Theo Văn phòng Bộ TT&TT, trong quý I/2024, hệ thống tiếp nhận và xử lý kiến nghị trực tuyến ngành TT&TT đã tiếp nhận 50 kiến nghị của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cơ quan báo chí và xuất bản. Tính đến 14h ngày 15/4, tất cả kiến nghị này đều đã được các đơn vị thuộc Bộ trả lời.
Qua xem kỹ các kiến nghị và giải đáp kiến nghị gửi đến Bộ TT&TT trong quý I/2024, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét, việc tiếp nhận và trả lời kiến nghị của Bộ thời gian vừa qua đã có tiến bộ đáng kể. Câu hỏi của các đơn vị có chất lượng tốt, câu trả lời của các cục, vụ cũng tiến bộ hơn trước. “Tôi mong muốn các đơn vị trong ngành tăng cường hỏi sâu, tăng cường làm cho đến tận cùng. Qua đó, sẽ giúp cho quản lý nhà nước của Bộ ‘lên tay’ hơn”, Bộ trưởng đề nghị.
Bộ trưởng cũng nhắc chung các cơ quan, đơn vị ở cả lĩnh vực báo chí và công nghệ số về sự cần thiết phải có định hướng mới, đa dạng hóa nguồn thu. Bộ trưởng phân tích, những nguồn thu truyền thống đang bị xói mòn, các đơn vị cần phải có nguồn thu mới. Mặt khác, công nghệ mới đang thay đổi các ngành, vì thế cũng tạo ra các nguồn thu mới.
“Cơ cấu nguồn thu mới sẽ quyết định sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp, một đơn vị sự nghiệp. Cho nên, cả đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp đều cần chú ý rằng cơ cấu nguồn thu quyết định tương lai và phải chủ động cơ cấu lại nguồn thu”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Chỉ rõ toàn ngành TT&TT phải chuyển đổi số chính mình trước, sau đó mới là hạt nhân để chuyển đổi số các ngành, địa phương và doanh nghiệp khác, người đứng đầu ngành TT&TT cũng gợi mở cách làm đơn giản, hiệu quả nhất là áp dụng các ứng dụng số đã có.
Về ứng dụng AI trong công việc hàng ngày, Bộ trưởng lưu ý ứng dụng AI càng hẹp thì càng hiệu quả, dễ làm và dễ triển khai; AI càng hẹp thì càng thông minh. AI hẹp là AI trợ lý ảo cho từng vụ, cục, từng doanh nghiệp, từng cơ quan báo chí. Các cục, vụ, doanh nghiệp, cơ quan báo chí sẽ đưa dữ liệu, huấn luyện để có trợ lý ảo của đơn vị mình, dựa trên nền tảng LLM do các doanh nghiệp công nghệ phát triển.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của bộ phận nghiên cứu phát triển với sự phát triển đúng hướng của một tổ chức, Bộ trưởng cho rằng: Muốn phát triển dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đơn vị nào trong ngành TT&TT cũng cần có bộ phận này. Việc đặt đúng bài toán, đúng vấn đề là việc đầu tiên, quan trọng nhất của nghiên cứu phát triển, có thể chiếm tới trên 50%.
Bộ trưởng cũng chỉ ra cho các cục, vụ trong Bộ cách để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số trong nước phát triển. Đó là, cần đặt ra các bài toán quản lý để doanh nghiệp phát triển phần mềm, phát triển ứng dụng, chạy thử và đặt mục tiêu, tổ chức mua sắm. Nêu dẫn chứng cụ thể việc Cục An toàn thông tin gần đây đã đặt ra một số bài toán cho doanh nghiệp, Bộ trưởng cho biết qua việc giải những bài toán này, doanh nghiệp trưởng thành lên.
Thương mại hóa 5G nhưng mạng 4G cũng phải tốt hơn
Tại hội nghị, nhiều tín hiệu đáng mừng về sự phát triển của hạ tầng số Việt Nam đã được các lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp chia sẻ. Theo Tổng giám đốc VNPT IT Dương Thành Long, VNPT đang tập trung phát triển hạ tầng băng rộng, tăng cường kết nối quốc tế, phát triển các trung tâm dữ liệu, hạ tầng điện toán đám mây, IoT, đồng thời kết hợp với các đơn vị trong và ngoài nước để phát triển các nền tảng số.
