Kỳ họp thứ 52 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Ảnh: UBKTTW).
Tại kỳ họp thứ 52, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng, kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Thành ủy; kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập đối với các cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tại các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được, các tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra còn có một số vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng; trong kê khai tài sản, thu nhập.
Cơ quan kiểm tra yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra tiếp tục phát huy ưu điểm; kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Cũng tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả giám sát đối với các tổ chức đảng và đảng viên.
Với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các thành viên Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, cơ quan kiểm tra cho rằng còn có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu, lối mở biên giới; trong lãnh đạo, chỉ đạo Công an tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; trong kê khai tài sản, thu nhập.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các thành viên Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Long còn có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác cán bộ; quản lý, sử dụng đất trong các dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước; trong kê khai tài sản, thu nhập.
Ban Thường vụ Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu 4 và Quân chủng Hải quân còn có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác cán bộ; quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản; thực hiện các dự án đầu tư; thực hiện nhiệm vụ được giao; trong kê khai tài sản, thu nhập.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được giám sát tiếp tục phát huy ưu điểm, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc, khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Cũng tại kỳ họp thứ 52, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"; Hướng dẫn công tác nhân sự ủy ban kiểm tra tại đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Cơ quan kiểm tra cũng thảo luận về kết quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2024; xem xét, giải quyết khiếu nại 1 trường hợp và xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng khác.
" alt=""/>Kiểm tra kê khai tài sản cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý tại 3 tỉnh, thànhChủ đề của cuộc thi Viết thư UPU lần 52 là “Tưởng tượng em là một siêu anh hùng mang sứ mệnh làm cho mọi con đường trên thế giới an toàn hơn với trẻ em. Hãy viết thư cho ai đó để nói về sức mạnh siêu phàm giúp em hoàn thành sứ mệnh của mình”.
Bà Trần Thanh Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ TT&TT, Phó trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết, chủ đề cuộc thi năm nay gắn với chương trình hành động của Liên hợp quốc thập niên thứ hai về cải thiện an toàn giao thông đường bộ. Đây cũng là vấn đề lớn có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của trẻ em.
“Cuộc thi là dịp để các em học sinh tìm hiểu kỹ hơn về Luật An toàn giao thông đường bộ của nước ta. Đặc biệt, các em cần liên hệ với những kiến thức thực tế trong quá trình tham gia giao thông đường bộ liên quan đến trẻ em, nhận diện những vấn đề giao thông không an toàn ảnh hưởng đến trẻ em, đưa ra những hành động cụ thể và giải pháp khắc phục những vấn đề đó”, bà Trần Thanh Hà cho hay.
Nhấn mạnh chủ đề cuộc thi năm nay rất thiết thực, quan trọng, gắn với đời sống hàng ngày của mọi người, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định yêu cầu ngành giáo dục địa phương, đặc biệt là các bậc phụ huynh quan tâm, coi đây là 1 trong những hoạt động có ý nghĩa trong việc giáo dục con em mình.
Theo thể lệ, tại Việt Nam, cuộc thi Viết thư quốc tế UPU dành cho học sinh từ 9 đến 15 tuổi. Bài dự thi dài không quá 800 từ, bắt buộc viết tay trên 1 mặt giấy và cho vào phong bì có dán tem, gửi thường qua đường Bưu điện. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 10/1/2023 đến 15/3/2023 (tính theo dấu Bưu điện). Nơi nhận bài là Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, số 5, phố Hòa Mã, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội - 11611.
Bên cạnh việc lưu ý các em học sinh cần đọc kỹ thể lệ, đại diện Ban giám khảo cuộc thi cũng hướng dẫn các thí sinh một số điểm quan trọng, cụ thể là: bức thư viết dưới dạng văn xuôi và phải theo đúng thể thức của một bức thư, với phần đầu thư có thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư; phần nội dung thư chuyển tải toàn bộ chủ đề bức thư; và phần cuối thư là những thông điệp được người viết gửi gắm, có lời chào tạm biệt và ký tên người viết.
“Một bức thư tham gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU không phải là bức thư thông thường, mà là một bức thư văn học, một bức thư có sự sáng tạo và cảm xúc để tạo nên sự khác biệt. Các em là tác giả của bức thư, nên phải chủ động trong cách trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình và cố gắng diễn đạt vấn đề một cách thuyết phục nhất”, đại diện Ban giám khảo lưu ý thêm.
Cũng tại sự kiện, Ban tổ chức đã trao giải Khuyến khích quốc tế cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 - năm 2022 cho em Nguyễn Bình Nguyên, lớp 9A1, trường THCS Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Đây là lần thứ 17 học sinh Việt Nam đoạt giải quốc tế sau 34 năm tham gia.
" alt=""/>Phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần 52 chủ đề về giao thông đường bộThực hiện quy định Luật Xuất bản, đến tháng 12/2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp, đổi giấy phép thành lập cho 37 NXB (chung cho cả hoạt động in, phát hành); trong đó, chỉ có NXBGDVN có chức năng xuất bản SGK.
Sau khi có chủ trương "Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, có một số SGK cho mỗi môn học", đến nay đã có thêm 5 NXB khác đủ điều kiện về nguồn lực và mạng lưới cộng tác viên được Bộ Thông tin - Truyền thông xem xét, bổ sung chức năng xuất bản SGK trong giấy phép thành lập.
