您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Al Jabalain, 19h35 ngày 23/1: Khách ‘tạch’
NEWS2025-01-26 17:30:06【Thể thao】0人已围观
简介 Hư Vân - 23/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g xem bóng đá việt nam hôm nayxem bóng đá việt nam hôm nay、、
很赞哦!(35753)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Samaxi vs Zira, 17h00 ngày 24/1: Khó tin cửa dưới
- Nổi tiếng đắt show, Anh Tú 'Ca sĩ mặt nạ' vẫn là 'chàng trai ngoan'
- Hai bé sinh đôi chào đời cách nhau ... hai tháng rưỡi
- Nữ PGS nhận giải Kovalevskai chia sẻ về nghề
- Nhận định, soi kèo Angkor Tiger vs Tiffy Army, 18h00 ngày 23/1: Tiếp tục gieo sầu
- Vẻ nóng bỏng của mẫu Tây Andrea Aybar
- Vừa xuống xe buýt, cô gái rơi vèo xuống 'hố tử thần'
- Phụ huynh Singapore cho con học lập trình
- Nhận định, soi kèo Hyderabad vs Jamshedpur, 21h00 ngày 23/1: Đặt chân top 2
- Điểm sàn trường ĐH Cần Thơ theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2023
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Rigas Futbola Skola vs Ajax, 3h00 ngày 24/1: Tất cả vì top 8
- Ngày 24/7, tờ China Timesđưa tin Adrian Li (11 tuổi, người Hong Kong, Trung Quốc) đạt 162 điểm bài kiểm tra IQcủa tổ chức quốc tế Mensa. Đây là số điểm cao hơn 2 nhà khoa học Stephen Hawking và Albert Einstein.
Trong khi 2 nhà khoa học Stephen Hawking và Albert Einstein đạt được 160 điểm, Adrian Li đạt 162 điểm trong bài kiểm tra IQ của Mensa. Với kết quả này, Adrian Li được xếp vào top 1% người có chỉ số IQ cao nhất thế giới. Đồng thời, cậu bé cũng nằm trong top 2% người sở hữu điểm cao khi làm bài kiểm tra IQ Mensa.
Trong bài kiểm tra IQ ban đầu Adrian Li nghĩ chỉ đạt được 148 điểm. Sở hữu 162 điểm, cậu bé cảm thấy bất ngờ. Chia sẻ với truyền thông, bà Rachel - mẹ cậu bé cho biết, con trai có những dấu hiệu khác biệt từ nhỏ.
“Adrian Li phát âm chuẩn từ University (đại học) khi mới 2 tuổi, mặc dù không biết nghĩa của từ này”, bà Rachel cho biết.
Đam mê đọc sách khi mới 2 tuổi, mỗi ngày cậu bé đều đọc 1 quyển. Khi học mẫu giáo, Adrian Li đã đọc quyển Chiến tranh giữa các vì sao.
Thậm chí ở tuổi lên 8, Adrian Li bắt đầu viết tiểu thuyết có tên Truy tìm quái vậtvới những câu chuyện phiêu lưu thú vị. Hiện tại, cậu bé vẫn duy trì thói quen viết lách và đang viết tiểu thuyết liên quan đến Rome, dự định xuất bản vào mùa thu năm nay.
Nói thêm về thành tích của con trai, bà Rachel cho biết, ở trường Adrian Li giành được nhiều thành tích học tập. Kết quả bài kiểm tra IQ của con trai khiến cô và gia đình tự hào.
Vào tháng 9, Adrian Li chuẩn bị nhập học tại trường Queen Elizabeth ở Barnet. Cậu bé hy vọng gặp những bạn bè đồng trang lứa có tài năng tương tự.
Bên cạnh việc chăm chỉ học tập, Adrian Li thích chơi cờ vua, tennis, đấu kiếm, trượt tuyết, bóng bàn, taekwondo, chèo thuyền… Trong tương lai, cậu bé mong muốn được trở thành bác sĩ.
Đề thi học sinh giỏi Văn yêu cầu chọn giữa IQ và EQĐề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 môn Ngữ văn của Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế đang gây chú ý với một câu hỏi yêu cầu học sinh đưa ra lựa chọn giữa IQ và EQ.
">Cậu bé 11 tuổi có IQ thuộc top 1% thế giới cao hơn Albert Einstein
Người dùng Internet đang gặp nhiều khó chịu bởi vấn nạn thư điện tử rác. Ảnh: Trọng Đạt Trong đó, thư điện tử rác được định nghĩa bao gồm các thư điện tử quảng cáo không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc vi phạm các quy định về gửi thư điện tử quảng cáo.