Với Viettel, Tổng giám đốc Viettel Telecom Cao Anh Sơn cho hay, từ năm 2020 đến nay, doanh nghiệp này đã có nhiều chiến dịch để chuyển các thuê bao 2G lên 4G. Kết quả, số lượng thuê bao 2G trên mạng lưới Viettel giảm mạnh.
Viettel sẽ tiếp tục hành động để giảm tỷ lệ thuê bao 2G xuống dưới 5% tổng thuê bao toàn mạng lưới vào tháng 9/2024. Để làm được điều đó, Viettel dự kiến triển khai thêm khoảng 20.000 trạm BTS, tăng vùng phủ 4G tương đương với 2G.
Điểm nhấn đáng chú ý của hạ tầng số Việt Nam gần đây là việc tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số với 2 khối băng tần B1 (2500 - 2600 MHz) và C2 (3700 - 3800 MHz).
Với việc Viettel và VNPT đấu giá thành công, Bộ TT&TT đã cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G từ ngày 11/4/2024. Tại hội nghị ngày 15/4, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã trao giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho 2 doanh nghiệp giành quyền sở hữu 2 khối băng tần B1 và C2.
Bộ TT&TT trao giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G cho Viettel và VNPTBộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho Viettel và VNPT.Trong bối cảnh dịch vụ 5G sắp được triển khai tại Việt Nam, cả VNPT và Viettel đều coi đây là ưu tiên chiến lược. VNPT dự định nâng cấp hệ thống truyền dẫn, đồng thời đầu tư 1.000 trạm 5G mới trong năm 2024. Viettel cũng quyết tâm triển khai thương mại hóa dịch vụ 5G trong năm nay để cung cấp sớm cho người dân, doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, tỷ lệ tần số trên mỗi nhà mạng và trên đầu người của Việt Nam hiện thấp hơn khoảng 40% so với các nước ASEAN. Điều này chắc chắn sẽ có tác động đến chất lượng mạng lưới.
Trao đổi với các nhà mạng, Bộ trưởng đặc biệt lưu ý về vấn đề đảm bảo chất lượng mạng lưới viễn thông. Trong vài năm tới, dịch vụ 4G vẫn sẽ đóng vai trò chủ đạo tại thị trường Việt Nam. Do vậy, các nhà mạng cần tìm cách nâng cấp mạng lưới, đảm bảo tăng cường chất lượng mạng 4G, song song với việc triển khai 5G.
“5G là trọng điểm nhưng 4G mới là mạng nòng cốt, dung lượng lớn, vùng phủ rộng. Nhà mạng vừa đầu tư thêm cho mạng 4G, vừa đầu tư mới 5G mới đảm bảo được chất lượng”, Bộ trưởng nhận định.
Cách giải bài toán này, theo người đứng đầu ngành TT&TT, là các nhà mạng nên cân nhắc việc đấu thầu thêm tần số thấp, ở băng tần 700 MHz để tăng cường chất lượng vùng phủ sóng 4G. Ở góc độ cơ quan quản lý, để thúc đẩy chất lượng mạng lưới viễn thông, Bộ TT&TT sẽ đo kiểm và công bố công khai hàng tháng.
Cách làm mới về chuyển đổi số, chú trọng khả năng phục hồi hệ thống
Tại hội nghị, bên cạnh viễn thông và tần số vô tuyến điện, qua lắng nghe chia sẻ, trao đổi của một đơn vị đối tượng quản lý như Công ty Nhã Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài PTTH Hà Nội, báo Tài nguyên Môi trường, Công ty VinAI..., Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã có những chỉ đạo cụ thể với các lĩnh vực khác của ngành như bưu chính, chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, công nghiệp công nghệ số, báo chí, xuất bản, thông tin cơ sở.
