Nhận định

NSND Đàm Liên: Hạnh phúc không bắt đầu từ tình yêu

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-03-30 21:38:22 我要评论(0)

Cả một đời đắm đuối với nghệ thuật tuồng,ĐàmLiênHạnhphúckhôngbắtđầutừtìnhyêv league NSND Đàm Liên ghv leaguev league、、

Cả một đời đắm đuối với nghệ thuật tuồng,ĐàmLiênHạnhphúckhôngbắtđầutừtìnhyêv league NSND Đàm Liên ghi dấu ấn trong lòng công chúng với hơn 50 vai diễn. Hầu như không có vai nào giống vai nào, với tất cả các vai diễn bà phải tự tạo cho mình cách diễn phù hợp nhất.

Từ những vai thuộc hàng kinh điển của tuồng chuẩn mực với trình thức nghiêm ngặt cho đến vai diễn đòi hỏi người diễn phải lột tả được hết nội tâm nhân vật. Nhắc tới bà là nhắc tới những vai diễn xuất thần như Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Bà huyện trong Nghêu, sò, ốc, hến; Bà Trưng Trắc trong Trưng nữ vương… và đỉnh cao là Ông già cõng vợ đi xem hội.

{ keywords}
NSND Đàm Liên trong vở Ông già cõng vợ đi xem hội.

Trọn một tình yêu cho tuồng

NSND Đàm Liên sinh ra trong một gia đình nghệ thuật tại tỉnh Phú Yên, mẹ bà, cố nghệ nhân Trần Thị Bẩy, cũng từng là một nghệ nhân tuồng nổi tiếng trong gánh hát của ông Bầu Leo.

Ngay từ nhỏ cô bé Đàm Liên đã đam mê nghệ thuật, nhưng bà đến với Tuồng là một sự tình cờ. Năm 1958, bà cùng thi vào ba chuyên ngành là múa, điện ảnh, và tuồng để thử sức, kết quả thật không ngờ Đàm Liên đã trúng tuyển cả ba chuyên ngành với số điểm khá cao. Nhà hát tuồng đã giữ được bà bởi có giấy gọi trước.

Nhưng NSND Đàm Liên sau này tâm sự, thật tâm khi tới với tuồng bà không thích, gần như cả tuổi thanh xuân tập tuồng bà đều bị 'kiểm điểm' bởi làm cái gì cũng sai, múa sai, vẽ mặt 'đen xì, trắng bệch'. Bà luôn nghĩ trong đầu hay mình chọn nhầm nghề, nên lúc nào bà cũng đứng núi này trông núi nọ, tập tuồng nhưng thấy các bạn học hát học múa ở phòng khác là lại rộn ràng.

Nhưng bà bảo, có lẽ tuồng có duyên từ kiếp trước nên buộc bà phải gắn bó. Cho tới khi không thể chuyển sang lĩnh vực nghệ thuật nào khác, bà mới bắt đầu chấp nhận số phận. Đàm Liên bảo, tính của mình không muốn chịu thua ai, khi đã chấp nhận theo đuổi nghệ thuật tuồng, bà bắt đâu lao vào tập luyện. Hết giờ tập cùng các bạn, bà tự mày mò tập thêm.

Mới học bà cảm thấy rất khó bởi hát được một câu hát tuồng cho hay phải khổ tận can tràng, vắt gan vắt ruột, nhiều khi hát xong cảm giác đứt hơi muốn sỉu. Nhưng lạ thay, càng học, càng ngấm, càng say, bà bắt đầu yêu những điệu Hát Nam, hát khách, bắt đầu yêu những vai diễn với những tính cách dữ dội. Tuồng đã ngấm vào máu thịt của Đàm Liên không sao dứt ra được mà ngày đêm lăn lộn, quên ăn, quên ngủ, say mê tập hát, tập diễn.

Nhờ năng khiếu vốn có cùng với sự say mê học hỏi bà đã diễn rất thành công nhiều vai diễn, đặc biệt là vai Trưng trắc trong vở Tuồng Trưng nữ Vương. Nhờ vai diễn thành công này Đàm Liên may mắn được gặp Bác Hồ và diễn cho Người xem. Nhớ lại những ngày đó bà không khỏi xúc động: ''Bác khen lắm, đến nỗi sau này gặp tôi chú Vũ Kỳ thường gọi đùa cô Trưng Trắc của Bác Hồ''.

Hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật NSND Đàm Liên đã nhận được 7 huy chương vàng, 2 huy chương bạc trong các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. 10 năm liền bà là chiến sĩ thi đua cấp ngành, và cấp quốc gia.

Năm 1996, bà vinh dự được tham gia báo cáo điển hình Phụ nữ ba giỏi toàn quốc. Được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì, Huân chương kháng chiến hạng hai, Huân chương Đào Tấn do tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bình Định trao tặng, Huy chương vì sự nghiệp sân khấu do Hội nghệ sĩ sân khấu trao tặng đợt đầu tiên.

Đặc biệt, bà là một trong số ít các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu cao quý NSƯT đợt đầu tiên (năm 1984) và năm 1992 bà lại được phong tặng danh hiệu NSND. Năm 1992, một vinh dự lớn đến với Đàm Liên là Viện sân khấu công bố kết quả điều tra xã hội học, NSND Đàm Liên là một trong những nghệ sĩ được khán giả yêu thích nhất.

Trong cuốn "Phía sau ánh hào quang”, nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về NSND Đàm Liên: "Nói đến nghệ thuật tuồng, không thể không nhắc đến Đàm Liên. Hình như không phải chị đến với tuồng mà chính loại hình nghệ thuật này đã tự tìm đến với chị, rồi qua chị mà bừng sáng hết những vẻ đẹp quyến rũ mà nó vốn từng có. Mặc dù trước Đàm Liên, chúng ta đã có những tên tuổi lớn với những đóng góp đặc sắc cho sự phát triển của loại hình nghệ thuật dân tộc này. Nhưng với Đàm Liên vẫn có một vị trí rất đặc biệt. Có lẽ vì thế mà bạn bè quốc tế, báo chí trong nước gọi chị là "Nữ hoàng của nghệ thuật tuồng”, "Bà chúa của xứ sở tuồng”.

{ keywords}
Đến với nghệ thuật tuồng không bắt đầu từ tình yêu và cả cuộc hôn nhân với nhạc sĩ Vĩnh An cũng vậy nhưng cuối cùng, NSND Đàm Liên đã nhận được hạnh phúc ngọt ngào.

Tình yêu thầm lặng

NSND Đàm Liên từng chia sẻ với VietNamNet rằng để có được thành công trong nghệ thuật, bà luôn thầm cảm ơn người chồng đã đồng hành đi qua ngọt bùi, cay đắng gần 30 năm. Với Đàm Liên, nhạc sĩ Vĩnh An không chỉ là người chồng, người anh mà còn là người bắc từng nấc thang cho bà bước tới đỉnh vinh quang của nghệ thuật. Nhưng lúc đến với ông, bà không ấn tượng và phải một năm sau khi chung sống, bà mới cảm nhận và yêu ông. 

Ông dạy bà làm thơ, viết văn, làm khán giả đóng góp những ý kiến chân tình cho từng vai diễn. Ông còn phổ bài thơ Cô gái sông Hương của Tố Hữu theo điệu hát tuồng để Đàm Liên diễn mà khi nghe xong tác giả bài thơ phải rưng rưng nước mắt thốt lên: "Hay quá! Tôi cảm ơn Đàm Liên". Rồi nhiều bài thơ khác cũng được nhạc sĩ Vĩnh An phổ để Đàm Liên diễn theo điệu hát tuồng.

Nhắc đến chồng, Đàm Liên tự nhận mình nợ ông quá nhiều. Bà từng kể, ông hơn bà 20 tuổi, quen nhau từ những ngày bà đi lưu diễn ở miền Trung, lúc đó ông là Trưởng đoàn Văn công Quân khu IV. Trong những ngày lưu diễn ấy, ông là người luôn đứng sau cổ vũ, đợi bà diễn xong tặng những đóa hoa rừng. Không mấy ấn tượng nhưng bỗng một ngày bà thấy ông xuất hiện và thông báo chuyển về Hà Nội làm, khiến bà quá đỗi bất ngờ. Đương thời người đời vẫn truyền nhau câu hát: "Nực cười nhạc sĩ Vĩnh An, bỏ ra Hà Nội vì nàng Đàm Liên” là như thế.

Ông đã chinh phục được "sầu nữ tình yêu” bởi chính sự chân thành, mộc mạc đó. Sau này, ông vẫn luôn là người đứng bên cạnh động viên vợ trên con đường hoạt động nghệ thuật. Một điều làm bà thấy ân hận là lúc biết trân trọng và dành hết tình yêu thì ông lại ra đi.

Ngân An

NSND Đàm Liên - 'bà chúa sân khấu Tuồng' qua đời

NSND Đàm Liên - 'bà chúa sân khấu Tuồng' qua đời

NSND Đàm Liên qua đời ngày 25/4 tại Hà Nội hưởng thọ 78 tuổi.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Trong ít nhất 10 năm tới, Bill Gates vẫn muốn làm việc với cường độ như hiện tại nếu sức khỏe cho phép. "Hy vọng là tôi có thể làm 20-30 năm nữa", ông nói.

Người đồng sáng lập Microsoft nói rằng ông còn muốn làm nhiều việc. Ông hiện là cố vấn công nghệ cho Microsoft và dành phần lớn thời gian hỗ trợ giải quyết các vấn đề toàn cầu như đói nghèo, biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục...

"Giờ đây, tôi định nghĩa thành công của mình là cứu giúp được bao nhiêu người nhờ chia sẻ những sai lầm của bản thân, những thành công của mình, cũng như hỗ trợ nguồn lực chống lại bệnh dịch và biến đổi khí hậu", tỷ phú Bill Gates nhấn mạnh.

Theo nhà sáng lập Microsoft, thành công với những tỷ phú như ông thường không phải là có bao nhiêu tiền trong tài khoản mà là xây dựng được gì cho xã hội, để lại di sản gì cho thế giới và đặc biệt là cứu giúp được bao nhiêu người.

"Quỹ Bill & Melinda Gates sẽ tròn 25 tuổi vào năm tới. Chúng ta vẫn chưa chấm dứt được bệnh bại liệt và sốt rét. Tôi thực sự muốn làm những điều này. Chúng tôi muốn giảm một nửa tỷ lệ tử vong ở trẻ em", ông nói.

Sở hữu khối tài sản khủng, Bill Gates vẫn muốn làm việc 20-30 năm nữa - 1

Tỷ phú Bill Gates sẽ quyên góp làm từ thiện dần phần lớn khối tài sản này trong 20 năm nữa (Ảnh: Business Insider).

Dù vậy, tỷ phú cũng khẳng định sự bận rộn hiện tại của ông còn kém xa thời kỳ khởi nghiệp.

"Hồi 20 tuổi, tôi không có cuối tuần và kỳ nghỉ. Tôi luôn thúc ép bản thân", ông nhớ lại. Khi đó, Bill Gates cũng kỳ vọng nhân viên của mình có thái độ làm việc tương tự. Tôi thậm chí nhớ biển số xe của nhân viên để biết họ đi làm và ra về lúc nào", Bill Gates chia sẻ với BBC năm 2016.

Giờ đây khi nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp, Bill Gates lại khuyên nhủ rằng họ nên có một cuộc sống cân bằng giữa sự nghiệp và những ưu tiên khác của bản thân.

"Tôi không còn làm việc quá sức như trước đây nữa. Vào thời điểm ngoài 20 tuổi, tôi chẳng tin vào việc nghỉ ngơi cuối tuần hay nghỉ phép du lịch. Thế nhưng đó lại là vấn đề khi tôi ép bản thân quá nhiều", ông nói.

Ở tuổi 68, Bill Gates định nghĩa thành công bằng câu hỏi: "Tôi đã đóng góp được gì cho xã hội?". Dù có khối tài sản khổng lồ nhưng nhà sáng lập Microsoft cho biết sẽ quyên góp làm từ thiện dần phần lớn khối tài sản này trong 20 năm nữa.

Sở hữu khối tài sản "khủng" nhưng Bill Gates lại lựa chọn lối sống tiết kiệm, hạn chế mua sắm những món đồ xa xỉ. Vị tỷ phú vẫn dùng một chiếc đồng hồ Casio có giá chỉ khoảng 70 USD (khoảng 1,7 triệu đồng). Ông thường xuyên xuất hiện cùng chiếc đồng hồ Casio đơn giản này.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội Reddit, Bill Gates chia sẻ rằng ông không tiêu quá nhiều tiền cho quần áo hay trang sức.

Khi xuất hiện trước công chúng, ông thường trong trang phục sơ mi cùng áo len khoác ngoài đơn giản. Trong các sự kiện đặc biệt quan trọng, chiếc áo len đặc trưng sẽ được thay bằng áo vest.

" alt="Sở hữu khối tài sản khủng, Bill Gates vẫn muốn làm việc 20" width="90" height="59"/>

Sở hữu khối tài sản khủng, Bill Gates vẫn muốn làm việc 20