Thư điện tử rác còn bao gồm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.
Theo Nghị định 91/2020, người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi được sự đồng ý trước về việc nhận quảng cáo.
Người quảng cáo cũng không được phép gửi quá 3 thư điện tử tới một địa chỉ mail trong vòng 24 giờ, trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với người sử dụng.
Thư điện tử quảng cáo phải được gắn nhãn, có thông tin về người quảng cáo, giá cước dịch vụ, có chủ đề phù hợp và nội dung quảng cáo phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo.
Trong trường hợp vi phạm quy định về quảng cáo, các đối tượng phát tán thư điện tử rác có thể bị ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử dùng để phát tán rác viễn thông theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trước đó, Bộ TT&TT cũng đã rất mạnh tay trong việc xử lý các tin nhắn và cuộc gọi rác. Trong 6 tháng cuối năm 2020, các nhà mạng đã ngăn chặn tổng cộng 89.649 thuê bao phát tán cuộc gọi rác.
Đây là những con số thống kê tích cực, cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan quản lý và cả các nhà mạng trong việc xử lý tình trạng rác viễn thông. Theo đại diện Cục Viễn thông, việc ngăn chặn, xử lý rác viễn thông sẽ không chỉ dừng lại ở năm 2020 mà còn tiếp tục được duy trì trong thời gian tới.
Trọng Đạt
Hà Nội xử lý “rác viễn thông”, cắt số điện thoại quảng cáo sai quy định
Thuê bao phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác và số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt tại cột điện, trụ điện, cây xanh, cột đèn tín hiệu giao thông sẽ đối mặt với việc bị tạm ngừng cung cấp dịch vụ.
">Công bố thêm 29.000 địa chỉ IP phát tán thư điện tử rác
Khai thác thành công các lỗ hổng bảo mật mới trên thiết bị F5 BIG-IP, các đối tượng tấn công có thể chèn và thực thi mã tùy ý (Ảnh minh họa: Internet) Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa gửi cảnh báo về 7 lỗ hổng bảo mật mới trong thiết bị F5 BIG-IP đến các đơn vị chuyên trách về CNTT các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các Sở TT&TT; các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; các Ngân hàng thương mại cổ phần, tổ chức tài chính; và hệ thống các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin.
Các lỗ hổng bảo mật trong thiết bị F5 BIG-IP được Trung tâm NCSC cảnh báo gồm có CVE-2021-22986, CVE-2021-22987, CVE-2021-22991, CVE-2021-22992, CVE-2021-22989, CVE-2021-22988 và CVE-2021-22990. Trong đó, có 6 lỗ hổng được đánh giá mức độ nguy hiểm từ cao đến nghiêm trọng và 1 lỗ hổng mức trung bình.
Các lỗ hổng bảo mật trên đã được F5 công bố vào ngày 10/3/2021, ảnh hưởng đến các phiên bản của sản phẩm F5 BIG-IP từ 11.x đến 16.x. Khai thác thành công các lỗ hổng bảo mật này, các đối tượng tấn công có thể chèn và thực thi mã tùy ý.
Thông tin mô tả chi tiết về 7 lỗ hổng bảo mật mới trên thiết bị F5 BIG-IP. Trong văn bản cảnh báo về 7 lỗ hổng bảo mật trong thiết bị F5 BIG-IP mới gửi tới các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Trung tâm NCSC cũng cho biết, theo thống kê tính đến tháng 3/2021, có hơn 30.000 thiết bị trên Internet đang có nguy cơ bị tấn công bởi các lỗ hổng bảo mật này.
Qua đánh giá sơ bộ của Trung tâm NCSC, Việt Nam có hàng trăm hệ thống đang sử dụng sản phẩm F5 BIG-IP để bảo vệ các hệ thống thông tin, chống lại các tấn công an ninh mạng đa lớp hiện đang ảnh hưởng tới rất nhiều cơ quan tổ chức. Đây là những hệ thống đầu tiên nằm trong mục tiêu mà đối tượng tấn công sẽ tìm đến.
Nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị, góp phần bảo đảm an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Trung tâm NCSC khuyến nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiến hành kiểm tra, rà soát, xác minh hệ thống thông tin có sử dụng thiết bị F5 và bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng trên hay không để có phương án xử lý, khắc phục lỗ hổng.