Đơn cử, với bưu chính, nhấn mạnh vai trò quan trọng của lĩnh vực này cũng như việc đầu tư hạ tầng bưu chính, Bộ trưởng chỉ đạo Vụ Bưu chính làm rõ nội hàm về hạ tầng bưu chính và hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính thực hiện, đầu tư.
Bên cạnh trách nhiệm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh thông qua việc làm rõ các tiêu chí, giám sát thị trường và xử lý vi phạm, Vụ Bưu chính cũng cần định kỳ đo lường và công bố chất lượng dịch vụ để các doanh nghiệp có biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ. “Đo lường và công bố chất lượng là một trong những công cụ quản lý nhà nước hiệu quả, không chỉ riêng lĩnh bưu chính mà các lĩnh vực khác cũng cần phải làm”, Bộ trưởng yêu cầu.
Về chuyển đổi số, ngoài lưu ý với nhiệm vụ quan trọng là sửa Nghị định 73 quy định quản lý đầu tư và ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước đảm bảo khả thi, người đứng đầu ngành TT&TT chỉ rõ, trong quý II/2024, Bộ TT&TT sẽ đánh giá và công bố tỉnh mẫu về trung tâm điều hành đô thị thông minh, dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Cách làm mới của Bộ là làm mẫu, làm đến tận nơi và sau đó công bố tỉnh mẫu để các địa phương khác học tập kinh nghiệm. Bộ trưởng cũng yêu cầu: Việc đo lường đánh giá chuyển đổi số phải online. Những gì Cục Chuyển đổi số quốc gia quản lý đều phải kết nối online với hệ thống của các đối tượng và cương quyết không nhận báo cáo giấy.
Đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chú ý dữ liệu là tài sản quan trọng nhất mà càng khai thác thì càng tạo ra nhiều giá trị, Bộ trưởng nhấn mạnh: Chuyển đổi số phải dựa trên dữ liệu. Để thúc đẩy xây dựng cơ sở dữ liệu tại các bộ, ngành, địa phương đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”, Bộ TT&TT đã thành lập Phòng dữ liệu tại Cục Chuyển đổi số quốc gia. Thời gian tới, phòng sẽ có hướng dẫn các bộ, tỉnh về xây dựng cơ sở dữ liệu.
Từ thực tế các cuộc tấn công ransomware nhắm vào các hệ thống của doanh nghiệp gần đây, Bộ trưởng nhận định đây là dịp tốt để nhìn lại mức độ an toàn của các hệ thống an toàn thông tin và cũng là cơ hội để nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, an ninh mạng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội. Các cuộc tấn công gần đây đã cảnh báo những rủi ro, mức độ thiệt hại khi các đơn vị bị tấn công mạng.
Bộ trưởng chỉ rõ, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Các bộ, ngành, địa phương và cả các doanh nghiệp, đơn vị trong ngành TT&TT cần quán triệt chỉ thị này. Cục An toàn thông tin có hướng dẫn về thực hiện chỉ thị, đặc biệt chú ý đến khả năng chống chịu của hệ thống, khả năng phục hồi hệ thống. “Bởi lẽ, chúng ta sẽ khó tránh khỏi bị tấn công, quan trọng là khả năng phục hồi hệ thống”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Lưu ý đầu tư cho CNTT, chuyển đổi số phải luôn có cấu phần an toàn, an ninh mạng với mức chi ít nhất 10%, người đứng đầu ngành TT&TT còn yêu cầu Cục An toàn thông tin nhanh chóng đầu tư nâng cấp hệ thống cho Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, với mục tiêu để Trung tâm này làm tốt cả 2 chức năng quan trọng là giám sát thông tin trên không gian mạng và giám sát tấn công, hỗ trợ khi đơn vị bị tấn công.
Chuyển đổi số quốc gia gắn với phát triển kinh tế - xã hộiTheo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, chương trình chuyển đổi số quốc gia đi qua 4 năm và đến bây giờ đã đủ điều kiện để gắn với nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế - xã hội." alt=""/>Ngành TT&TT phải chuyển đổi số chính mình trướcSau hơn 1 năm xuất hiện trên thị trường, sức hút của mẫu xe này phần nào đã giảm. Cùng với đó, tác động của khủng hoảng kinh tế đã khiến giá bán của Land Cruiser trở về “quỹ đạo” cũ.