5 nhà xuất bản nói trên bao gồm: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm TP.HCM, NXB ĐHQG Hà Nội, NXB Đại học Vinh và NXB Đại học Huế .
Thực tế từ năm 2002-2003 đến nay, Chính phủ đã giao cho Bộ GD-ĐT xây dựng chương trình, biên soạn SGK từ lớp 1 đến lớp 12 và chỉ đạo thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
Đây cũng là đơn vị duy nhất trong thời gian dài được cấp phép và có chức năng xuất bản SGK.
Ủy ban Văn hóa, Gi áo dục, Thanh niên và Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Với Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông, việc thực hiện “một chương trình nhiều bộ SGK” sẽ tạo ra cơ chế mới thúc đẩy nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia biên soạn.
Trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo một số NXB được cấp phép cho rằng: Việc tham gia ở cấp độ nào tùy năng lực của từng đơn vị, nhưng làm SGK là chuyện không dễ dàng.
Việc xuất bản, in và phát hành là 3 công việc hoàn toàn khác nhau. Một nhà xuất bản có thể chỉ làm công tác phát hành, nhưng cũng có nhà xuất bản không liên quan gì tới in và phát hành. Thông thường công việc chủ yếu của nhà xuất bản làm công tác xuất bản là chủ yếu, tức là cấp giấy phép biên tập. Nếu muốn in và phát hành, phải có thêm giấy phép nữa.
Một chuyên gia am hiểu lĩnh vực xuất bản cho hay nếu in sách mà bị khống chế giá như NXB Giáo dục Việt Nam hiện nay thì vấn đề sẽ gay go hơn rất nhiều.
Để đón đầu chủ trương "xã hội hóa biên soạn SGK, có một số SGK cho mỗi môn học", NXB phải nghiên cứu SGK cũ, học hỏi kinh nghiệm của nước khác rồi đi tập hợp đội ngũ người viết. Đối với đơn vị tự hạch toán, việc tham gia thị trường SGK không hề đơn giản.
Trước câu hỏi của VietNamNet "liệu với cơ chế này, giá SGK còn có thể giảm được nữa không?",ông Phan Viết Lượng (Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội) cho hay, cũng chưa thể khẳng định giá SGK có giảm hay không; nhưng chắc chắn Nhà nước cần tăng cường trách nhiệm quản lý hơn.
Nếu bản quyền về SGK được sử dụng, tạo điều kiện cho các nhà xuất bản SGK tiếp cận bản thảo thì việc tổ chức đấu thầu sẽ tập trung hơn. Khi đó, các cơ sở in có thể đổi mới công nghệ, được lựa chọn nguyên liệu đầu vào, quy trình tổ chức in xuất bản trở nên chuyên nghiệp, hợp lý, không làm tăng chi phí trung gian. Chất lượng SGK nhờ vậy cũng sẽ hấp dẫn về nội dung, đẹp về hình thức.
SGK là mặt hàng được quản lý về giá
Để tổ chức biên soạn bộ SGK theo chương trình giáo dục phổ thông được phê duyệt năm 2000, Bộ GD-ĐT đã thành lập đội ngũ tác giả và tổ chức biên soạn SGK; lập Hội đồng thẩm định SGK và tổ chức thẩm định SGK các môn học; Giao cho NXBGD VN tổ chức bản thảo, biên tập, thiết kế-minh họa, đăng kí xuất bản, in và phát hành.
Theo giải thích của Bộ GĐ-ĐT, từ đó đến nay, việc in SGK do NXB này tổ chức thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn các nhà in có đủ năng lực để bảo đảm chất lượng, tiến độ, giá thành hợp lí.
Việc phát hành SGK được thông qua các công ty Sách - Thiết bị trường học địa phương và một số đối tác phát hành. Việc in và phát hành SGK cơ bản đáp ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời nhu cầu học tập của học sinh cả nước. Các nhà in tham gia đấu thầu in, các đơn vị tham gia phát hành SGK phần lớn đều là các công ty cổ phần; nguồn nguyên vật liệu phục vụ in ấn SGK (giấy, kẽm, mực in) chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành SGK.
Do tính chất đặc thù của việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa nên NXB GDVN không được tự quyết định giá bìa SGK. Theo quy định hiện hành thì SGK là mặt hàng được quản lí giá bởi Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá).
Từ năm 2011 đến nay, mặc dù giá cả thị trường có nhiều thay đổi, giá nguyên vật liệu làm sách tăng lên nhiều nhưng giá SGK vẫn giữ nguyên.
Việc NXBGD VN tổ chức đấu thầu để lựa chọn các công ty in, phát hành thông qua các công ty cổ phần về thực chất là lựa chọn những công ty đủ mạnh, có khả năng in SGK với chất lượng tốt, giá thành hạ, giảm chi phí vận chuyển (sách in ở khu vực nào cung cấp cho khu vực đó, không phải "chuyển về nhập kho, sau đó chuyển đến các công ty cổ phần sách và thiết bị tại các miền, rồi mới chuyển về các công ty phát hành sách địa phương" như được phản ánh). Theo báo cáo của NXB GD VN trong việc in ấn, phát hành sách giáo khoa hiện nay lỗ khoảng 40 tỷ một năm.
Thúy Nga - Lê Huyền
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa có báo cáo khảo sát bước đầu về việc xuất bản, in sách giáo khoa phổ thông trong 5 năm, từ 2012-2017.
" alt=""/>Thêm 5 nhà xuất bản được cấp phép xuất bản sách giáo khoa