Các chuyên gia Trung tâm NCSC hướng dẫn rõ, phương án tốt nhất để khắc phục các lỗ hổng bảo mật mới trong thiết bị F5 BIG-IP là thực hiện cập nhật các bản vá do hãng F5 phát hành. Các đơn vị nên cập nhật sớm nhất có thể.
Trong trường hợp chưa thể cập nhật ngay, các quản trị viên cần thực hiện các bước thay thế tạm thời để giảm thiểu nguy cơ tấn công. Tuy nhiên, các chuyên gia NCSC cũng lưu ý, riêng với lỗ hổng CVE-2021-22991 hiện chưa có biện pháp giảm thiểu tạm thời.
Bên cạnh đó, Trung tâm NCSC cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tăng cường hơn nữa công tác giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng. Đối với các cơ quan tổ chức có nhân sự kỹ thuật tốt có thể thử nghiệm xâm nhập vào hệ thống thông qua lỗ hổng bảo mật này.
Trường hợp cần thiết, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có thể liên hệ đầu mối hỗ trợ của Cục An toàn thông tin: Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, theo số điện thoại 02432091616 hoặc qua thư điện tử [email protected].
780 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm
Theo ghi nhận của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Việt Nam thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, trong 2 tháng đầu năm nay, đã có 780 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam (gồm 285 cuộc tấn công lừa đảo - Phishing, 52 cuộc tấn công thay đổi giao diện - Deface và 443 cuộc tấn công cài mã độc - Malware), tăng 36,6% so với cùng kỳ 2 tháng đầu năm 2020.
Số liệu thống kê cho thấy, số cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 1/2021 là 326 cuộc, với 114 cuộc Phishing, 29 cuộc Deface và 183 cuộc Malware. Còn trong tháng 2/2021, tổng số cuộc tấn công dẫn đến sự cố là 454 cuộc, bao gồm 171 cuộc Phishing, 23 cuộc Deface và 260 cuộc Malware.
Trong khi số cuộc tấn công mạng dẫn đến sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam tăng nhẹ, 2 tháng đầu năm 2021, hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ghi nhận xu hướng giảm tiếp số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng botnet (mạng máy tính ma – PV).
Cụ thể, trong tháng 1/2021, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet là 1.004.706 địa chỉ, giảm 1,05% so với tháng 1/2020 và giảm 29,85% so với cùng kỳ tháng 1/2020. Với tháng 2/2021, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet còn 917.492 địa chỉ, giảm 8,68% so với tháng 1/2020 và giảm 44,16% so với cùng kỳ tháng 2/2020.">Hơn 30.000 thiết bị có nguy cơ bị tấn công mạng qua các lỗ hổng trên F5 BIG
Nhận định, soi kèo TPHCM vs SHB Đà Nẵng, 19h15 ngày 24/1: Vùi dập đối thủ
- - Có người sẵn lòng đi vay nợ đáp ứng yêu cầu của con. Muốn con uống sữa,học bài...thưởng vật chất... - là chiêu một số phụhuynh chọn mang đến cho con cuộc sống đủ đầy khiến người trong nhà cũng ngaongán.
Chị Hương (Gia Lâm, Hà Nội) tâm sự: Hai vợ chồng vừa mới gom góp tiềnbạc cùng ông bà xây lại nhà nên chẳng còn đồng nào trong túi. Thế nhưngvì đã trót đồng ý với cậu con trai là thi học kỳ được 10 điểm sẽthưởng cho món đồ chơi mà nó đang ao ước bấy lâu. Trước sự mè nheo,“nhắc nhở” liên tục của con, dù chưa đến kỳ lĩnh lương, chị cũng ngậmngùi hỏi vay mẹ chồng một triệu để đưa con đi sắm đồ chơi.
Điều chị Hương lo lắng, có khi ra cửa hàng đồ chơi, chúng lại đòi muathêm cái này, cái khác nữa. Nếu mình không được đáp ứng bọn trẻ khóclóc ầm ĩ, không chịu về...
Ảnh minh họa Góp ý với chị không nên chiều quá, nhưng chị bảo: "Kiếm tiền vất vả thậtđấy nhưng mình kiếm tiền cũng chỉ để lo cho con thôi. Nên cái gì conthích mà mình đáp ứng được thì sẵn lòng, kể cả đi vay."
