- Bùi Anh Tuấn bị chấn thương vì sự cố trên sân khấu Trời sinh một cặp khi đang song ca cùng người đẹp Chế Nguyễn Quỳnh Châu.
- Bùi Anh Tuấn bị chấn thương vì sự cố trên sân khấu Trời sinh một cặp khi đang song ca cùng người đẹp Chế Nguyễn Quỳnh Châu.
Han Kang, 54 tuổi, là nữ văn sĩ Hàn Quốc đầu tiên giành giải thưởng danh giá này. Bà nổi tiếng quốc tế với tiểu thuyết The Vegetarian,từng đoạt giải Man Booker Quốc tế năm 2016.
Ủy ban Nobel nhấn mạnh: "Han Kang có nhận thức độc đáo về mối liên hệ giữa thể xác và tâm hồn, giữa người sống và người chết. Với phong cách thơ ca và thử nghiệm, bà trở thành nhà cải cách trong văn xuôi đương đại".
Sinh năm 1970 trong gia đình có truyền thống văn chương, Han Kang tốt nghiệp ngành Văn học Hàn Quốc tại Đại học Yonsei. Sự nghiệp văn chương của bà khởi đầu với giải thưởng truyện ngắn của nhật báo Seoul Shinmun. Sau đó, bà còn giành nhiều giải thưởng văn học uy tín khác của Hàn Quốc.
The Vegetarian, tác phẩm đưa tên tuổi Han Kang vươn ra quốc tế, kể về một phụ nữ trẻ quyết định ăn chay sau những cơn ác mộng đẫm máu. Quyết định này đã đẩy cô vào tình cảnh bị xã hội và gia đình ghẻ lạnh, phản ánh sâu sắc các vấn đề xã hội tại Hàn Quốc.
Giải Nobel Văn học năm nay một lần nữa khẳng định xu hướng đa dạng hóa của Viện Hàn lâm Thụy Điển, sau nhiều năm bị chỉ trích vì tập trung quá nhiều vào các tác giả châu Âu và Bắc Mỹ. Han Kang là người phụ nữ thứ 19 trong tổng số 121 người từng đoạt giải.
Minh Phi
" alt=""/>Nhà văn nữ Hàn Quốc giành giải Nobel Văn học 2024Ông Cao Thế Sơn (53 tuổi, người dân sống gần nhà anh Hòa) cho biết, phun ra từ miệng giếng này chủ yếu là khí, chỉ có một lượng nước rất ít. Nước này không có mùi vị, màu hơi đục.
Đứng cách giếng khoảng 15m, người dân đã nghe tiếng động do khí và nước phát ra từ miệng giếng, áp suất rất mạnh. Để kiểm tra áp suất của cột khí, ông Sơn dùng ca nhựa đưa vào, ngay lập tức chiếc ca bị đẩy bay lên cao khoảng 20m.
Trao đổi với VietNamNet chiều 31/7, anh Đàm Xuân Hoà (chủ nhà) thông tin, để cấp nước tưới cho vườn cây, cách đây khoảng 1 tháng anh khoan 2 cái giếng trong vườn với độ sâu khoảng 170m nhưng không có nước.
Ngày 29/7 vừa qua, trong quá trình rút ống giếng này lên để khoan giếng mới, anh phát hiện có lượng khí nhỏ xì ra.
Sau đó anh Hoà cho máy xuống khoan để kiểm tra. Đến gần trưa ngày 30/7, khi khoan thêm được khoảng 15m thì áp suất từ dưới giếng đẩy lên rất mạnh, anh phải rút máy khoan lên. Lúc này đất, đá, khí, nước phun ra cao hàng chục mét.
Theo anh Hoà, lực đẩy của khí phải trên 3 tấn bởi máy khoan nặng 7 tấn mà bị đẩy cho rung chuyển. Đến thời điểm hiện tại, sau hơn 1 ngày xảy ra hiện tượng lạ nói trên, lượng khí vẫn không có dấu hiệu giảm xuống hay dừng lại.
Ông Rơ Mah Hêng, Chủ tịch UBND xã la Kly, huyện Chư Prông xác nhận hiện tượng trên và cho biết: Theo thông tin hộ dân cung cấp, đây là giếng cũ, trước đây đã khoan 1 lần nhưng không có nước. Sau đợt dư chấn động đất tại tỉnh Kon Tum ngày 28/7 vừa qua, giếng nước có hiện tượng xì khí.
Khi đưa máy khoan xuống kiểm tra, mạch nước ngầm phun lên khỏi mặt đất, tạo thành cột cao khoảng hơn 10m, áp lực rất mạnh, không có biểu hiện thuyên giảm.
"Hiện tượng lạ này đã được UBND xã Ia Kly báo cáo UBND huyện, Phòng TN&MT, Phòng Nông nghiệp được biết và có chỉ đạo xử lý" - ông Rơ Mah Hêng nói.
" alt=""/>Kỳ lạ giếng khoan phun cột khí cao hơn chục mét ở Gia LaiSong sinh thiên thần
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Rồng (SN 1988) và anh Đặng Văn Mây (SN 1989, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) sinh được 1 con trai và 2 con gái song sinh. Các con của anh chị đều mắc bệnh bạch tạng.
