当前位置: 当前位置:首页 > Kinh doanh > Có cần tôn trọng người khác không?正文

Có cần tôn trọng người khác không?

作者:Công nghệ 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-16 03:32:02 评论数:

 -Từ khóa của bài viết là “tôn trọng”. Một vài câu chuyện sẽ được kể. Hai câu hỏi lớn sẽ có lời giải thích. Riêng câu trả lời cho câu hỏi “Có cần tôn trọng người khác không?ócầntôntrọngngườikháckhôket qua aff cup” lại phụ thuộc vào cách bạn đọc bài viết này.

Lần đầu tiên trong đầu tớ xuất hiện từ “tôn trọng” là vào năm 6 tuổi. Bài kiểm tra được cô giáo trả lại với dấu khoanh đỏ vào nơi tờ giấy được giật ra khỏi gáy vở, tạo ra hai cái lỗ thô lố. Mục lời phê có ghi: “Không tôn trọng giáo viên”. Từ “tôn trọng” lần đầu tiên xuất hiện với tớ theo cách như vậy, đánh vần một từ mới.

Định nghĩa 1: Tôn trọng là không làm phật ý người có quyền lực hơn mình.

Câu chuyện năm 13 tuổi không có lấy một từ “tôn trọng” được nhắc đến, nhưng lại là lần đầu tiên, tớ lờ mờ hiểu về ý nghĩa đích thực của từ này. Đó là lần tớ bị bạn uýnh cho một cái, vì đã trêu đùa bạn quá đà (gán ghép bạn ấy với cậu thiếu niên bán gà ở chợ). Lúc nhận cái uýnh, mặt tớ từ đang cười ngoác trở nên méo xệch, rồi im lặng. Ngay lúc đó, tớ chỉ nghĩ được là: “Đồ dở hơi kia, sao những đứa kia cũng trêu mà mày uýnh mỗi tao?”. Bây giờ, tớ đã hiểu sự im lặng của hồi đấy. Đó là sự ấm ức bị oan xen lẫn với cảm giác có lỗi. Đứa trẻ 13 tuổi là tớ khi ấy lờ mờ hiểu rằng, mình đã làm một điều mà bạn rất không thích, nhưng mình đã không biết, mình chỉ vui quá thôi, toàn bộ con người của bạn ấy chống lại sự không thích đó, và biểu đạt là một cái uýnh.

Định nghĩa 2: Tôn trọng là chấp nhận cảm xúc, mong muốn, quyết định của người khác. Luôn có lý do đằng sau cho những cảm xúc, mong muốn, quyết định đó.

Một buổi trưa năm 16 tuổi, trưa hôm đó là một khoảng sững sờ với hai cô bạn học cấp ba. Một bạn cận 8 độ, mũm mĩm hiền lành, tớ không bao giờ nghĩ rằng có ai đó sẽ hạ cẳng tay lên một người như thế. Bạn còn lại có giọng nói đanh, cao, dáng đi nhấn hai chân, đại khái là "hổ báo", tớ không bao giờ nghĩ rằng có ai đó dám động vào một người như thế. Chuyện xảy ra vào trưa hôm đó đã chứng minh là suy nghĩ của tớ sai lè.

Trưa nóng, xe bus rất đông, bọn học sinh cấp ba (tức bọn tớ) đùa vui rất ồn ào. Chiếc loa phát thanh của xe bus được vặn lên hết công suất để át đi những tiếng ồn ào của tụi mới lớn kia. Tụi mới lớn mở cửa sổ xe bus và lấy giấy bịt cái loa lại để phản ứng với tiếng loa. Rồi xe dừng lại, rất nhanh chỉ trong vài giây, một người đàn ông xông đến bạt tai và chửi hai người bạn của tớ: “Con đĩ”. Người đàn ông đó là người tài xế. Sau đó, chiếc xe lại chuyển bánh, trong xe là một sự im lặng, không ai phát ra bất kì tiếng nào.

Sự im lặng đó là vỏ bọc của sự sợ hãi. Sự sợ hãi ghê gớm thật, nó khiến chúng ta chả thể nhúc nhích. Nó làm cho niềm tin của chúng ta khi không ở trong tình huống, rằng chúng ta có thể chung tay bảo vệ người yếu thế, trở thành không thực tế chút nào. Nhưng tớ đã khám phá một thứ khiến cho chúng ta nhúc nhích được, đó là sự tức giận. Sự khám phá ấy đến khi tớ quay sang nhìn cô bạn cận 8 độ của mình. Tớ đứng ngay cạnh bạn ấy, bạn ấy ngồi trên ghế. Chiếc kính cận đã văng xuống sàn, để lại một vết cắt nhỏ đang rơm rớm máu trên khuôn mặt ngơ ngác của bạn ấy. Lúc đó, tớ chỉ biết là mình đang nổ tung vì giận thôi. Sau này, tớ hiểu rằng, một suy nghĩ lờ mờ đã đến với tớ: sự bạo hành này cũng đã có thể xảy ra với chính tớ. Cơn giận khiến tớ thốt lên những lời mà tớ không hình dung được là mình lại phản ứng như thế: “Mẹ cái thằng lái xe đâu, mày xuống ngay đây, mày đánh người chảy máu rồi”.

