã hội kéo dài (Ảnh: T.X).
Cầm hơn 2 triệu đồng tiền lương, chị Hạnh thú nhận không đủ tiền mua đồ ăn, thức uống hàng tháng. Chị đã nhiều lần tính nghỉ làm, tìm công việc khác. Song khổ nỗi, công ty nợ bảo hiểm xã hội kéo dài, nên chị lo rằng sẽ khó được chốt sổ bảo hiểm xã hội khi chuyển việc.
Vì lẽ đó, chị đã cố gắng bám trụ nơi này. Nữ công nhân cho biết, người lao động vẫn bị công ty khấu trừ khoản nộp về cơ quan bảo hiểm xã hội. Song thực tế, công ty đã trây ỳ không thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội.
Chị Hạnh cũng như những công nhân khác ở công ty nhiều lần kiến nghị lên ban giám đốc. Song, đơn vị không có động thái nào giải quyết, nợ bảo hiểm xã hội ngày một nhiều.
Theo Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì, doanh nghiệp này nợ đóng bảo hiểm từ tháng 4/2014. Tính đến ngày 30/6/2022, đơn vị đã chậm đóng số tiền lên đến hơn 12 tỷ đồng, trong đó tiền gốc hơn 7 tỷ đồng và tiền lãi là hơn 5 tỷ đồng.
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xuống làm việc và nhiều lần xử phạt về việc nợ đọng bảo hiểm xã hội đối với công ty. Dù đã có nhiều biện pháp, song Công ty Cổ phần khóa Minh Khai vẫn không có động thái giải quyết nợ đọng về bảo hiểm xã hội.
Giải quyết cho người lao động bị "treo" quyền lợi
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2022, tổng số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội , bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế phải tính lãi là 13.156 tỷ đồng, chiếm 2,91% số phải thu.
Mặc dù đây là tỉ lệ số tiền chậm đóng trên số phải thu thấp nhất từ năm 2016 trở lại đây nhưng số lao động bị ảnh hưởng quyền lợi lên tới 2,786 triệu người.
Trong đó, có hơn 200.000 lao động bị "treo" quyền lợi vì doanh nghiệp đã phá sản, giải thể hoặc chủ doanh nghiệp bỏ trốn, khó có thể thu hồi được nợ.
Ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Ảnh: T.X).
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, thời gian vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các đơn vị liên quan đã bàn hướng xử lý các nhóm lao động trong doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội.
Vị này cho biết, trong số trên 200.000 người lao động bị "treo" quyền lợi khi các đơn vị, doanh nghiệp đã phá sản, hoặc đang làm thủ tục phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, có khoảng 20% số người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ. Bên cạnh đó, có 40% lao động trong nhóm đó đang tiếp tục làm việc ở các đơn vị mới và 20% số người lao động đã nghỉ việc hiện không tham gia bảo hiểm xã hội…
Sau khi thống kê, các đơn vị đang có đề xuất phương án xử lý với nhóm đối tượng đó.
"Trước mắt, đối với các trường hợp đủ điều kiện sẽ giải quyết cho họ. Nhóm lao động tiếp tục tham gia ở đơn vị mới sẽ được ghi nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở đơn vị cũ. Khi sang đơn vị mới làm việc, nếu phát sinh những chế độ quyền lợi sẽ được cộng nối thời gian để không bị vướng. Những người không đi làm ở đâu sẽ được bảo lưu thời gian đóng trên sổ…" - ông Cường nói.
Bên cạnh đó, trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được lấy ý kiến cũng có nhiều nội dung quy định nhằm hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, rất nhiều giải pháp từ hành chính, kinh tế, tư pháp đều có để ngăn chặn tình trạng trên. Ngoài ra, trong dự thảo luật cũng có hẳn trách nhiệm của người sử dụng lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp cứ chậm, trốn thì họ phải bồi thường.
" alt=""/>Thương hiệu khóa vang danh một thời nợ BHXH 10 năm, người lao động khốn đốnNhững cảnh đầu tiên trong 'Đất rừng phương Nam'
Ở phân đoạn sau, màn đối thoại giữa An (bé Hạo Khang) và một người anh mới quen. Khi được đề nghị dẫn đi tìm người thân, cậu nói nguyện vọng của mình là mong được gặp cha. Video khép lại với cảnh An chèo xuồng bơ vơ giữa sông nước. Câu hát “Nhắn ai đi về/ Miền đất phương Nam”trong Bài ca đất phương Namvang lên tạo sự bồi hồi cho người xem. Đây cũng là ca khúc kinh điển trong bản phim truyền hình năm 1997.
Đoàn phim cũng đăng tải poster đầu tiên của phim. Theo đó, khoảnh khắc diễn viên Hồng Ánh và bé Hạo Khang (đóng vai bé An) ôm nhau khóc giữa không gian gợi nhớ về một thời khói lửa chiến tranh ác liệt.
Đất rừng phương Namlà phim điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi. Kinh phí sản xuất phim là 40 tỷ đồng. Các diễn viên đã lặn lội quay phim suốt 2 tháng ở nhiều tỉnh thành miền Tây: Đồng Tháp, An Giang, TP Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh...
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho biết: “Bản thân tôi là một người con miền Nam, nhưng phải đến khi quay Đất rừng phương Nam, được lăn lộn vào từng tấc đất ở miền đất này, tôi mới “thấm” hết những tinh hoa, những khác biệt của các địa danh khác nhau. Và tôi hy vọng tác phẩm sẽ đem đến những thước phim đẹp nhất về vùng đất này”.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Các đại cảnh phim ấn tượng được hé lộ từ ê-kíp.
Đoàn phim huy động hơn 300 diễn viên quần chúng tham gia phim. Họ cũng dựng mới 70% bối cảnh, mất hơn một tháng để tạo chợ nổi, bài trí hàng trăm món nội thất, phụ kiện.
Các vai diễn đã được tiết lộ gồm: Hạo Khang (vai An), Kỳ Phong (vai Cò), Lý Bảo Ngọc (vai Xinh), Trấn Thành (vai bác Ba Phi), Mai Tài Phến (vai Võ Tòng)... Phim còn có sự tham gia của NSƯT Công Ninh, nghệ sĩ Kiều Trinh, diễn viên Tuyền Mập...
Phim sẽ ra rạp vào ngày 20/10.
![]() |
Khử trùng trường học ở TP.HCM |
Chỉ 2 ngày trước đó, văn phòng UBND có văn bản truyền đạt ý kiến của Thường trực thành phố yêu cầu Sở GD-ĐT, Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo việc chuẩn bị cho học sinh đi học lại từ ngày 17/2.
Theo thống kê, TP.HCM hiện tại có khoảng 1,7 triệu học sinh các cấp từ mầm non tới THPT. Đây là địa phương có số lượng học sinh nhiều nhất cả nước.
Như vậy, tính cả thời gian nghỉ Tết Nguyên đán học sinh TP.HCM có kỳ nghỉ dài nhất khi kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp năm 2019 tới nay.
Lê Huyền
- Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đã phối hợp với các đơn vị liên quan đưa ra những khuyến cáo về chuyên môn phòng chống dịch Covid-19 đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên khi đến trường học.
" alt=""/>Học sinh TP.HCM tiếp tục nghỉ học tránh dịch virus corona