Ngoài hứa thưởng đồ chơi khi con được điểm cao, chị còn liên tụcdùng vật chất để dụ con ăn cơm, uống sữa, học bài. Chị kể, nếu con ănhết bát cơm sẽ được mua một hộp thẻ bài pokemon, ăn thêm bát nữa sẽđược mua thêm một hộp. Nếu tự uống hết sữa không cần mẹ bón thì sẽđược thưởng một gói bimbim, hoặc cho mượn điện thoại iphone để chơi tròchơi… Cái gì cũng vậy, muốn bọn trẻ ngoan ngoãn, nghe lời thì chị sẽđồng ý mua cho con những gì chúng thích, mặc kệ là đắt hay rẻ.
Một trường hợp chiều con không kém là chuyện của chị Hân (quê HảiPhòng). Hai vợ chồng chị mới chỉ có một cậu con trai đang học mẫugiáo. Dù công việc không ổn định, thu nhập chính của cả nhà do chồnglà giáo viên tiểu học lo liệu. Nhưng cách chị "đầu tư" cho con khiến mọingười tròn mắt. Quần áo, giày dép, sữa, kem đánh răng, dầu gội, sữatắm... cho con đều phải chọn loại đắt tiền. Thậm chí quần áo con dùngmùa trước đến mùa sau dù còn vừa thì chị vẫn “thanh lý” để sắm cáimới.
Chị quan niệm, thà mình nhịn ăn, nhịn mặc nhưng nhất định không đểcon thua kém bạn bè. Không chỉ thế, chị còn đặc biệt chiều con vôđiều kiện. Con mè nheo không thích đi học, chị liền cho nghỉ. Đồ chơi làđiện thoại của chị, nếu muốn gọi điện thoại chị cũng phải nhẹ nhàng “mượn”- nếu không cậu ấm sẽ lăn ra khóc lóc ăn vạ không ai dỗ được.
Chồng chị góp ý không nên chiều con đến sinh hư như thế nhưng chịkhông quan tâm. Thỉnh thoảng chồng quát mắng con thì chị liền mặt nặng mày nhẹ.Nên đến khi muốn rèn con vào khuôn khổ thì thằng bé lăn ra khóc vì không đúng ý.
Hàng xóm của tôi có cậu con trai lớn đã học đại học. Nhưng cậu chưabao giờ nấu cho bố mẹ một bữa cơm nào, ăn xong cái là lảng đi chơi.Thậm chí cơm nước xong xuôi, dọn sẵn ra nhưng gọi mãi mà con cũngchẳng xuống ăn vì còn bận... ngủ nướng.
Câu chuyện này tuy buồn song cũng chưa bi thương như chuyện mà tôi đượckể lại. Gia đình chị Ly (Hải Phòng) có hai con nhưng khi đứa lớn xa nhà đi họcđại học thì đứa bé mới bắt đầu vào lớp 1 nên tất cả tình cảm yêu thương, chămsóc hai vợ chồng chị đều dành hết cho con trai út ít. Không phải làm bất cứ việcgì ngoài việc học, không bao giờ bị bố mẹ la mắng dù phạm lỗi, nói gì bố mẹ cũngtin tưởng, muốn mua bất cứ thứ gì cũng được đáp ứng… cứ như vậy cậu lớn lên vàkhông coi bố mẹ ra gì. Khi muốn biết con đi đâu, làm gì, học tập thế nào, anhchị liền nhận được câu trả lời: "Sao bố mẹ hỏi nhiều thế"- hoặc "biếtrồi, khổ lắm nói mãi."
Con lên Hà Nội ôn thi đại học và ở cùng với người quen, chị không yên tâm,ngày nào cũng gọi điện hỏi thăm nhưng cậu không muốn nói chuyện, cũng chẳng baogiờ chủ động gọi điện hỏi thăm bố mẹ một câu. Hôm cậu thi đại học, dù không khỏenhưng chị vẫn bắt xe từ Hải Phòng lên xem con thi cử thế nào. Đáp lại sự quantâm của mẹ là câu nói: Mẹ lên đây làm gì? Và bỏ luôn cả bữa ăn trưa cùng mẹ đểđi chơi với bạn.