Đơn cử, chiếc Toyota Land Cruiser 2022 trong bài thuộc phiên bản VXR nhập khẩu từ Nga đang được đơn vị kinh doanh xe sang chào bán với mức giá chưa tới 7 tỷ đồng, dù trước đó phiên bản này có giá lên tới gần 8 tỷ đồng.
So với phiên bản thường, Land Cruiser VXR 2022 có nhiều điểm khác biệt ở ngoại thất, mang đến diện mạo hầm hố, cơ bắp hơn đáng kể.
Kích thước cản trước lớn hơn, đi kèm khe hút gió kéo dài chính giữa và ốp thanh mạ crôm. Hai bên là hốc tích hợp đèn sương mù, tạo điểm nhấn bằng ốp viền thay vì đơn điệu như phiên bản tiêu chuẩn. Xung quanh lưới tản nhiệt có thêm bộ khung đồng màu với thân xe.
Cụm đèn chiếu sáng của phiên bản này vẫn tương tự các phiên bản khác, dùng công nghệ LED với thiết kế vuông vức, cứng cáp hơn thế hệ cũ.
Kích thước chiều dài × rộng × cao của xe lần lượt là 4.965 × 1.980 × 1.945 mm, với chiều dài cơ sở ở mức 2.850 mm. Khoảng sáng gầm lên tới 235 mm nhờ khung gầm và hệ thống treo hoàn toàn mới, giúp tối ưu khả năng chạy offroad cho xe.
Đuôi xe nổi bật nhờ cụm đèn hậu LED góc cạnh, sắc sảo hơn. Cản sau gồm những đường gân lớn, đi kèm hai hốc gió giả tích hợp đèn phản quang. Chi tiết này sơn đồng màu với thân xe thay vì chỉ làm bằng vật liệu composite sơn đen như phiên bản thường.
Khoang nội thất của chiếc Toyota Land Cruiser 2022 này sử dụng tông màu đen chủ đạo, kết hợp với một số chi tiết ốp gỗ tối màu như vô-lăng, bệ điều khiển trung tâm, viền cửa gió điều hòa hàng ghế sau.
Bảng điều khiển đã hiện đại, đơn giản hơn so với thế hệ cũ khi trang bị màn hình trung tâm kích thước 12,3 inch kết nối Apple CarPlay và Android Auto, giảm bớt số lượng nút bấm vật lý. Hệ thống giải trí của xe còn có dàn âm thanh cao cấp 14 loa đến từ thương hiệu JBL.
Khác với phần lớn những chiếc Land Cruiser 300 khác tại Việt Nam trang bị 3 hàng ghế (7 chỗ ngồi), chiếc xe đang được rao bán có cấu hình 2 hàng ghế gồm 5 chỗ ngồi. Do đó, không gian chứa đồ của xe cũng rộng rãi và thoải mái hơn.
Tất cả ghế ngồi đều bọc da cao cấp, trong đó ghế lái chỉnh điện 10 hướng kèm 3 chế độ nhớ ghế, ghế bên phụ chỉnh điện giảm còn 8 hướng. Cả hai ghế tích hợp chức năng sưởi và làm mát.
Một số trang bị tiêu chuẩn khác của xe có thể kể đến như màn hình hiển thị trên kính lái HUD, sạc không dây chuẩn Qi, nút đề nổ Start/Stop tích hợp mã hóa vân tay, màn hình sau vô-lăng kích thước 7 inch, cửa sổ trời chỉnh điện,.v.v…
Không giống những chiếc nhập khẩu từ thị trường Trung Đông được trang bị động cơ V6 hút khí tự nhiên 4.0L như thế hệ cũ, Toyota Land Cruiser 2022 nhập khẩu từ thị trường Nga đã dùng động cơ V6 tăng áp kép 3.5L, sản sinh công suất 409 mã lực và 650 Nm mô-men xoắn.