Dù có vẻ ngoài khác biệt nhưng các bé rất thông minh, đáng yêu. Đặc biệt, 2 bé Đặng Thiên Kim và Đặng Mỹ Kim (SN 2019, thường gọi là Tâm chị, Tâm em) rất xinh xắn.
Khi hai bé gái được 2 tuổi, vợ chồng chị Rồng gửi con trai lớn cho ông bà, dẫn theo 2 con gái đến Bình Dương làm công nhân.
Để tiện đi làm, anh chị gửi 2 con vào nhà trẻ. Một tháng sau, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, vợ chồng chị Rồng thất nghiệp, đành ở nhà giữ con.
Nghỉ việc suốt mấy tháng trời, anh chị chỉ biết trông chờ người thân ở quê tiếp tế lương thực, thực phẩm.
Nhiều tháng ở phòng trọ bí bách, không có việc làm, hai vợ chồng lập kênh TikTok để giải khuây. Cả hai thường đăng tải các clip tập nói, vui chơi của 2 con gái.
Nhờ mái tóc và làn da trắng kỳ lạ, các clip của Tâm chị và Tâm em bất ngờ lên xu hướng, thu hút hàng triệu lượt xem. Mọi người biết đến các bé ngày một nhiều và biệt danh "Song sinh thiên thần" ra đời.
“Sau khi xem clip trên kênh TikTok của tôi, nhiều người sáng tạo nội dung tìm đến phỏng vấn. Trong đó, chủ một kênh YouTube nổi tiếng đã đến phòng trọ quay hình. Khi kênh này đăng tải video, thêm nhiều người biết đến 2 bé”, chị Rồng kể.
Về sau, người quản lý kênh đó tạo cho gia đình chị Rồng kênh YouTube có tên Song sinh thiên thần. Nhờ vậy, anh chị có thêm công việc mới.
Ban đầu, sự mới lạ và dễ thương, hoạt bát của 2 bé thu hút nhiều lượt xem. Khoảng 1 tháng sau, lượt xem có dấu hiệu chững lại nên thu nhập giảm dần.
Đổi đời nhờ 2 con gái
Chị Rồng thừa nhận, vợ chồng chị quê mùa, không giỏi ăn nói, cũng không biết cách sáng tạo nội dung trên YouTube. Các video chỉ xoay quanh cuộc sống hàng ngày của hai bé song sinh nên khiến người xem thấy nhàm chán.
Hiện tại, vợ chồng chị Rồng không thường xuyên đăng video. Lượt xem mỗi video chỉ dao động từ 11.000 – 30.000 lượt xem. Thu nhập đạt khoảng 10 - 12 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, cộng đồng mạng lại lan truyền thông tin thu nhập hàng tháng của kênh đạt hàng tỷ đồng; vợ chồng chị Rồng đổi đời, xây được nhà mới ở Sóc Trăng.
Nhiều người bình luận tiêu cực, dè bỉu vợ chồng chị lợi dụng con cái để kiếm tiền. Dù biết không thể tránh khỏi những bình luận tiêu cực nhưng điều này vẫn khiến anh chị cảm thấy buồn bã.
Sau đó, anh chị tự động viên nhau “sống chung” với tin đồn, tập trung làm việc kiếm tiền nuôi con.
Hai năm trước, vợ chồng chị Rồng quyết định về quê. Lúc đó, sức khỏe mẹ anh Mây sa sút, không thể chăm lo cho con trai lớn của anh chị.
“Nếu đưa cả 3 con lên Bình Dương sống thì đồng lương công nhân không đủ trang trải. Tiền YouTube chỉ đủ lo tiền sữa, học phí cho Tâm chị, Tâm em”, chị Rồng tâm sự.
Quê anh chị thuộc vùng sâu vùng xa, xã nghèo của tỉnh Sóc Trăng. Vì vậy, anh chị khó tìm được việc làm ổn định. Cả nhà chủ yếu dựa vào mấy công (1 công = 1.000m2) ruộng trồng lúa và thu nhập từ kênh YouTube.
Hết mùa vụ, anh Mây chuyển sang làm thuê. Không có việc, anh lại đi bắt cá, hái rau dại,… Chị Rồng lo nội trợ, đưa rước các con và chăn nuôi gia cầm.
Năm đầu tiên về quê, cả nhà chị Rồng ở nhà thuê. Sau đó, anh chị chuyển về sống gần nhà nội, xây một căn nhà nhỏ.
Chị Rồng chia sẻ: “Chúng tôi phải vay tiền mới xây được nhà, chứ không phải nhờ tiền thu được từ YouTube.
Nhiều người hướng dẫn tôi bán hàng trên TikTok. Nhưng tôi không rành, sợ bán sản phẩm không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của các con.
Người ta nói về quê dễ sống, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, đỡ tốn tiền. Nhưng mình nuôi con nhỏ, cái gì cũng tốn kém”.
Vợ chồng chị Rồng không muốn các con sống khó khăn như cha mẹ. Anh chị từng mơ ước đưa con “thoát khỏi vùng quê”.
Nhưng bây giờ, anh chị chỉ mong các con khỏe mạnh, học giỏi, ngoan ngoãn. Nghèo cũng không sao, miễn gia đình bên nhau là đủ.
Ảnh, video: Nhân vật cung cấp