Vẫn biết chiều con là một phản xạ tự nhiên, một tình cảm tự nhiên trong tấm lòng thương con bao la của cha mẹ. Nhưng chiều con thế nào cho đúng, cho đủ và tốt cho con thì không phải cha mẹ nào cũng làm được. Bài viết gửi về [email protected] Quyên Đỗ
">Những phụ huynh 'nhịn ăn, nhịn mặc' để chiều con
- Teen Việt thu nhập "khủng" từ việc làm thêm
">Những bang hội ý nghĩa trên facebook
- - Gần đây, có một số bài báo chê trách cách sử dụng tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó, tiếng Việt ngày nay được nhìn nhận là đang dần dần bị lệch lạc, thiếu chuẩn mực.
Câu chuyện về “Thưa quý vị và các bạn”
Cách đây chừng hơn chục năm, trên sóng truyền hình, các phát thanh viên vẫn giản dị thưa gửi với “Xin chào các bạn”rồi “Thưa các bạn”.
Bỗng đùng một cái, một tác giả cao niên bức xúc chuyện một cô phát thanh viên mới tí tuổi đầu đã “dám” ti toe lên trước màn ảnh nhỏ cả nước mà gọi bác và những người lớn tuổi hơn là “bạn”.
Một giải pháp được đưa ra: để khỏi làm mếch lòng những người cao niên xem truyền hình, người ta thêm vào cụm từ “Thưa quý vị” vào. Lời thưa gửi bỗng biến thành “Thưa quý vị và các bạn”.
Giải pháp này có thể hiểu nôm na: “Quý vị” là dùng để thưa gửi với các vị cao niên đang xem màn ảnh nhỏ, còn “các bạn” là dành cho những người trẻ. Vậy là ai cũng có phần mình trong đó, không ai còn thắc mắc hay ca thán được gì nữa.
Cứ thế, dần dà người ta quen tai với “Thưa quý vị, thưa các bạn”đến độ hiếm ai thế cái sự phi lí của kiểu thưa gửi thừa thãi này. Tại sao lại tách “quý vị” riêng, “các bạn” riêng như là hai thực thể độc lập. Chẳng lẽ những người trẻ tuổi không thể được gọi là “quý vị”, chẳng lẽ những người lớn tuổi không thể là “các bạn” hay sao.MC Mai Ngọc trong một chương trình thời tiết về bão Nói tóm lại, nội hàm của “quý vị” và “các bạn” chồng lấn lên nhau, tạo nên sự dư thừa không cần thiết.
Khi chê trách cô phát thanh viên kia sử dụng ngôn từ “phạm thượng” khi gọi mình là “các bạn”, những người phê phán kia đã có một cách hiểu có phần hạn hẹp về ý nghĩa của “các bạn” hay “bạn”. “Bạn” không chỉ mang nghĩa là những người đồng trang lứa, có quen biết hay quan hệ gần gũi, thân thiện với nhau kiểu như bạn học. Người ta có thể khác nhau về độ tuổi nhưng vẫn có thể coi nhau như bạn bè được.
Điều quan trọng hơn là khi sử dụng “các bạn” với khán giả truyền hình, cô phát thanh viên kia không nhân danh cá nhân cô để hô gọi một vị khán giả cụ thể nào cả. Cô đang nhân danh cái cơ quan, tổ chức mà cô đại diện để giao tiếp với các đối tượng khán thính giả khác nhau. Nhà đài, chứ không phải cá nhân cô phát viên kia, coi khán giả của mình là những người bạn.
Vậy thì “các bạn” có gì mà “hỗn hào”?
“Các bạn”là một lối nói dường như nghe có phần thân mật gần gũi hơn nếu so với “quý vị”.
“Quý vị”, ngược lại, làm cho tôn kính dành cho đối tượng tiếp nhận tăng lên. Nhưng đồng thời, nó cũng kéo xa khoảng cách thân tình giữa nhà đài và khán giả.
Giữa hai điều này, có thể lựa chọn một. Nhưng nếu gộp vào làm một theo kiểu “Thưa quý vị và các bạn”thì rõ ràng là thừa.
Ấy thế mà cách nói “Thưa quý vị và các bạn”vẫn cứ tồn tại trên các phương tiện truyền thông có để cả chục năm có lẻ rồi. Mấy ai so đo để thấy nó vô lý đâu.
Ngôn ngữ kì diệu là vậy đấy! Ngôn ngữ không đằng thẳng theo kiểu 1 + 1 = 2 như Toán học. Một phần quan trọng của ngôn ngữ được hình thành nên từ những thói quen sử dụng của cộng đồng.
Tri thức về ngôn ngữ học không thể quyết định được cách thức mà người bình thường sử dụng ngôn ngữ. Sự đúng hay sai đôi khi chỉ là tương đối, mang tính quy ước của xã hội.