Người tài xế xuống, run bần bật. Tớ cũng run bần bật. Hai bên mày tao với nhau. Rồi người tài xế quay lại chỗ để lái chiếc xe theo đúng lộ trình. Rồi bọn tớ vận động mọi người trên xe cùng kí vào bản tường trình những gì đã diễn ra. Mọi người đều đang làm việc mà mỗi bên có thể làm được, theo đúng vị trí của mình.

Câu hỏi lớn 1: Vì sao người bạn "hổ báo" kia lại không có phản ứng gì rõ ràng vậy? Bạn ấy vốn là "thanh niên cứng" cơ mà. Bạn ấy đứng lên duy nhất một lần, chửi cái gì đó, không rõ chửi ai, rồi lại ngồi phịch xuống.

Hơn một tuần sau, người bạn "hổ báo" đưa cho tớ một tờ báo: “Có tin về vụ hôm trước này”. Bản tin ngắn gọn viết đại ý rằng, một sự cố đã xảy ra, người tài xế đã đánh hai học sinh, vì một nhóm học sinh vô ý thức khi đi xe bus. Một phần trong tớ hơi sáng tỏ, câu hỏi lớn ý: Nạn nhân luôn tìm kiếm sự được công nhận bởi công lý. Việc được công nhận hành vi thiếu nhân tính đã xảy ra với họ, bản thân việc đó đã làm nhẹ nhõm tinh thần của họ rồi. Bạn "hổ báo" cầm trên tay bản tin, chứng tỏ bạn ấy quan tâm và có mong muốn được nhẹ nhõm đó. Khi tớ hỏi rằng người ta có xin lỗi bạn ấy không, câu trả lời là không.

Và thế là, tớ lại làm một điều thừa hơi trong mắt nhiều người: gọi điện đến tòa báo, đòi đính chính thông tin và xin lỗi hai học sinh. Câu trả lời tớ nhận được từ chị trực điện thoại là: "Người ta còn có mẹ già, bị nghỉ việc rồi, em còn muốn cái gì nữa? Chị phải đi họp đây". Thực tình thì tớ không tin lắm, vì lời xin lỗi dễ còn không làm, thì sao làm điều khó hơn là một loạt thủ tục hành chính để cho nghỉ việc một người? Khi lớn lên, tớ mới nhận ra rằng, suy nghĩ trên của tớ là để trốn chạy cảm xúc có lỗi vì một phần nào đó trong tớ muốn tớ tin rằng, người tài xế bị nghỉ việc là do tớ (cho dù nghỉ việc có là sự thật hay không).

Câu hỏi lớn 2, trích lời chị tòa soạn: “Em còn muốn cái gì nữa?”.

Hai câu hỏi lớn, cứ thế lắng xuống theo thời gian. Thời gian có thể khiến ta quên đi những gì nhức nhối nhất. Tớ đã từng tin là như vậy.

Định nghĩa 3: Tôn trọng là bảo vệ phẩm giá, sự bình đẳng.

Thời gian và ngành Tâm lý học dẫn tớ đến với một hiểu biết là: Những gì nhức nhối nhất không tự ra đi theo thời gian, chúng sẽ quay trở lại và trở thành các triệu chứng tâm bệnh. Chúng chờ chúng ta nhận biết và trao cho chúng sự tự do. Thời gian không phải là liều thuốc.

Một trưa hè oi ả, tớ là tớ của bây giờ, lỡ một chuyến xe, vào một quán cafe chưa có khách, có mùi đậu đen và cô chủ quán đang ngồi may vá, gọi một ly nước để chờ chuyến kế tiếp. Mọi thứ đều yên ả, tớ bò ra bàn và thiu thiu ngủ, cho đến khi, có tiếng mở cửa và lời nói cười thô lỗ của cánh nam giới, đại loại như câu “Người đẹp ngủ trong rừng”. Tớ trộm nghĩ: “Bỏ mẹ rồi, thôi giả vờ ngủ thêm một chút, nghe chúng nó nói chuyện, dân hổ báo thì mình lựa lúc mà tỉnh ngủ rồi rút, giờ chưa nên phản ứng gì hết”. Nghĩ vậy thôi, chứ cảm xúc thì đang thấy bị đe dọa và thấy tởm.

Họ nói chuyện với nhau và tớ thở phào vì họ là dân trí thức. An toàn rồi, tớ dựng cái lưng lên và nghịch điện thoại. Nhưng không, mình là ai không hẳn là cách người khác nghĩ mình là ai. Một trong số họ bắt đầu mời nước. Tớ chậm rãi bắn con mắt hình viên đạn và nói không, cảm ơn. Lần thứ hai, tiếp tục như vậy. Rồi người trí thức ấy bắt đầu cáu, nói là mời hai lần rồi mà không uống thì không mời nữa. Lúc này tớ cáu lắm, cảm thấy mạch máu phừng phừng hai bên cổ, dồn lên tai. Và cũng chính lúc này, tớ trả lời được câu hỏi lớn số 1 năm xưa: Vì sao người bạn hổ báo không có phản ứng gì rõ ràng vậy?