Cỗ máy này kết hợp với hộp số tự động 10 cấp và hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian, giúp xe tăng tốc 0-100 km/h chỉ tốn 6,7 giây.
Tiến Dũng
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Từng đắt như tôm tươi, Toyota Land Cruiser 2022 giảm giá còn 7 tỷ tìm kháchJean-François Milou từng chia sẻ với những người cộng sự của mình: “Mọi công trình kiến trúc đều trở nên xấu xí nếu thiếu đi cây xanh và cảnh quan”, vì vậy trong mọi thiết kế, ông luôn đề cao không gian cảnh quan tự nhiên và cấu trúc sẵn có. Phong cách của ông là minh chứng cho khái niệm “Đơn giản không đồng nghĩa với nhàm chán”, thể hiện qua những dự án thương mại, căn hộ cao cấp như Gangil Seoul Compact City (Hàn Quốc), The Avenir (Singapore),...
Nhìn lại những công trình của studioMilou, không khó để nhận thấy điểm chung về kiến trúc nằm ở cảnh quan xanh bao trùm, cùng việc ứng dụng các tấm kính khổng lồ nhằm tích hợp và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên vào không gian.
… Đến “thành phố ánh sáng” nơi phía tây Thủ đô
Mang trọn vẹn tinh thần thiết kế đặc trưng đó vào Lumi Hanoi, studioMilou kiến tạo nét kiến trúc độc bản giao thoa giữa ánh sáng và kiến trúc, để dự án không thể bị nhầm lẫn với bất kỳ công trình nào khác. Phá vỡ tính đơn điệu của mặt tiền dự án, các tòa căn hộ được thiết kế theo cấu trúc đặc biệt với sự sắp xếp có chủ đích của những tấm kính lớn, nhằm tối đa hóa lượng ánh sáng tự nhiên, thổi hồn vào không gian sống trong lành, thoáng đãng.
Theo nhà phát triển dự án, để đưa ánh sáng tràn ngập trong không gian sống, studioMilou đã đem tới một Lumi Hanoi được mọc lên từ cảnh quan độc đáo, hòa quyện cùng hệ sinh thái thiên nhiên lên tới 4,3ha. Trong đó phải kể tới công viên Lá phổi xanh (Green Lung) trải dài khắp dự án, tô điểm bởi thảm thực vật đa tầng, đa sắc, mang chất sống xanh tới ngưỡng cửa của từng tổ ấm.
Bên cạnh yếu tố thiết kế, bộ sưu tập hơn 80 tiện ích nội khu đáp ứng đa dạng nhu cầu của cư dân mọi lứa tuổi cũng được xây dựng bám sát theo ý tưởng chủ đạo về ánh sáng, thúc đẩy phong cách sống năng động, tràn đầy nhiệt huyết.
Ngay sau khi ra mắt, Lumi Hanoi đã xuất sắc mang về các giải thưởng lớn trong lễ trao giải Bất động sản PropertyGuru 2023, với 2 giải nằm trong hạng mục về kiến trúc: “Thiết kế kiến trúc xuất sắc”, “Thiết kế cảnh quan xuất sắc”. Những giải thưởng này là minh chứng cho sự khắt khe, đòi hỏi chất lượng xứng tầm cùng sự đồng nhất trong từng chi tiết nhỏ của nhà đầu tư CapitaLand Development (Vietnam) trong hành trình xây dựng Lumi Hanoi. Dự án hứa hẹn trở thành tâm điểm thu hút cộng đồng cư dân tinh hoa - những người đề cao tính nghệ thuật trong không gian sống.
Tọa lạc nơi phía tây Hà Nội với kết nối trực tiếp vào Đại lộ Thăng Long và Đường vành đai 3.5, Lumi Hanoi kiến tạo phong cách sống đầy năng động với bộ sưu tập hơn 80 tiện ích nội khu độc đáo, cùng hệ tiện nghi kế cận, hướng tới đáp ứng trọn vẹn nhu cầu đa dạng cư dân. Tìm hiểu thêm thông tin về dự án tại: Website: www.lumihn.com.vn Hotline: 1800 400 088 |
Bích Đào
" alt=""/>Lumi Hanoi