Thí dụ, ta thường vẫn hay nói “ngày sinh nhật” rồi “lòng quyết tâm”...Hiếm ai lại nhận thấy hoặc đi lại bắt bẻ cái sự lặp thừa của từ “ngày” và “lòng” trong các kết hợp từ ngữ kể trên cả. Hoạ chăng chỉ có… nhà ngôn ngữ học (!).
Mà nếu có ai đó bắt bẻ đi chăng nữa thì cũng xin nói ngay rằng “ngày sinh nhật”hay “lòng quyết tâm” có gì là sai đâu.
Người Việt ta vẫn ngày ngày nói với nhau như vậy một cách tự nhiên nhất. Ít nhất, xét ở góc độ người dùng, các kết hợp này được cộng đồng chấp nhận dù nó có thể là “sai” từ góc nhìn của một nhà nghiên cứu.
Nghiêm trọng hay không nghiêm trọng?
Tôi trở lại vấn đề về tiếng Việt trên bản tin dự báo thời tiết của VTV.
Trước đây, bản tin thời tiết của ta nhiều khi có thể đoán được phát thanh viên sắp nói gì vì nó tuân theo đúng một khuôn mẫu cứng nhắc: Mây (nhiều, ít, thay đổi), ngày (nắng, nắng nóng, rét, lạnh), đêm (có mưa, mưa rào, không mưa), gió (đông nam, tây nam cấp 2-3), nhiệt độ (thấp nhất – cao nhất).
Dự báo thời tiết trên biển thì bao giờ cũng “tầm nhìn xa trên 10 km”. Và chấm hết.
Còn hiện tại,bản tin thời tiết đã phong phú hơn nhiều. Nó không chỉ đơn thuần là những con số, những motip thô cứng nữa mà đã trở thành một kênh cung cấp thông tin đa chiều dành cho khán giả. Ngoài yếu tố về kĩ thuật đồ hoạ thì một trong những nguyên nhân đem đến sự khác biệt này chính là ngôn ngữ sử dụng trong bản tin.
Tôi cho rằng những người làm chương trình đã nỗ lực rất lớn để làm bản tin ngày càng hấp dẫn.Riêng về các từ ngữ như “mấp mé”, “quanh quẩn”, “cái”… đã có một số nhận xét xác đáng của các nhà ngôn ngữ học. Theo tôi, đó cần phải xem là những nỗ lực sáng tạo của người làm chương trình làm cho bản tin trở nên sống động, tươi mới và gần gũi hơn.
Đó là nỗ lực kéo ngôn ngữ trên truyền hình gần hơn với cuộc sống. Muốn làm được vậy, hãy cứ mạnh dạn sử dụng những lối nói độc đáo, dí dỏm mà người dân bình thường hàng ngày vẫn dùng để giao tiếp với chính họ.
Nhìn chung, đây cũng là xu thế chủ đạo trong ngôn ngữ truyền thông hiện đại: cố gắng xây dựng chương trình “thật” nhất có thể. Báo chí và truyền thông cần phải đi từ khán giả, xây dựng những kịch bản mang tính tương tác đa chiều.
Về mặt ngôn ngữ,hãy kể cho họ những câu chuyện bằng chính khẩu ngữ mà họ vẫn dùng hàng ngày. Trong khẩu ngữ tiếng Việt, không thể thiếu chất xúc tác chính là những hư từ “thì”,“là”,“mà” những từ “à”,“ờ”, “vâng”, “phải không”, từ nhấn mạnh “cái”
Nói thế không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn phong cách ngôn ngữ báo chí truyền thông trên các phương tiện phát thanh truyền hình. Cần nói rõ là việc duy trì chuẩn mực phong cách báo chí truyền thông là rất cần thiết. Nghĩa là phát thanh viên hay người dẫn chương trình cần phải thể hiện lối ăn nói gọn gàng, khúc chiết, các từ ngữ cần giản dị, chuẩn xác.
Tuy nhiên, không phải phong cách ngôn ngữ báo chí không cho phép sự giao thoa của các phong cách ngôn ngữ khác.
- Dương Thuỷ Hiệp (NCS ngành Ngôn ngữ học – Đại học Queensland – Australia)
Xem thêm:
>> Bản tin Dự báo thời tiết lỗi nghiêm trọng về tiếng Việt?">Lời chào của MC truyền hình