Ấy là vì, con người chúng ta thường không ý thức trọn vẹn về bản thân mình. Chúng ta nghĩ rằng mình có hình ảnh ổn định về bản thân và đó là toàn bộ con người chúng ta. Nhưng không, đó là một phần tư tri giác về bản thân. Hãy xem minh họa mang tên Cửa sổ Johari phía dưới đây nhé:

{ keywords}
 

Chính vì có những phần thuộc về bản thân mà ta không nhận biết được, nên một số tuyên bố hay phản hồi của người khác về ta sẽ khiến ta cảm thấy băn khoăn: Không biết có đúng là mình như vậy không nhỉ? Sự băn khoăn này sẽ bị đẩy lên thành căng thẳng, giận dữ, mong muốn tự vệ khi mà tuyên bố hay phản hồi đó mâu thuẫn với nhận thức của ta về bản thân mình. Khi tuyên bố hay phản hồi có tính tấn công (bị tấn công thể chất trong trường hợp của bạn "hổ báo", hay bị tấn công bằng lời nói trong trường hợp của tớ), thì sự căng thẳng, giận dữ, mong muốn tự vệ đi kèm với phản ứng tê liệt: Mình biết là mình có giá trị, nhưng tại sao người ta lại đối xử với mình như vậy, hay là thực sự mình có ít giá trị, thôi đúng rồi, mình chỉ như thế thôi.

Cảm giác sống với giá trị bị dán nhãn, và dẫn đến các phản ứng cảm xúc, hành vi theo đúng cái nhãn bị dán là một thực tế của tâm trí. Các bạn có thể tìm đọc một trong những thực nghiệm có sức ảnh hưởng lớn nhất trong ngành Tâm lý học: Thực nghiệm Nhà tù Stanford (1971) của nhà nghiên cứu Zimbardo.

Quay lại với cơn cáu đang bị nhốt trong tớ. Họ có 5 người, tớ chỉ có 1. Trong 5 người đó, tớ nhận được một ánh mắt mà theo cách hiểu của tớ là không muốn hùa vào những lời nói lỗ mãng kia. Khi đó, tớ nhận ra bên cạnh cơn giận của mình, tớ còn có mong muốn được bảo vệ nữa. Thế là, tớ bắt đầu tính kế "úp sọt" cái người thô lỗ nhất và đã "úp sọt" được. Khi người (mà tớ nhận định là) thô lỗ nhất bắt đầu luống cuống tự biện và phải giới thiệu thêm về nền tảng có giá trị, tớ hiểu rằng, anh ta đang xấu hổ và muốn vớt vát lại thể diện. Lúc đó thì tớ chỉ cười cười thôi.

Nhưng thực tình là, sau khi họ đi khỏi, cơn giận vẫn ở trong tớ, ngùn ngụt, tớ tự trách mình là, nói nhẹ nhàng thế không đã, đáng ra phải sỉ nhục bằng mấy câu mỉa mai mà tớ sẵn có trong đầu, cho đến khi lòng tự trọng của anh ta xuống đáy thì thôi. Và chính lúc để cơn giận tự nói với tớ mong muốn trả đũa đó, tớ nhận ra rằng, lòng tự trọng của chính mình bị tổn thương khủng khiếp. Đó cũng chính là lúc cơn giận trong tớ được tự do.

Tớ vẫn phản đối những hành vi thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ của họ, nhưng giờ thì không thấy những người đó đáng ghét. Nhiều khả năng là họ không nhận biết được sự khó chịu mà họ gây ra cho người khác, cũng như tớ hồi 13 tuổi, chỉ biết là mình đang vui thôi, hoặc là bây giờ, đôi khi tớ cũng nói vài điều gì đó khiến người khác khó chịu mà không nhận biết được. Nếu biết được rằng có người đang khó chịu, tổn thương vì điều mình làm, và nếu đủ mong muốn để cứu vãn hình ảnh bản thân thì một cuộc nói chuyện với nhau là cần thiết.

Và bây giờ, câu hỏi lớn số 2 “Em còn muốn cái gì nữa?” đã có lời đáp: Điều tớ muốn không phải là sự trừng phạt hay trả đũa, mà là cảm giác được ghi nhận, lý tưởng là từ hai phía. Một thực tế cũng cần nhận biết rằng, cán cân quyền lực thường làm cho điều này trở nên phức tạp hơn.

Nếu ngày hôm đó, tớ không bị lỡ chuyến xe, rồi thì tớ chọn ngồi quán nước thay vì quán café, hoặc là chọn một quán café gần hơn, thay vì quán café có mùi đậu đen đó, tất cả những điều trên đã không diễn ra, thực tế cũng như hồi tưởng. Và hai câu hỏi lớn cũng sẽ không có lời đáp mới. Chúng ta luôn gặp đúng người, đúng không gian, đúng thời điểm, thể hiện đúng con người mà chúng ta đang chuyển biến.

Đặng Hoàng Ngân (Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội)